Bài 24: Kể lại câu chuyện “Hũ bạc người cha”

  • Bài 24: Kể lại câu chuyện “Hũ bạc người cha” trang 1
Bài 24
Kể lại cáu chuyện ”Hũ bạc của người cha"
Bài làm
Sáp xếp lại các tranh sau theo đúng thứ tự trong câu chuyện Hũ bạc của người cha.
Tranh số 3: xếp thứ nhất
Tranh số 5: xếp thứ hai
Tranh số 4: xếp thử ba
Tranh số 1: xếp thứ tư
Tranh số 2: xếp thử năm
Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng, dành dụm. Lúc về già, ông đã để dành được một hũ bạc. Nhưng ông rất buồn vì cậu con trai vô cùng lười biếng, ngại đá chân động tay đến bất cứ một việc gì.
Một hôm, ông bảo người con:
Cha muốn trước khi nhắm mắt cha thấy con kiếm nổi bát cơm ăn. Con hãy đi làm và mang tiền về đây!
Bà mẹ thương con vất vả, đã dúi cho con một ít tiền. Sẵn tiền rủng rỉnh trong túi, anh ta đi chơi vài ngày, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Ông lão liền vứt ngay nắm tiền xuống ao, nghiêm giọng nói: “Đây không phải tiền do mồ hôi con làm ra”.
Người con tái mặt, lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho con một ít tiền ăn đường. Anh ta đi hết làng này đến thôn nọ, cuối cùng xin được việc xay thóc thuê. Cứ xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh ta chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng làm cật lực, anh dành dụm được chín mươi bát gạo, bán lấy tiền trở về nhà.
Hôm đó, người cha đang ngồi bên bếp lửa. Cẩm lấy số tiền người con vừa đưa, ông liền vứt tất cả vào lửa. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt:
Đúng là tiền con đã tự làm ra. Con ạ, có làm lụng vất vả thì người ta mới quý đồng tiền.
Ông cùng bà lão hì hục đào hũ bạc lên, đưa cho con và bảo:
Nếu con lười biếng, dù cha mẹ có cho con một trăm hũ bạc cũng không đủ, sẽ như gió vào nhà trống mà thôi. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là hai bàn tay con.
Lê Hoài Ân, 3A
Trường Tiểu học Lệ Thuỷ - Quảng Bình