Bài 47: Kể về một lễ hội lịch sử văn hoá mà em biết: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử

  • Bài 47: Kể về một lễ hội lịch sử văn hoá mà em biết: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử trang 1
  • Bài 47: Kể về một lễ hội lịch sử văn hoá mà em biết: Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử trang 2
Bài 47
Kể về một lễ hội lịch sử văn hoá mà em biết
Bài làm
Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
Về đời Hùng Vương thứ mười tám, ở làng Chử Xá, ven sông Hồng có hai cha con Chử Đồng Tử làm nghề mò cua bắt cá kiếm sống. Quá nghèo khổ, hai cha con chỉ có chung một chiếc khố.
Lúc hấp hối, người cha dặn con: "Cha có mệnh hệ nào thì con cứ táng trần cha. Còn cái khô' thì con giữ lại". Người cha qua đời, Chử Đồng Tử lấy khố liệm cha rồi mới chôn cất.
Cuộc sống Chử Đồng Tử ngày một thêm khó khăn. Có một hôm đang hl hụp bắt cá trên sông, Chử Đồng Tử nhìn thấy một chiếc thuyền to lướt sóng chạy tới. Trên thuyền có nhiều quân quan, nhiều thị nữ, đó là thuyền của công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng đi du ngoạn. Chử Đồng Tử vô cùng hoảng sợ chạy lên bờ vùi thân mình xuống bãi cát, sau một lùm cây. Trời nắng, lại nhìn thấy phong cảnh đẹp, Tiên Dung sai thị tì vây màn bát tiên lên bãi cát để tắm. Chỉ một lát sau, nước dội cát trôi, Tiên Dung bỗng nhìn thấy một chàng trai vạm vỡ hiện lên... Công chúa tin là do Trời sắp đặt, bèn sai người lấy áo quần cho chàng. Tiên Dung bày tiệc ăn mừng và kết duyên với Chử Đồng Tử. Bãi cát đó gọi là bãi Tự Nhiên.
Vợ chồng Chử Đồng Tử không về kinh đô mà đưa thuyền ra vùng hải đảo tìm thầy học đạo, đi khắp nơi dạy dân trồng lúa, chăn tằm, dệt tơ lụa, buôn bán. Sau đó, cả hai vợ chồng bay lên trời. Tuy nhiên, mỗi khi đất nước ta bị giặc xâm lấn bờ cõi, Chử Đồng Tử lại hiển linh giúp dân cứu nước.
Làng Chử Xá, bãi Tự Nhiên, đền thờ Chử Đồng Tử ở bên bờ sông Hồng, thuộc tỉnh Hưng Yên ngày nay là những dấu tích thiêng liêng còn lại. Lễ hội Chử Đồng Tử là một lễ hội lớn vào đầu xuân hàng năm. Hàng vạn người đã về dự lễ hội để tưởng nhớ ông.
Nguyễn Xuân Giang, 3A
Trường Tiểu học Yên Nhân - Hưng Yên