Soạn Văn 8: Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự (làm tại lớp)

  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự (làm tại lớp) trang 1
  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự (làm tại lớp) trang 2
  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự (làm tại lớp) trang 3
  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự (làm tại lớp) trang 4
  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự (làm tại lớp) trang 5
  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự (làm tại lớp) trang 6
  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự (làm tại lớp) trang 7
  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự (làm tại lớp) trang 8
  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn tự sự (làm tại lớp) trang 9
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN số 1 - VĂN Tự sự
MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO
Đề 1: Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
Đề 2: Người ấy (bạn, thầy, người thân...) sống mãi trong lòng em.
Đề 3: Tôi thấy mình đã khôn lớn.
MỘT SỐ BÀI VĂN THAM KHẢO
Đề 2. Hình ảnh người thăn yêu sông mãi trong lòng em {.Người mẹ).
“Chắc hẳn trong trái tim mỗi người luôn có hình ảnh người mà ta yêu quý nhất: người đó có thể là ông là bà, người đó có thể là cha là anh chị em, những người thân yêu của ta, nhưng đó cũng có thể là hình ảnh bạn bè thầy cô giáo. Người mằ tôi yêu quý gắn bó đó chính là mẹ tôi.
Từ thủa nhỏ đến giờ, mẹ là người gắn bó nhất với tôi. Vì ba tôi thường đi công tác xa nên mẹ là người gần gũi và cũng là người hiểu tôi nhát. Mẹ ở bên tôi bù đắp những gì mà ba không thể cho tôi. Vì vậy mà tôi rất yêu thương kính trọng mẹ. Tôi biết mẹ đã phải vất vả để nuôi tôi ăn học. Bàn tay mẹ đã chai sạn lại vì làm việc vất vả từ sáng tới chiều, nhưng đôi bàn tay đó vẫn không mất đi sự ấm áp. Khi áp tay mẹ vào má, tôi bỗng như được tiếp thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn trên con đường tiến tới tương lai. Khi áp tay mẹ vào má, những nỗi buồn trong tôi bỗng tan biến, bù lại là một sự bình yên mà tôi chỉ có thể tìm thây ở người mẹ yêu quý của tôi. Có thể bàn tay của mẹ không được trắng trẻo, được nõn nà như bàn tay -của những bà mẹ khác, nhưng đốì với tôi bàn tay đó của mẹ là đẹp nhất, là ấm áp nhát trên đời này. Chắc hẳn tôi sẽ không thể tìm được đôi bàn tay nào giống như đôi bàn tay của mẹ - đôi bàn tay của tuổi thơ tôi.
Điều mà tôi thấy thích thứ hai của mẹ chính là mái tóc của mẹ - mái tóc thơm mùi bồ kết. Tôi rất thích ngắm mẹ gội đầu. Tôi cảm thấy vui sướng khi nhìn những gáo nước được bàn tay mẹ dội xuống đầu. Thỉnh thoảng bất chợt bắt gặp một sợi tóc bạc của mẹ, tôi lại thấy lòng trĩu xuống và chợt thấy thương mẹ quá. Khi nào rảnh rỗi, tôi lại nhố tóc sâu cho mẹ. Lúc đó mẹ hỏi tôi về chuyện học hành hay chuyện bạn bè. Tôi kể cho mẹ nghe điểm 10 môn Toán hay điểm 8 môn Văn, hoặc kể cho mẹ nghe chuyện trong lớp, trong trường. Mẹ không khen tôi nhiều về điểm cao như một sô' bà mẹ khác mà chỉ động viên tôi và bảo tôi phai cố gắng hơn nữa. Đó chính là những giờ phút thật bình yên, thật hạnh phúc, là những giờ phút mà tôi nhớ nhất, mà tôi sẽ không bao giờ quên. Tôi biết rằng tôi sẽ không thể tìm được nơi nào thanh bình, nơi nào làm cho tâm hồn tôi được nhẹ nhõm hưn khi tôi ở bên mẹ. Và tôi không-biết nếu như ông trời không sinh ra những người mẹ thì tôi sẽ tìm những lời an ủi tôi khi
tôi buồn ở đâu, tôi sẽ tìm những lời động viên, khích lệ tôi tiến bước ở nơi đâu. Tôi thầm cảm ơn ông trời đã tặng tôi người mẹ tuyệt vời, tôi thầm cảm ơn ông trời đã ban cho những đứa trẻ thơ ngây những bà mẹ - món quà tuyệt vời nhất trên thế gian này.
