Soạn Văn 8: Câu ghép (tiếp theo)

  • Câu ghép (tiếp theo) trang 1
  • Câu ghép (tiếp theo) trang 2
  • Câu ghép (tiếp theo) trang 3
  • Câu ghép (tiếp theo) trang 4
CÂU GHÉP (tiếp theo)
KIẾN THỨC cơ BẢN
Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Những quan hệ thường gặp là: quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện (giả thiết), quan hệ tương phản, quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ tiếp nối, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích.
Mối quan hẹ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU CÂU HỎI PHAN bài học
“Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước đến nay là cao quý là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.”
(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
+ Quan hệ giữa các vế trong câu ghép: quan hệ nhân quả.
+ Vế một là kết quả các vế sau là nguyên nhân.
+ Từ nối bởi vì, vế một: ý kết quả, vế hai: ý nguyên nhân.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong những câu ghép dưới đây và cho biết mỗi vế biểu thị ý nghĩa gì trong mối quan hệ ấy.
“Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.”
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
+ Quan hệ ý nghĩa giữa các vế: quan hệ nhân quả.
+ Từ nối: vì
■	+ Vế một biểu thị kết quả: cảnh vật thay đổi. vế hai nêu ý
nguyên nhân: lòng tôi thay đổi.
“Nếu trong pho lịch sử loài người xóa các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sề đến mức nào!”
(Hoài Thanh, Ỷ nghĩa văn chương)
+ Quan hệ ý nghĩa: quan hệ điều kiện (giả thiết) - hệ quả
+ Vế một nêu giả thiết, vế hai nêu kết quả của giả thiết
ị	1
Xóa đi các thi nhân	cảnh tượng nghèo nàn
Xóa đi dấu vết trong tâm linh
“Như vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ; chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chăn, mà vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão; chẳng những tông miếu của ta sẽ được muôn đời tế lễ, mà tổ tông các ngươi cũng được thờ cúng quanh nặm; chẳng những thân ta kiếp này đắc chí, mà đến các ngươi trăm năm về sau tiếng vẫn lưu truyền; chẳng những danh hiệu ta không bị mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu thơm.”
(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)
+ Quan hệ ý nghĩa giữa các vế: (quan hệ qua lại) quan hệ đồng thời.
+ Vế một nêu quyền lợi mà chủ tướng (ta), vế hai nêu ý quyền lợi của các tướng sĩ (các ngươi) cùng gắn bó trên mọi lĩnh vực.
“Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.”
(Nguyễn Đình Thi)
Quan hệ ý nghía giữa các vế: quan hệ tương phản.
+ Vế một nêu sự lạnh giá của mùa đông, vế thứ hai nêu sự khẳng định bước tiến của mùa xuân.
“Hai người giằng co nhau, đu đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau [...]. Kết cục, anh chàng “hậu cần ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.”
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
+ Quan hệ ý nghĩa giữa các vế: quan hệ thăng tiến.
+ Vế hai ý: mạnh hơn ý vế một.
giằng co -> đu đẩy -> buông gậy -> vật nhau
yếu hơn -> ngã nhào
Câu 2. Đọc các đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi.
“Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời (1) Trời xanh thẳm biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch (2) Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương (3) Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề (4) Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ (5).”
(Theo Vũ Tú Nam, Biển đẹp)
+ Các câu: 2, 3, 4, 5 là câu ghép.
+ Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong các câu ghép 2, 3, 4, 5 là quan hệ: nhân quả: Sự thay đổi của sắc trời dẫn đến sự thay đổi của màu nước.
+ Vế một nêu lên sự thay đổi của sắc trời (nguyên nhân), vế hai nêu sự thay đổi của màu nước biển (kết quả).
“Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại (1). Buổi sớm, mặt trời lên cột buồm, sương tan, trời mới quang (2) Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển (3)”.
(Thi Sảnh)
+. Các câu 2, 3 là câu ghép.
+ Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép: quan hệ đồng thời.
+ Vế một nêu sự thay đổi của sự vật này - vế hai nêu sự thay đổi của sự vật khá tương ứng.
+ Ta không thể tách các vế thành những câu đơn bởi vì có những cặp từ hô ứng mái...uừa...đã
Câu 3. Trong đoạn trích dưới đây có hai câu ghép rất dài. Xét về mặt lập luận, có thể tách mỗi vế của những câu ghép ấy thành một câu đơn không? Vì sao? Xét về giá trị biểu hiện, những câu ghép dài như vậy có tác dụng như thế nào trong việc miêu tả lời lẽ của nhân vật (lão Hạc)?
Xét về mặt lập luận ta vẫn có thể tách mỗi vế của những câu ghép ấy thành một câu đơh. Vì mỗi vế như vậy đã tương đốì trọn vẹn về nội dung biểu đạt.
Xét về mặt biểu hiện những câu ghép dài như vậy có tác dụng:
+ Diễn tả được tâm trạng băn khoăn, trăn trở nhiều lo nghĩ của nhân vật.
+ Phù hợp với cách nói của người già, thường hay nói dài.
+ Thể hiện tính cẩn thận, chu đáo, lo trước nghĩ sau của lão Hạc. Câu 4. Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi.
“Chị Dậu càng tỏ ra bộ đau đớn:
Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u thì con đi ngay bây giờ cho u. Nếu con chưa đi, cụ Nghị chưa giao tiền cho, u chưa có tiền nộp SƯU thì không khéo thầy con sẽ chết ở đình, chứ không sông được. Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u thì con đi ngay bây giờ cho u.”
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ giả thiết - hệ quả. Không nên tách mỗi vế câu ghép thành một câu đơn vì:
+ Ý hai vế này liên kết với nhau chặt chẽ, tách mỗi vế ý chưa trọn vẹn.
+ Có cặp quan hệ từ hô ứng: Nếu...thi
Nếu ta tách mỗi vế của câu ghép 1 và 3 thành những câu đơn thì lời nói của nhân vật trở nên rời rạc, không thể hiểu được sự khẩn thiết, khắc khoải trong lời nói và hành động của nhân vật.