Bài 67: Kể về một lễ hội mà em biết: Hội chiếu làng Hới (Thái Bình)

  • Bài 67: Kể về một lễ hội mà em biết: Hội chiếu làng Hới (Thái Bình) trang 1
  • Bài 67: Kể về một lễ hội mà em biết: Hội chiếu làng Hới (Thái Bình) trang 2
Bài 67
Kế về một lễ hội mà em biết
Bài đoc tham kháo
Hội chiếu làng Hới (Thái Bình)
Hới gọi là Hải Hồ, nay thuộc Hải Triều, Tân Lễ, Hưng Hà. Hội chiếu làng Hới được tổ chức nhằm kỷ niệm Trạng Chiếu, tức Phạm Đôn Lễ, người có công làm nghề chiếu ở đây phát triển.
Nghi lễ đầu tiên không thể thiếu của hội chiếu làng Hải Triều là rước kiệu Trạng Chiếu. Ngay sáng sớm, trai gái làng Hới lộng lẫy trong trang phục ngày hội nô nức giữa rừng cờ quạt, tàn lọng để rước kiệu quan trạng. Đám rước uy nghiêm, vàng son rực rỡ. Với lòng cảm phục, tôn kính, biết ơn người có công cải tiến kỹ thuật giúp cho nghề dệt chiếu ở làng Hới tồn tại và phát triển đến ngày nay, cả làng, cả xã, cả tổng... đều nô nức kéo về dự hội chiếu làng Hới.
Sau nghi lễ rước kiệu là hoạt động thi chiếu và thi dệt chiếu. Theo sự hướng dẫn của ban tổ chức hội, ở ngoài chợ từ rất sớm, chiếu đã được bày la liệt. Người xem thấy có rất nhiều loại chiếu: chiếu cải, chiếu đậu, chiếu đót, chiếu trơn, chiếu kẻ sọc màu, chiếu in hoa, chiếu cạp điều, chiếu sợi xe...với nhiều kích thước khác nhau. Thợ chiếu làng Hới dệt được cả chiếu cải hoa hình rồng phượng. Người đi hội thực sự bị cuốn hút bởi màu sắc, hình hài trang trí trên chiếu, bởi mùi thơm ngan ngát dễ chịu của cói mới, và đặc biệt khâm phục trước trí tuệ, tài hoa của người dân làng chiếu. Kết thúc hội thi, làng nào, giáp nào trong tổng có lá chiếu đẹp nhất sẽ được thưởng tiền hay một hiện vật nào đó. Điều quan trọng hơn đối với làng, giáp được nhận thưởng là ở niềm tin năm ấy họ sẽ làm ãn phát đạt. Sau hội thi, người dự hội sẽ được mua chiếu rẻ để cầu may.
Vui và náo nhiệt hơn trong ngày hội ở Hải Triều là phần thi dệt chiếu. Kỹ thuật dệt chiếu ở Hải Triều có thể chia làm hai công đoạn. Công đoạn 1: Bàn dệt đứng, không có ngựa đỡ. Sau khi được Phạm Đôn Lễ truyền bí quyết kỹ thuật dệt chiếu ở Trung Quốc nên kỹ thuật dệt chiếu ở đây tiến bộ dần lên. Công đoạn 2: Bàn dệt nằm có ngựa đỡ sợi, làm cho sợi đay căng, người trao gon nhanh hơn, sợi đan đều hơn, chiếu dệt đẹp hơn.
Để chuẩn bị cho cuộc thi, ngay từ ngày mùng 5 Tết, từng giáp chọn các tay thợ giỏi chuẩn bị thi tài, phần lớn là các cô gái xinh đẹp, khéo tay hay làm trong thôn, trong giáp. Trên sân đền và các khu vực xung quanh, ban tổ chức hội chia cho mỗi làng, mỗi giáp một vị trí nhất định; các giáp chuẩn bị dàn dệt và mắc sợi từ trước.
Đề bài thi thường là dệt chiếu hoa có hoạ tiết trang trí phức tạp, và phải đảm bảo trong một thời gian nhất định.
Trên mỗi dàn dệt, hai thí sinh đã trong tư thế sẵn sàng, làm người xem càng hồi hộp. Hồi trống hiệu vừa dứt, các tay thợ thoăn thoắt trao gon, dập go... Từng tấc chiếu nối dài thêm trong tiếng trống đổ dồn cùng tiếng cổ vũ của hàng ngàn người dự hội. Cái âm thanh ấy sẽ kéo dài vô tận nếu không có hồi trống báo giờ nộp bài. Trong tiếng vỗ tay vang dậy của cả tổng Thanh Triều, Ban giám khảo trao giải thưởng cho cặp thợ có lá chiếu đẹp nhất.
(Theo cuốn Lễ hội trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam
- NXB Văn hoá Thông tin, 2004)