Soạn Văn 8: Bài toán dân số

  • Bài toán dân số trang 1
  • Bài toán dân số trang 2
  • Bài toán dân số trang 3
  • Bài toán dân số trang 4
Bài 13
Bài toán dân số
Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
BÀI TOÁN DÂN SỐ
I. KIẾN THỨC Cơ BẢN
Đất đai không sinh thêm, con người lại ngày càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm
hại chính mình. Từ câu chuyện một bài toán cổ cấp số nhân, tác giả đã đưa ra các con sô buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở các nước chậm phát triển.
II. HƯỚNG DẪN ĐỌC - HlỂU VĂN BẢN
Câu 1. Xác định bô cục của văn bản, nêu nội dung chính của mỗi phần, riêng về phần thân bài, hãy chỉ ra các ỷ lớn.
Văn bản được chia làm ba phần:
+ Phần một: (từ đầu đến sáng mắt ra): Bài toán dân số được đặt ra từ thời Cổ đại.
+ Phần hai (tiếp đến ô thứ 31 của bàn cờ): Sự gia tăng khủng khiếp của dân số.
Phần này gồm có 3 ý:
Ý 1 (từ Đó là câu đến biết nhường nào): Câu chuyện về việc kén rể của một nhà thông thái.
Ý 2 (từ bây giờ đến không quá 5%): Sự phát triển của dân sô" thế giới.
Ý 3 (từ trong thực tế đến 31 của bàn cờ): Tỉ lệ sinh con của phụ nữ Á và châu Phi.
+ Phần 3 (còn lại): Lời kêu gọi hạn chế tăng dân sô".
Câu 2. Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này
là gì? Điều gì đã làm cho tác giả “sáng mắt ra”?
. + Vấn đề chính mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là sự
gia tăng dân sô" trên thê" giới với tô"c độ chóng mặt, loài người cần phải làm một việc gì đó để quyết định sự tồn tại của mình.
+ Điều làm cho tác giả “sáng mắt” là sự gia tăng dân số trong thời hiện đại nó đã được đặt ra từ ý'nghĩa của một bài toán thời cổ đại.
Câu 3. Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có vai trò ý nghĩa
như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới?
+ Câu chuyện kén rể của nhà thông thái mà tác giả trình bày là câu chuyện về cấp sô" nhân của sô" thóc trên bàn cờ. Câu chuyện đã có nhiều người biết, nhưng liên tưởng nó với sự tăng trưởng của dân sô" là một sự liên tưởng bất ngờ, thú vị, giàu sức thuyết phục.
+ Với sự so sánh độc đáo này, tác giả đã giúp cho người đọc hình dung một cách cụ thể về sự gia tăng ngày càng cao của dân số thế giới từ hai hạt thóc (hai người) đến phủ kín cả bề mặt trái đất khiến cho người đọc phải giật, mình kinh sợ.
Câu 4. Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước ở châu Ả và châu Phỉ em có thể rút ra kết luận gì?
+ Việc đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ ở một số nước ở châu Á và châu Phi tác giả báo động rằng tiềm lực sinh con ở phụ nữ các nước này là vô cùng mạnh, dân số thế giới đang dần đi tới chỗ vượt ra khỏi tậm kiểm soát của con người.
+ Các nước: An-Độ, Nê-pan, Ru-an-đa, Tan-za-ni-a có tỉ lệ gia tăng dân số mạnh, đều là những nước nghèo, ảnh hưởng đến tương lai của dân tộc và nhân loại.
+ Sự phát triển xã hội càng cao các nước tiên tiến thì tỉ lệ gia tăng dân số thấp (Anh, Pháp, Mĩ...). Ngược lại, ở các nước càng chậm phát triển thì sự gia tăng dân số lại càng cao.
Câu 5. Văn bản này đem lại cho em những hiểu biết gì?
Văn bản này đưa đến cho chúng ta hiểu biết về tình hình gia tăng dân số ở trên thế giới và ở Việt Nam, để từ đó chúng ta có hành động thiết thực.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số?
+ Con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số là nâng cao dân trí.	'
+ Bởi vì, “Giáo dục tức là giải phóng mở cánh cửa dần đến hòa bình công bằng và công lí”. Tất cả trẻ em, tất cả phụ nữ phải được đến trường, dân trí sẽ giúp họ nhận thức được con đường cần đi; “hạn chế sinh đẻ tối đa” để mang lại cuộc sông hạnh phúc cho đứa con, cho bản thân và gia đình.
Câu 2. Hãy nêu các lí do chính để trả lời câu hỏi: Vì sao sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhăn loại, nhất là dối với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu?
Sự gia tăng dân sô" có tầm quan trọng to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đốì với các dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu là vì:
+ Dân số’ phát triển kèm theo sự thiếu thôn về kinh tế dẫn tới đói nghèo.
+ Gia đình đông con ít có điều kiện chăm sóc, dạy dỗ chu đáo dẫn tới sự thất học kém hiểu biết, càng kém hiểu biết dân số càng phát triển.
+ Sinh đẻ nhiều dẫn tới ảnh hưởng sức khỏe của người mẹ, của thai nhi, tỉ lệ sinh đẻ nhiều dẫn tới ảnh hưởng sức khỏe của người mẹ, của thai nhi, tỉ lệ bệnh tật và ảnh hưởng chất lượng sống.
+ Đất chật, người đông điều đó sẽ dẫn đến sự hủy diệt của toàn nhân loại.
Câu 3. So sánh số liệu:
+ Dân sô” trên thế giới mỗi năm tăng thêm 77.258.877 người, từ 2000 đến 2003 thời gian 3 năm dân sô' sẽ tăng:
77.258.877 X 3 (năm) = 231.776.621 người.
+ Như vậy gấp khoảng 3 lần dân số Việt Nam hiện nay.
TƯ LIỆU THAM KHAO
Cách nêu số liệu của tác giả còn toát lên một vấn đề khác không kém phần quan trọng là sự phát triển dân số vừa nhanh, vừa mất cân đối do tỉ lệ sinh nhiều con của phụ nữ các nước chậm phát triển ở châu Phi và châu Á sẽ ảnh hưởng đến tương laí của dân tộc và nhân loại. Logic của vấn đề là ở chỗ dân số và sự phát triển của đời sống xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau. Dân số các nước châu Phi, châu Á bùng nổ đi kèm với nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế kém phát triển, văn hóa giáo dục không được nâng cao. Ngược lại, khi kinh tế, văn hóa, giáo dục kém phát triển, dân trí đã thấp lại càng thấp thì không thể không chế được sự bùng nổ và gia tăng dân số. Chỉ khi nào dân trí được nâng cao, kinh tế, văn hóa, giáo dục phát triển, người dân - nhất là phụ nữ - mới tự giác hạn chế sinh đẻ, làm giảm sự bùng nổ và gia tăng dân số. Đó chính là đáp án của “Bài toán dân số.”
' (Nguyễn Mai Hoa, Đinh Quang Sáng)