Soạn Văn 8: Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt

  • Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt trang 1
  • Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt trang 2
  • Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt trang 3
  • Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt trang 4
  • Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt trang 5
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. TỪ VựNG
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng vì phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ khác.
Ví dụ: Từ y phục là từ có nghĩa rộng vì phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của các từ: quần, áo. Từ động vật rộng hơn nghĩa các từ: thủ, chim, cá. Từ thú rộng hơn nghĩa các từ: voi, hổ, báo,...
Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với từ ngữ này, đồng thời lại có nghĩa hẹp đôi với một từ ngữ khác.
Ví dụ: Từ súng có nghĩa rộng so với các từ: súng lục, súng trường, súng dại bác,... nhưng lại có nghĩa hẹp so với từ vũ khí.
Trường từ vựng
Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. Ví dụ: trường từ vựng dụng cụ dánh cá là tập hợp các từ: lưới, nơm, câu, vó,...
Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
Ví dụ: Trường từ vựng mắt có những trường từ vựng nhỏ sau đây:
Bộ phận của mắt: lòng đen, lòng trắng, con ngươi.
+ Đặc điểm của mắt: dờ dẫn-, tinh anh, lờ đờ,...
+ Cảm giác của mắt: chói, quáng, hoa, cộm,...
+ Bệnh về mắt: quáng gà, thong manh, cận thị, viễn thị,...
+ Hoạt động của mắt: nhìn, trông, liếc, dòm,...
Một trường từ vựng có thế bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại.
Ví dụ: Trường từ vựng mắt gồm các danh từ {lòng 'đen, lòng trắng, con ngươi}, động từ {nhìn, trông, liếc,...} và các tính từ {tinh anh, lờ đờ,...}
Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
Ví dụ: từ ngọt có thế’ nằm trong trườríg từ vựng về mùi vị {ngọt, chua, cay}; có thể nằm trong trường từ vựng âm thanh {ngọt, the thẻ,' chói tai}; lại có thề nằm trong trường từ vựng thời tiết {rét ngọt, hanh, ẩyi, nóng nực}.
Người ta thường chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ.
Ví dụ: “Con chó tưởng chủ mắng, vẫy đuôi mừng để lấy lòng chủ. A không! À không! Không giết cậu Vàng đâu nhỉ!... Cậu Vàng của ông ngoan lắm! Ông không giết... Ông để cậu Vàng ông nuôi...”
Tác giả.đã chuyến hóa các từ thuộc trường từ vựng “người” sang trường từ vựng “con vật” để nhân hóa.
3. Từ tượng hình, từ tượng thanh
Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vó, trạng thái của sự vật.
Ví du: miệng móm mém, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, mắt long sòng sọc, đi lò dò,...
< - Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhién, của con người.
Ví dụ: hủp soàn soạt, kêu ư ử,- cười hơ há, khóc hu hu,...
Từ tượng hĩnh, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biếu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định
Ví dụ: ngô có nơi gọi là bẹ, có nơi gọi-là bắp', mẹ có nơi gọi là má, có nơi gọi là bầm, là u, là đẻ,...
Biệt ngữ xã hội là những từ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội-nhất định.
Ví dụ: Trước Cách mạng tháng Tám '1945, tầng lớp xã hội khá giả ở thành thị thường, gọi cha bằng cậu, gọi mẹ bằng mợ.
Trong giới học sinh, sinh viên thường hay nói: “Hôm nay mình bị con ngỗng về toán (2 điểm), còn thằng bạn mình trúng tủ nên được điểm 10” (trúng tủ là đề thi trúng vào chỗ mà người học phỏng đoán đề thi sẽ ra chỗ ấy).
Các biện pháp tu từ từ vựng: nói quá, nói giảm, nói tránh
Nói quá là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức bỉểu cảm.
. Ví dụ:
+ “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối.”
(Tục ngữ)
+ “Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.”
(Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất)
Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ:
+ “Bác đã đi rồi sao Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.”
(Tố Hữu, Bác đi)
+ “Đây là lớp học của trẻ em khiếm thị” (mù lòa).
+ “Cha mẹ em chia tay nhau mấy năm trời” (li dị).
II. NGỮ PHÁP
1. Từ loại: TrỢ từ, thán từ
Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc nói đến ở từ ngữ đó.
Ví dụ:
+ “Nó ăn những hai bát cơm.”
+ “Nó ăn có hai bát cơm.”
+ “Chính thầy Hiệu trưởng tặng tôi cuốn sách này.”
+ “Ngay tôi cũng không biết đến việc đó.”
Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường được dứng ở đầu câu, có khi nó tách ra thành một câu đặc biệt.
Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc:
Ví dụ:
+ “A! Lão già tệ lắm!”
(Nam Cao, Lão Hạc)
+ “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta thấy họ gàn dỡ, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bĩ ổi,...”
(Nam Cao, Lão Hạc)
Thán từ gọi đáp:
Ví dụ:
+ “Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi...”
+ “Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thế này là sung sướng.”
(Nam Cao, Lão Hạc)
Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói.
Ví dụ:
+ “Mẹ đi làm rồi à?”
+ “Con nín đi!”
(Nguyên Hồng, Trong lòng mẹ)
+ “Thương thay cũng một kiếp người Khéo thay mang lấy sắc tài làm chi!”
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
+ “Em chào cô ạ!
+ Bạn giúp tôi một tay nhé!”
Cú pháp
Câu ghép
+ Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không-bao chứa nhau tạo thành. Mỗi C-V này được gọi là một vế câu.
Ví dụ:
“Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá.”
(Nam Cao, Lão Hạc)
“Mẹ tôi cầm nấy vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp.”
(Nguyên Hồng, Trong lòng mẹ)
+ Có hai cách nốì các vế câu: Nối bằng những từ có tác dụng nối và không dùng từ nối.
Những từ có tác dụng bao gồm: quan hệ từ, cặp phó từ hay đại từ hô ứng.
Khi không dùng từ nối thí giữa các vế câu thường dùng dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
+ Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Những quan hệ thường gặp là: quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện, quan hệ tương phản, quạn hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn,...
Mỗi cặp quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp hô ứng nhất định. Tuy nhiên, nhiều trường hợp phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp để xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu (HS đọc lại các ví dụ ở SGK, tr. 123-125).
Một số dấu câu: dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép,... (đã ôn tập riêng ở bài học trước).
(Theo Hoàng Hữu Bội - Thiết kế bài học Ngữ văn 8)