Bài 52: Kể lại câu chuyện “Quả táo”; tập dùng phép nhân hoá để lời kể được sinh động

  • Bài 52: Kể lại câu chuyện “Quả táo”; tập dùng phép nhân hoá để lời kể được sinh động trang 1
  • Bài 52: Kể lại câu chuyện “Quả táo”; tập dùng phép nhân hoá để lời kể được sinh động trang 2
Bài 52
Kể lại câu chuyên “Quả táo”;
tập dùng phép nhăn hoá đê lòi kể được sinh động
Bài làm
Quả táo
Có một hôm, tôi vào rừng dạo chơi và hái hoa. Chợt nhìn lên ngọn cây, tôi thấy có một quả táo rất to. Một quả táo chín. Cao quá, nhìn mà thèm. Vừa lúc đó có một anh quạ bay đến. Anh đu mình và cất tiếng hát: "Cờ-roa! Cờ-roa!". Mừng quá, tôi ngước mắt nhìn lên, rồi cất tiếng gọi:
Anh Quạ ơi! Anh hái hộ em quả táo!
Anh nhẹ nhàng bay tới cành táo, khéo léo dùng mỏ hái. Quả táo rất nặng và rơi xuống. Tôi sung sướng reo lên. Bất chợt, một chị Nhím từ trong lùm cây nhảy ào tới, nhặt lấy quả táo. Nhím ngửi lấy ngửi để, reo lên:
Ta nhặt được quả táo. Thơm ơi là thơm!
Tôi chạy xô đến, kêu lên:
Chị Nhím, trả tôi quả táo.
Thế là một cuộc cãi vã nổ ra làm ồn ào cả khu rừng. Tôi nói:
Quả táo này là của tôi. Chính tôi nhìn thấy.
Quạ lên tiếng:
Quả táo ấy do tôi hái.
Chị Nhím đáo đề lắm, tay nắm chặt lấy quả táo và tuyên bố:
Quả táo này là của tôi, tôi đã bắt được quả táo từ trên trời rơi xuống.
Chẳng ai chịu ai. Vừa lúc đó, một bác gấu đường bệ xuất hiện, ung dung đi
tới. Bác nhẹ nhàng và nghiêm trang nói:
Các cháu cãi nhau chuyện gì mà ầm ĩ thế? Phải, trái thế nào nói bác nghe.
Sau khi nghe chúng tôi trình bày, bác Gấu cười và ôn tồn nói:
Cả ba cháu đều có công cả. Cháu Thỏ thì nhìn thấy, cháu Quạ thì có công hái, cháu Nhím thì lại nhặt được. Ta chia ra ba phần đều nhau. Mỗi cháu một phần, thế là công bằng nhé!
Trước khi ung dung đi vào rừng sâu, bác còn ngoái cổ lại căn dặn:
Biết ứng xử công bằng mới có hạnh phúc. Công bằng là đạo lí làm người đấy các cháu ạ...
Hoàng Công Kỳ, 3A
Trường Tiểu học Hoàng Diệu - Quảng Nam