Soạn Văn 8: Tôi đi học

  • Tôi đi học trang 1
  • Tôi đi học trang 2
  • Tôi đi học trang 3
  • Tôi đi học trang 4
  • Tôi đi học trang 5
  • Tôi đi học trang 6
  • Tôi đi học trang 7
  • Tôi đi học trang 8
Bài ỉ
Tôi đi học
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
Tính thông nhât về chủ đề của văn bản
TÔI ĐI HỌC
Thanh Tịnh
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Về tác giả: Thanh Tịnh {1911 - 1988), quê ở Huế.
Sáng tác của Thanh Tịnh nhìn chung đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu trong trẻo {truyện ngắn và tha).
Tác phẩm chính: “Hậu chiến trường”, “Quê mẹ”, “Những giọt nước”.
Về tác phẩm: Truyện ngắn “Tôi di học” in trong tập “Quê mẹ”, xuất bản năm 1941.
Trong cuộc dời của mỗi con người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò nhất là buổi tựu trường, thường được ghi nhớ mãi. Thanh Tịnh đã diễn tả dòng cảm nghĩ này bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm, với những rung dộng tinh tế qua truyện ngắn “Tôi đi học”.
HƯỚNG DẪN ĐỌC - Hiểu VĂN BẢN
Câu 1. Những gì dã gợi lên trong lòng nhăn vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường dầu tiên? Dọc toàn bộ truyện ngắn, em thấy những kỉ niệm này dược nhà văn diễn tả theo trình tự như thế nào?
Những điều gợi lên kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật tôi:
Mỗi' tâm hồn sẽ có một kí ức riêng, và cũng sẽ có những tác nhân riêng đánh thức kí ức ấy sống dậy. Với nhà văn Thanh Tịnh tác nhân để đánh thức kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên của ông đó là:
“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và
(1) ' (2)
trên không có những đám mây bàng bạc lòng tôi lại náo nức những
(3)
kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường: Mấy em nhỏ rụt rè núp
dưới nón mẹ (4)”
1, 2, 3, 4 đó là những tín hiệu báo rằng ngày tựu trường đã đến gợi nhớ đến ngày tôi đi học đầu tiên trong cuộc đời.
Những câu văn ngân nga, trầm bổng, bâng khuâng chất đầy kỉ niệm.
Trình tự miêu tả: Theo trình tự thời gian, không gian và có một trình tự khác nữa theo diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi sáng tựu trường.
Trình tự thời gian: Cảm xúc được khơi nguồn từ hiện tại khi nhân vật “tôi” đã trưởng thành sau đó dẫn về quá khứ tuổi thơ khi nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học.
+ Trình tự không gian:
Không gian trên con đường đến trường
Không gian ở sân trường Mĩ Lí
•*Không giàn ở trong lớp học.
+ Theo diễn biến tâm trạng: Lúc sáng sớm trên con đường làng với mẹ -> lúc cậu bé bước vào sân trường —> lúc nghe tiếng trống vào lớp -> lúc chờ đợi ông đốc học đọc tên —> lúc thầy giáo đón vào lớp —> lúc giờ học bắt đầu.
Câu 2. Tìm những hình ảnh chi tiết chứng tỏ tăm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhăn vật tôi khi cùng mẹ trên đường đến trường, khi rời tay mẹ vào lớp, khi ngồi trong lớp.
Truyện chủ yếu tái hiện tâm trạng bỡ ngỡ, cảm giác hồi hộp của một chú bé lần đầu tiên trong đời được mẹ đưa đến trường đi học. Mạch chính của tác phẩm là dòng cảm xúc thiết tha tuôn trào và những biểu hiện tâm lí theo tiếng bước chân của nhân vật “tôi” từ khi cùng mẹ bước trên con đường làng tới trường tới lúc vào lớp học.
Tâm trạng khi trên con đường làng:
+ Chi tiết hình ảnh:
“Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn di trên con đường làng dài và hẹp”.
“Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh -vật chung quanh tôi đều thay đổi, vỉ chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
“Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn”.
+ Y nghĩa:
Trong tâm hồn cậu bé một cái gì đó rất mới mẻ, lạ lùng từ cảnh vật cho đến lòng người, tất cả đều sự trang trọng, thiêng liêng của ngày đầu tiên được đi học trong cuộc đời - cảm giác hãnh diện háo hức.
Những câu văn thể hiện sự bâng khuâng xao xuyến như những nôt nhạc lắng sâu vào hồn người, bởi vì lần đầu tiên đến trường là một sự kiện trọng đại của đời người.
Tâm trạng khi đến trường Mĩ Lí
+ Chi tiết hình ảnh:
“Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đỉnh làng Hòa Áp. Sân nó rộng, mình nó cao han trong những huổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ”.
+ Ý nghĩa: Nhà văn đã diễn tả rất đúng tâm trạng ngỡ ngàng, cảm giác trước sự mới lạ về ngôi trường của cậu bé, khi mình được chính thức trở thành một thành viên của nó, sự rụt rè, nhút nhát của tuổi thơ.
Tâm trạng khi nghe gọi tên mình và phải rời tay mẹ vào lớp:
+ Chi tiết hình ảnh:
“Trong lúc ông đọc ta tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập. Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng”.
“Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước.”
“Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ”.
“Quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc”.
“Trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này”.
+ Y nghĩa:
Thể hiện tâm trạng lo sợ hồi hộp lúng túng sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ trong buổi tựu trường đầu tiên.
Đỉnh cao của tâm trạng là khi nhân vật tôi phải rời tay mẹ để vào lớp, tiếng khóc như một phản ứng dây chuyền, nó vừa thể hiện niềm vui, nhưng chủ yếu là sự e sợ trước những khó khăn, thử thách ở phía trước. Cảm giác sợ hãi khi mình phải tự lập không còn chỗ dựa ở phía sau.
Nhà văn đang giãi bày lòng mình thời thơ ấu một cách chân thực, cảm động.
Tâm trạng khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên:
+ Chi tiết hình ảnh:
“Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trôhg hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay.”
“Nhỉn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận ỉà vật riêng của mình.”
“Một người bạn tôi chưa hề quen biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy xa lạ chút nào.”
“Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim...”
+ Ý nghĩa: Thể hiện một sự mới mẻ thích thú khi mới bước vào lớp học, cảm giác xôn xang, vừa lạ vừa quen với mọi vật, với người bạn ngồi bên.
Hình ảnh ánh mắt nhìn theo cánh chim thèm thuồng có ý nghĩa đặc biệt đó là sự sang trang của cuộc đời, tạm biệt thế giới trẻ thơ nghịch ngợm, chỉ biết vui đùa, để bước vào thế giới của học đường hấp dẫn nhưng không kém phần gian khó". Với sự trang nghiêm: “Tôi đi học.”
“Con chim ấy hay chính người học trò ấy, trong buổi mai “đầy sương thu và gió lạnh đã ngập ngừng cất cánh vào bầu trời.”
(Ngụyễn Trọng Hoàn)
Câu 3. Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn (ông đốc, thầy giảo dón nhận học trò mới, các phụ huynh) đốị với các em bé lần đầu di học?
Thái độ cử chỉ của ông dô"c học, thầy giáo và các phụ huynh:
Chi tiết hỉnh ảnh:
+ Các phụ huynh: “Mẹ tôi âu yếm nậm tay tôi... mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi thật âu yếm... ai cũng chuẩn bị cho con mình áo quần sạch sẽ tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại ông đốc học.”
+ Ông đốc học: “ông đốc học nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền “từ và cảm động, giọng nói sẽ sàng căn dặn và động viên các em cố gắng học tập... Khi các em khóc giữ lấy chéo áo cánh tay người thân thì ông tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi.”