Nhưng mẹ tôi cũng là người rất nghiêm khắc. Khi tôi mắc lỗi, mẹ nhìn tôi bằng ánh mắt giận dữ xen lẫn một chút nỗi buồn. Lúc đó, nhìn vào mắt mẹ, tôi thấy thật ân hận vì đã làm cho mẹ buồn. Nhưng giống như ba, mẹ cũng không đánh, không mắng tôi nặng lời mà chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo tôi. Nhưng có lần vì quá giận dữ mà mẹ đã cầm roi đánh tôi vài cái. Khi đó tôi cảm thấy giận mẹ và nghĩ rằng chắc mẹ không còn thương tôi nữa. Tôi về phòng khóc rấm rứt, nhưng không phải vì giận mẹ mà vì buồn, vì mẹ không còn hiền, không còn thương tôi nữa. Đó thật là một ý nghĩ trẻ con phải không các bạn? Tôi hôm đó, khi đang ngủ tôi bỗng cảm thấy hình như có ai đang vào phòng. Tôi khẽ mở mắt, thì ra đó chính là mẹ. Mẹ nhẹ nhàng bước vào, khẽ đắp lại chăn cho tôi. Bỗng tôi thấy giọt nước rơi trên má. Thì ra là mẹ đang khóc, có lẽ là mẹ không biết tôi‘dã tỉnh dậy rồi. Tôi bỗng nhận ra rằng, mẹ vẫn còn rất thương yêu tôi. Tôi biết mẹ đánh tôi chỉ vì thương tôi, chỉ vì mong tôi tốt hơn. Vậy mà tại sao tôi lại không hiểu được điều đó, tại sao tôi lại không cảm nhận được tình thương vô bờ bến của mẹ dành cho tôi. Tôi rất muôn ngồi dậy ôm mẹ và nói lời xin lỗi với mẹ nhưng tôi không dám và tôi chỉ biết nằm đór, nghe tiếng mẹ bước ra khỏi phòng và tôi chợt thấy cay cay nơi sống mũi. Và tôi biết có thể suốt đời, tôi sẽ không thể nào trả hết những gì mà mẹ đã cho tôi, những gì mà mẹ đã hi sinh vì tôi. Bây giờ tôi chỉ có thể cố gắng học thật giỏi, trở thành “con ngoan trò giỏi” để đền đáp công ơn của mẹ và để luôn nhìn thấy nụ cười rạng rỡ ‘trên khuôn mặt của mẹ. Mẹ sẽ luôn là một chỗ dựa vững chắc nhất trong cuộc đời tôi, là nơi tôi có thể tìm thấy sự thanh bình, êm ả.
Đốì với tôi, mẹ là người quan trọng nhất, là người tôi yêu quý nhất và là người đẹp nhất trong lòng tôi. Tôi sẽ cố gắng học giỏi, làm điều tốt để mẹ vui lòng và để mẹ không bao giờ phải buồn vì tôi. “Mẹ ơi! Con yêũ mẹ vô cùng” - đó là câu nói mà tôi rất muốn nói với mẹ và chắc chắn rằng sẽ có lúc tôi nóí câu đó với mẹ từ sâu thẳm trái tim tôi.”
(Nguyễn Thị Thanh Mại, Nguyễn Thị Phương Thảo, Lê Phượng Dung - Sđd)
Đề 2. Hình ảnh người ông.
