Bài 31: Kể lại truyện "Chàng trai làng Phù Ủng"

  • Bài 31: Kể lại truyện
  • Bài 31: Kể lại truyện
Bài 31
Kể lại truyện "Chàng trai làng Phù ủng"
Về thời Trần, nước ta đứng trước hoạ xâm lãng nước sôi lửa bỏng. Vua Mông Cổ liên tiếp sai sứ sang đòi ngọc lụa, vơ vét vàng bạc để thoả lòng tham không cùng. Lòng dân sục sôi căm giận.
Thuở ấy, ở làng Phù ủng có chàng trai mồ côi bố, ở với mẹ già, tên là Phạm Ngũ Lão. Chàng có sức khoẻ và võ nghệ phi thường, thông làu binh pháp, có tài mưu lược và giàu chí khí, khao khát trả nợ công danh.
Một hôm, Phạm Ngũ Lão đang ngồi đan sọt dưới gốc đa cạnh đường làng thì có hàng ngàn hàng vạn binh mã rầm rập kéo qua làng, tiến về kinh thành Thăng Long. Gươm giáo sáng ngời, tinh kì phấp phới, tiếng trống, tiếng ngựa hí, voi gầm rền vang cả một góc trời.
Thê' nhưng, chàng trai làng Phù úng vẫn mải mê đan sọt, chẳng hề biết gì. Trước tiếng hô, tiếng thét của đội lính đi tiên phong dẹp đường, chàng cũng không nhúc nhích. Một người lính đã đâm giáo nhọn vào đùi, máu chảy ra, chàng trai đan sọt vẫn ngồi im bất động. Chuyện lạ làm náo động cả đoàn quàn.
Đại Vương Trần Quốc Tuấn ngạc nhiên cho dẫn chàng trai đến trước kiệu để hỏi. Cặp mắt sáng ngời, tướng mạo phi thường của chàng trai chân đất áo vải đã làm cho vị Đại Vương rất có cảm tình. Vương hỏi:
Tại sao quân quan rầm rộ trẩy kinh mà nhà ngươi không chịu dẹp đường? Sao bị giáo đâm vào đùi mà vẫn ngồi yên?
Thưa Đại Vương, kẻ quê mùa này đang mất ăn mất ngủ trước cơn nguy biến của sơn hà. Chỉ muốn đem võ nghệ, chí làm trai để đánh giặc, đền ơn vua, trả nợ nước...
Vương mừng lắm, hỏi về gia cảnh, về học vấn, hỏi về côn quyền, cung kiếm, hỏi về binh pháp binh thư... Vương hỏi đến đâu, chàng trai áo vải trả lời thông thuộc đến đó. Vương mừng thầm, biết là đã gặp được một tài trai lỗi lạc.
Sau khi sai quan thái y rịt thuốc, Vương đưa chàng trai làng Phù ủng về Thăng Long. Phạm Ngũ Lão sớm trở thành một võ tướng tài ba trăm trận trăm thắng, lập nên bao chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến lần thứ hai và lần thứ ba đánh bại quân xâm lược Mông cổ.
Ngày nay, tại đền Kiếp Bạc thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, phía dưới bên phải tượng Đức Thánh Trần, khách thập phương còn nhìn thấy tượng Phạm Ngũ Lão sơn son thiếp vàng trong dáng vẻ uy nghiêm, tráng lệ.
Nguyễn Đức Nghĩa, 3A
Trường Tiểu học cẩm Giàng - Hải Dương