+ Thầy giáo: “Một thầy trẻ tuổi, gương mặt tươi cười, dang đón chúng tôi trước cửa lớp,”
Ý nghĩa: Tất cả mọi người từ phụ huynh, óng đốc học, thầy giáo trẻ ai ai cũng đều quan tâm, chuẩn bị cho các em giây phút tựu trường thật chu đáo, với thái độ rất dịu dàng, và vô cùng trân trọng.
Sự quan tâm ấy vừa là trách nhiệm vừa là tấm lòng đã tạo nên môi trường giáo dục trong sáng, tính sư phạm mẫu mực chắp cánh nuôi dưỡng khích lệ tâm hồn trẻ thơ.
Câu 4. Hăy tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn.
Trong truyện ngắn, nhà văn Thanh Tịnh sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật để làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của biện pháp so sánh.
So sánh thứ nhất:
+ “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.”
+ Ý nghĩa: Biện pháp so sánh thế hiện tình cảm đẹp đẽ, trong sáng tinh khôi của cậu bé lần đầu đi học, không chỉ bầu trời nở hoa, mà lòng người cũng nở hoa.
So sánh thứ hai:
+ “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.”
+ Ý nghĩa: Đây là loại so sánh ngang bằng như vừa thể hiện tâm hồn mơ mộng của tre thơ lại vừa thể hiện sự thoảng qua nhanh chóng của ý nghĩ chợt đến, không làm bận tâm cậu bé.
So sánh thứ ba:
+ “Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ.”
+ Ý nghĩa: Đây là loại so sánh ngang bằng, so sánh người với vật nhằm thể hiện sự non nớt, bỡ ngỡ và khát vọng muôn đến những chân trời mới lạ, cao rộng của những cậu học sinh thơ bé.
Sự tinh tế và chính xác trong cách so sánh: Nhà trường giông như tổ ấm, học trò như những cánh chim.
So sánh thứ tư:
+ “Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa, hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng.”
+ Ý nghĩa: loại so sánh ngang bằng như thể hiện sự tác động mãnh liệt của tiếng trông trường đối với tâm hồn học sinh. Lòng người dường như đang cùng hòa theo nhịp trống, để bước chân cũng co duỗi vung mạnh như đang đánh trống tưởng tượng, như đang bước theo nhịp trống dồn dập.
Câu 5. Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của tiếng trống này. theo em, sức cuốn hút của các tác phẩm, được tạo nên từ đâu?
Đặc sắc nghệ thuật:
+ Truyện ngắn có sự đan xen rất hài hòa giữa tự sự miêu tả và biểu cảm.
+ Bố cục chặt chẽ, thông nhất làm nổi bật chủ đề tác phẩm
+ Miêu tả tâm trạng nhân vật nhẹ nhàng, tinh tế sâu sắc
Sức cuốn hút của tác phẩm:
Làm nên chất men say của tác phẩm có rât nhiều yếu tố nhưng có lẽ chủ yếu là tác giả đã dẫn dắt. về một kỉ niệm tuổi thơ trong sáng êm đềm, thân thương mà bất cứ người nào cũng có. Thứ hai, câu chuyện ấy lại được diễn tả bằng ngôn ngữ giàu chất, giàu tính biểu cảm.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Phát hiểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhăn vật “tôi” trong truyện ngắn “Tôi di học”.
Phát biểu cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi”, yêu cầu phải chân thành với suy nghĩ và cảm xúc của mình.
Đoạn văn tham khảo
Dòng cảm xúc của nhân vật tôi đã khơi dậy dòng cảm xúc trong tâm hồn mọi người. Bởi lẽ, trong cuộc đời mỗi người ai cũng có kỉ niệm về buổi đến trường đầu tiên, ai cũng có những bâng khuâng xao xuyến bồi hồi và cả sự háo hức khó tổ khi được đến trường viết những nét chữ đầu tiên.
Dòng cảm xúc đó rất chân thực, hồn nhiên, dường như không phải Thanh Tịnh đang viết văn mà ông đang để lòng mình tràn lên trang giây. Chính vì vậy mà truyện ngắn Tôi đi học đã đến với bạn đọc bằng con đường ngắn nhất: con đường đi từ trái tim đến với trái tim.