“Cứ mỗi khi Tết đến, xuân về là cả nhà tôi ai cũng háo hức chuẩn bị về quê. Việc trở về ngôi nhà nhỏ với mảnh vườn rộng của bà và được nghe những lời hỏi thăm ân cần của cô, dì, chú, bác luôn làm tôi có cảm giác ấm cúng và hạnh phúc. Nhưng cũng chính những lúc sum họp gia đình ấm cúng ấy là lúc tôi nhớ ông nhiều nhất.
Ông tôi đã mất được hơn ba năm nhưng tôi vẫn nhớ như in hình ảnh của ông. Ông có vóc người cao, dáng đi mạnh mẽ và đôi bàn tay rắn rỏi. Đôi mắt ông tuy không còn tinh nhanh như hồi còn trong quân ngũ nữa, nhưng qua đôi mắt ấy tôi vẫn có thể thấy được tình yêu con, thương cháu vô bờ bến. Nhưng điều tôi thích nhất ở ông là bộ râu xoăn bạc trắng mà hồi nhỏ tôi thường cố vuốt cho thẳng. Mỗi lần như vậy ông chỉ cười như muôn nói: “Cháu ông vẫn còn bé quá”.
Theo tôi đứa trẻ nào cũng cần phải có một thiên thần hộ mệnh, người sẽ luôn ở bên để xua đi nỗi sợ hãi và an ủi khi cần thiết hay khích lệ trong lúc khó khăn. Đôi với tôi thì thiên thần đó chính là ông. Tuy rằng ông không trẻ và đẹp như những thiên thần mà tôi thường xuyên được nghe nói tới trong các câu chuyện cổ nhưng ông luôn biết cách làm tôi vui và hướng tâm hồn còn non nớt của tôi tới cái thiện, đôi với tôi cũng thế cũng đã là quá đủ.
Từ khi tôi còn nhỏ, bô" mẹ thường bận công tác xa nên ông là người thường chăm sóc tôi. Nhiều đêm tôi khóc nức nở vì nhớ mẹ, ông ôm tôi vào lòng, kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích bằng chất giọng Huế nhẹ nhàng và đầm ấm. Tôi rất thích giọng nói của ông, nó trầm và ấm đến kì lạ. Vậy nên ngay khi ông bắt đầu kể chuyện tôi đã cảm thấy ấm áp vô cùng. Những lúc tôi ngã đau, ông thường đỡ tôi dậy, xoa xoa vào chỗ đau rồi ôn tồn bảo: “Cháu nhìn này, chỗ xước này chỉ mấy hôm nữa sẽ khỏi thôi nhưng sau đó cháu sẽ biết đi đứng từ tôn hơn để khỏi ngã”. Và đúng là như thế thật, sau mỗi lần ngã là một lần tôi rút kinh nghiệm để không lặp lại sai lầm.
Khi tôi vào lớp 1, ông tặng tôi con lật đật. Ông bảo con lật đật luôn biết đứng dậy sau khi ngã và ông muốn tôi cũng có phẩm chất đó. Nhẹ nhàng, từng chút một ông đã cho tôi những bài học đường đời đầu tiên để’ làm hành trang cho mai sau.
Lúc tôi lớn hơn một chút nữa, tôi đã nhận thức được nhiều hơn về tầm quan trọng của việc học. Tôi thường bắt ông ngồi hàng giờ nghe tôi đọc những bài khóa tiếng Pháp. Mặc dù ông thậm chí chẳng phân biệt được hai từ “tôi” và “anh” của thứ tiếng xa lạ đó nhưng ông
vẫn khen tôi có giọng đọc hay và có năng khiếu. Những lời động viên, khích lệ ấy thực sự rất cần thiết đối với một đứa trẻ, mỗi lần nghe những lời nói ân cần ấy tôi lại cảm thấy rất vui và tôi biết rằng mình không đơn độc. Ngay cả khi tôi đập mấy cái bát trong nhà để lấy mảnh sành chơi hay khi tôi phạm lỗi ở lớp phải làm bản kiểm điểm, ông không trách mà chỉ nhìn vào mắt mà bảo: “Cháu có thấy mình có lỗi không?”. Chỉ như vậy thôi nhưng tôi lại cảm thấy rất buồn và hối lỗi bởi tôi biết tôi đã khiến ông thất vọng.
Những năm sau đó, bô' mẹ tôi được chuyển công tác về gần nhà, ông tôi cũng đã già và yếu nên không lên thăm tôi được. Tôi thì quá bận rộn với việc học và hàng chục kế hoạch khác nên cũng không còn thời gian nhớ tới ông, thậm chí cũng không gọi điện thoại cho ông. Đến khi tôi được biết là ông đã mất thì lúc đó tôi mới chợt nhận ra rằng ông gần gũi với tôi biết bao, rằng bao lâu nay tôi đã vô tình bỏ rơi vị “thiên thần già” của mình...
Tôi cũng đã khóc, cũng đã buồn và quan trọng hơn là đã biết biến nỗi buồn thành động lực khiến tôi sông tốt hơn bởi tôi biết ông vẫn ở ngay đây, trong lòng tôi, đế’ nhắc tôi cách đứng dậy sau khi ngã.”
(Trịnh Ngọc Anh, Đặng Thị Nghĩa, Hoàng Phương Ngọc - Sđd)
Đề 3. Tôi thấy mình đã khôn lớn
Bài 1
“Trường mới năm nay xa thật! Có khi con phải đi xe trường thôi!”. Khi nghe thấy bô' quyết định như vậy, tôi giật thót cả người. Tôi biết ý bô' đã quyết thì không ai thay đổi được và trong tôi, những kỉ niệm về những ngày đi xe buýt cùng bạn bè lại ùa về. Đó là những ngày rất có ý nghĩa đối với tôi, giúp tôi nhận ra được nhiều điều...
Tôi ham đi xe buýt cũng chỉ vì muôn được tranh thủ thời gian mà buôn dưa lê, mà hí hửng cười đùa với bạn bè, hơn nữa, giá cả lại hợp lý và xe buýt cũng tiện lợi và văn minh. Đó chính là ấn tượng đầu tiên của tôi - một đứa học trò lớp 7 vẫn còn có những suy nghĩ đơn giản, ngây thơ về xe buýt.
Không chỉ có tôi đâu, mà có khi những đứa trẻ khác cũng có những suy nghĩ ấy như tôi, vậy tại sao tôi lại không xin bô' mẹ cho đi học bằng xe buýt? Lúc đầu tôi còn đắn đo, nhưng vì lời thúc giục của Hồng - đứa bạn thân của tôi, tôi không thể vượt qua “phi vụ” này được. Cuối cùng tôi cũng thành công. ■
Những ngày sau đó, tôi bắt đầu đi học bằng xe buýt. Tôi dậy thật sớm để đi bộ ra bến xe đầu phố. Mặc dù không còn được ngủ dậy muộn như xưa nhưng tôi không thấy buồn mà lại rất háo hức. Buổi sáng mùa thu thật trong lành, mát mẻ. Bầu trời trong xanh, mây trắng từng đám nối đuôi nhau lững lờ trôi rất êm đềm. Tiết trời đã sang thu nhưng vẫn còn vương lại trên tán lá xanh úa vàng những đốm nắng nhỏ bé, tinh nghịch và thật êm dịu. Bến xe đông người, tôi thấy toàn các anh chị cấp III đứng nói chuyện với nhau rất rôm rả, khuôn mặt ai cũng đều tươi như hoa, sáng láng khiến tôi thấy mình thật đơn độc và tủi thân. Mặc dù không có ai làm gì hay trêu chọc tôi nhưng tôi vẫn cảm thấy rất lạ lẫm và còn ngượng nữa. Tôi không dám đứng lên trên mà cứ nấp đằng sau cái cột điện và mấy người lớn ở phía trước. Từ xa, xe số 16 đi tới càng lúc càng gần tôi hơn. Tôi hồi hộp, nóng lòng chờ đợi mặc dù chỉ còn vài giây nữa là tôi được bước lên xe. Lần đầu tiên đi lên xe buýt, tôi hít thở thật sau, lấy hết sức mình bước lên. Cái xe mà mọi ngày tôi nhìn thấy thật khác so với hôm nay. Lần trước nó đã xả khói vào mặt tôi. Thật là đáng ghét! Nhưng hôm nay trông nó thật đẹp và cánh cửa xe mở to cho mọi người lên như đón chào tôi vậy, tôi cảm thấy mọi thứ thật là kì lạ. Có lẽ là do hôm đó là ngày đầu tiên tôi tự đi học bằng xe buýt. Những tưởng tôi sẽ ngồi sau xè bô" mẹ cho đến hết cấp II, ai ngờ tôi có thể tự mình đi học bằng xe buýt. Vậy là tôi đã chiến thắng được .chính mình.