Câu 2. Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi khai giảng lần đầu tiên.
Để viết bài văn này, em cố gắng nhớ lại:
Ngày hôm đó ai đã đưa em tới trường?
Đêm trước ngày khai giảng em có ngủ được không?
Em mặc bộ đồng phục màu gì?
Bạn bè của em như thế nào?
Cảm giác của em khi ở sân trường.
Cảm giác của em khi bước vào lớp học.
An tượng của em về cô giáo chủ nhiệm.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Thạch Lam từng có những lời giới thiệu về Thanh Tịnh trong lời tựa tập Quê mẹ: “Thanh Tịnh đã muôn người mục đồng ngồi dưới bóng tre thổi sáo để ca hát những đám mây và những làn gió lướt bay trên cánh đồng, ca hát những vẻ đẹp của đời thôn quê”; “Tiếng sáo nhỏ và thanh của ông khẽ nói lên lẫn với tiếng hò của bạn gặp trên sông để ca ngợi cái tình và cái thi vị của một vùng”.
Mỗi truyện ngắn của Thanh Tịnh là một bài thơ. Tất cả dường như chỉ xoay quanh một tứ: quê hương ta đẹp lắm với vẻ đẹp dịu hiền, kín đáo, bình dị mà'"'sâu sắc, thiết tha như những cánh đồng êm ả, những con đường vắng lượn dưới bóng tre râm mát, những mái đình cổ kính bên gốc đa làng, như dòng sông miền Trung lặng lẽ trôi dưới ánh trăng thanh, như những cô gái quê xinh đẹp mà khiêm tốn, tình tứ mà e lệ, yêu một tình yêu thắm thiết mà kín đáo, âm thầm.	A
Nhiều truyện ngắn của ông có thể xem như thuộc về một thứ chủ nghĩa hiện thực trữ tình - Ớ đây, tính chủ quan không bị đẩy tới chủ nghĩa chủ quan. Nghĩa là, thông qua tâm hồn của nhà văn, cuộc sống của nhân dân được phản ánh một cách chân thật, sâu sắc, không phải chỉ ở bề ngoài, mà ở cái linh hồn sâu kín bên trong. Có thể coi Quê mẹ, Tình thư, Tình trong câu hát,... là những tác phẩm như vậy.
Nhìn chung, Thanh Tịnh thích cái nhẹ nhàng, dịu ngọt. Cái buồn vẫn là âm hưởng chủ đạo của văn Thanh Tịnh, nhưng không phải cái buồn đau đớn, thống thiết, mà là cái bâng khuâng, man mác của quê hương nhà văn.
(Theo Tổng tập văn học Việt Nam, tập 30A - Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên)
“Mảnh đất quê hương với thiên nhiên thơ mộng buồn lặng, với những điệu Nam ai, Nam bình, mái nhì mái đẩy trên sông nước đã ảnh hưởng sâu sắc đến tâm hồn thơ văn Thanh Tịnh. Sáng tác của ông từ thơ đến truyện đều đậm chất trữ tình, toát lên vẻ đẹp đằm thắm và trong sáng. Nhiều bài thơ của Thanh Tịnh thời kì trước 1945 mang vẻ mượt mà, tinh tế nhưng bâng khuâng tẻ lặng, đậm màu sắc lãng mạn. [...]
Những truyện ngắn thành công nhất của Thanh Tịnh nhìn chung đều toát lên một tình cảm êm dịu, trong trẻo. Văn ông nhẹ nhàng mà thấm sâu, mang dư vị vừa ngậm ngùi buồn thương, vừa ngọt ngào quyến luyến. Tình yêu lai láng, man mác đối với làng quê thơ mộng trong những đêm trăng trên sông nước, niềm đồng cảm với những con người có tâm hồn mộc mạc mà đằm thắm đã làm nên sức hấp dẫn riêng của nhiều trang văn Thanh Tịnh.
(Lê Quang Hưng - Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam, dùng trong nhà trường)