Ngày lại ngày trôi qua, tôi luôn cố gắng dậy thật sớm để đi học cho kịp chuyến xe. Có những hôm tôi còn nhường chỗ cho người già và em nhỏ mặc dù tôi đứng rất mỏi chân. Như vậy là tôi đã làm được những việc có ích, đã biết nghĩ đến người khác quanh tôi. Hồi trước, tôi tưởng rằng đi xe buýt chỉ có những lợi ích đơn thuần cho mình nhưng về sau tôi đã hiếu rằng tôi đã giúp bô' mẹ mình bớt vất vả. Bô" mẹ mệt nhọc đi làm, nuôi gia đình thì cũng có lúc nghỉ ngơi. Nếu tôi tự đi bộ ra bến đề’ đi xe thì bô' mẹ cũng không phải dậy sớm đưa tôi đi học. Hiểu được sự vâ't vả của bô' mẹ, tôi càng thêm yêu và biết ơn bô' mẹ hơn bao giờ hết.
Đi xe buýt cũng giúp tôi có thêm nhiều bạn bè hơn, tôi quen được nhiều bạn mới và học được ở họ nhiều đức tính tốt. Tôi thích được nhìn thây khuôn mặt Hồng luôn mỉm cười, tôi “hợp” cái tính hài hước
của thằng Long. Thế là dù học lớp 7A1 hay 7A9, cả lũ chúng tôi đi xe chung thì đều như chung một lớp. Xe buýt đã là cầu nối giữa tôi với bạn bè.
Nhưng đi xe buýt không phải lúc nào cũng chỉ có những điều thuận lợi. Những ngày mùa đông ở Hà Nội, mặc dù trời không có tuyết nhưng cái giá rét ở thủ đô cũng thật đáng sợ. Đường phố vào lúc 6 giờ vắng teo, trời chưa sáng hẳn, cây cối trụi lá gần hết như những bàn tay gầy gò của ông cụ già giơ lên. Hai bên đường thỉnh thoảng có lá cây bàng lác đác rơi xuống con đường rải nhựa, rồi lăn mình vào chỗ hỏm công. Một mình tôi rảo bước trên phố Vương Thừa Vũ để ra bến. Gió mùa đông bắc phả vào mặt tôi liên hồi lạnh ngắt. Những người khác cũng có thể làm được như tôi nhưng đối với tôi, một học sinh lớp 7 thì tôi thật giỏi. Tôi biết rằng mình đã luyện được tính tự lập và quyết tâm cao.
Cuối năm học, việc đi xe buýt đã trở nên quá quen thuộc đốì với tôi như việc đánh răng đều đặn vào mỗi buổi sáng. Xe buýt đã là người bạn đồng hành của tôi như vậy đó.
Thời gian cứ trôi đi theo qui luật của tạo hóa. Mỗi ngày đi xe buýt là một trang sách giúp tôi tích lũy thêm kinh nghiệm cho cuộc đời. Nhiều ngày như vậy, cuốn sách đó đã dạy tôi biết sống tự tin, tự lập và quyết tâm. Và từ đó, tôi biết rằng mình đã lớn.”
(Sà/ làm của học sinh, có sửa chữa) (Theo Phạm Mai Loan, Lê Tâm Hảo, Nguyễn Thị Mai Hoa - Sđđ)
Bài 2
“Thời gian trôi đi nuôi dưỡng tâm hồn con người, giúp ta trưởng thành hơn cả về thể chất, tinh thần và chắp cánh cho ta những ước mơ, những hi vọng vào tương lai. Giông như mọi người, dòng xoáy của thời gian cho tôi sự trưởng thành để một ngày tôi chợt nhận ra: “Tôi đã lớn khôn”.
Con người tôi đang ngày càng lớn lên theo năm tháng. Nhớ ngày nào, tôi còn là con bé con nhút nhát chỉ biết tò tò theo sau chân mẹ, thế mà bây giờ, cô nhóc .ấy đã trở thành một học sinh Trung học cơ sở, cao hơn cả mẹ. Tôi không chỉ lớn hơn mà tầm tay cũng xa hơn trước. Tôi có thể dễ dàng lấy những cuốn từ điển trên giá cao nhất xuống, có thể giúp mẹ treo quần áo lên mắc tủ mà không cần bắc ghế, có thể giúp bố khiêng thang lên gác thượng để sửa ăng-ten, có
thể đi hết một đoạn đường núi dài không cần có ai dắt hay cõng,... Những việc ấy hồi nhỏ tôi chưa đủ sức thì bây giờ đều trở nên đơn giản, dễ dàng. Tôi cũng không còn cảm thấy tự hào khi giúp bố mẹ làm những công việc nhà nữa, tất cả đều đã trở thành những việc làm thường ngày của tôi, không có gì khó khăn hay quá sức cả. Cái cảm nhận mình đang lớn lên ban đầu đôi với tôi còn rất mơ hồ nhưng càng lúc tôi càng nhận thức được rõ ràng hơn.
Tôi không chỉ lớn lên ở con người mà còn lớn lên trong suy nghĩ của mình. Trước đây, tồi chỉ biết đến trường và học theo các bạn mà chẳng cần lo nghĩ xa xôi gì hết. Ngay cả việc vào học trường cấp hai, tôi cũng để cho bô mẹ quyết định. Hồi đó, tôi hầu như dựa dẫm hết vào bố mẹ nhưng dần dần, tôi cũng biết tự lo cho mình. Sau mỗi học kì, tôi biết tự xem lại kết quả học tập của mình, so sánh với các bạn khác và kết quả năm học trước để rút kinh nghiệm cho mình tiến bộ hơn. Trong một tập thể mà ý thức thi đua luôn được đề cao, tôi cũng đã học tập được rất nhiều từ các bạn mình. Tôi biết rằng không ai có thể hiểu mình cần gì hơn chính bản thân mình. Tôi đã có suy nghĩ và ý kiến riêng, tôi có thế’ tự lo cho mình. Không giông như lúc còn nhỏ (luôn hành động theo bản năng và ý muốn của riêng mình), tôi hiểu rằng không thể không chú ý tới mọi người xung quanh. Tôi đang học cách sống để không phải tranh giành, học cách nhường nhịn và chấp nhận suy nghĩ của người khác. Mỗi người nhìn nhận suy nghĩ theo một chiều hướng khác nhau, điều cần thiết là tôi biết lúc nào cần hiểu và khi nào cần thuyết phục cho người khác hiểu mình.
Từ sự khôn lớn ấy, tôi cũng tự đặt cho mình những ước mơ. So với khi còn nhỏ thì những mong muôn ấy đã không còn chỉ là những ý muốn bộc phát, mơ mộng, viển vông nữa. Thời gian đã cho tôi sự chín chắn trong những quyết định cho tương lai. Trước kia, ước muốn của tôi có nhiều vô số mà bây giờ tôi cũng không còn nhớ hết nữa. Khi ấy, tôi chỉ biết nhìn mọi thứ một cách đơn giản, thấy ai làm gì hay hay thì cũng mong muôn mình có thể làm được như vậy. Thế nhưng bây giờ thì tôi hiểu rằng chẳng có mục tiêu nào có thể đạt được một cách đơn giản mà không cần có cố gắng của chính mình. Tôi chẳng mấy khi nghĩ tới những điều con nít như ,khi còn nhỏ mà suy nghĩ rất kĩ để tự đánh giá khả năng của mình và đặt ra một mục tiêu chắc chắn. Tôi không muôn phải thay đổi mơ ước của mình cho dù tôi có lớn hơn nữa. Hiện nay, tôi vẫn chưa biết ước mơ lớn nhất
trong tương lai của mình là gì nhưng khi đã có thể quyết định được, tôi sẽ luôn hi vọng và cố gắng hết sức để đạt được.
Nhưng ước mơ ấy càng lớn bao nhiêu, tôi càng nhận thức được trách nhiệm của mình bấy nhiêu. Trước hết, tôi cần có bổn phận đối với những người xung quanh. Là một người con, tôi phải nỗ lực phấn đấu trưởng thành để không phụ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà. Là một người trò, tôi phải cố gắng .học tập, tu dưỡng đạo đức xứng đáng với sự dạy dỗ của các thầy cô giáo. Là một người bạn, tôi cần học tập và giúp đỡ các bạn của mình để cùng tiến bộ hơn.. Tôi hiểu rằng bất cứ ai cũng có trách nhiệm riêng. Khi tôi đã là một học sinh khoác trên người bộ đồng phục của trường Ngô Sĩ Liên thì đi đâu tôi cũng là đại diện cho ngôi trường của mình. Tôi hiểu rằng mọi người có thể nhìn nhận và đánh giá ngôi trường thân yêu theo những hành vi ứng xử của tôi. Khi tôi là một người Hà Nội thì tôi là đại diện cho con người thủ đô và khi tôi là người Việt Nam thì tôi cũng là đại diện cho cả dân tộc mình. Càng suy nghĩ về những trách nhiệm ấy tôi càng cảm nhận được sức nặng đặt trên vai mình.
Sự trưởng thành của tôi không chỉ bản thân tôi biết mà mọi người xung quanh cũng đều công nhận. Hè vừa rồi, nhà nội tôi có một niềm vui rất lớn: Người bác của tôi đã sống bên Mĩ gần hai mươi năm cùng với hai cô con gái đã trở về thăm quê hương. Suốt thời gian ấy, bác và hai chị sông ở nhà tôi, bà tôi cũng dọn từ quê ra. Ớ nhà nhộn nhịp, đông vui hơn nên công việc cũng nhiều hơn trước. Trong khi bố mẹ vẫn phải đi làm, còn chị Thu thì đang thi học kì, chỉ có tôi ở nhà cùng bác tiếp khách và dọn dẹp nhà cửa. Tôi đã cố gắng làm được nhiều việc nhà đề’ bác và bà được nghỉ ngơi. Một hôm, trong bữa cơm, bác đã khen tôi làm bô’ tôi rất vui và hài lòng. Tôi hôm đó, trước khi tôi đi ngủ, mẹ nói với tôi:
- Con gái mẹ đã lớn nhiều rồi đấy!
Tôi sung sướng đi vào giấc ngủ không chỉ ,vì lời khen của mẹ hay của bác mà vì niềm vui khi thấy bô’ mẹ tự hào về mình - có nghĩa là tôi đã lớn khôn.
Cho dù trách nhiệm có to lớn tới đâu, cho dù ước mơ còn là một khoảng cách râ’t xa và khó khăn, tôi vẫn sẽ không ngừng cô’ gắng, bởi tôi biết rằng xung quanh mình vẫn còn những người thân yêu luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi bất cứ lúc nào.”
(Theo Hướng dẫn tập làm văn 8 - Vũ Nho chủ biên)