Soạn Văn 8: Hai chữ nước nhà (trích)

  • Hai chữ nước nhà (trích) trang 1
  • Hai chữ nước nhà (trích) trang 2
  • Hai chữ nước nhà (trích) trang 3
  • Hai chữ nước nhà (trích) trang 4
Bài 17
Hai chữ nước nhà (trích)
Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
Một số bài văn tham khảo
HAI CHỬ NƯỚC NHÀ
Trần Tuấn Khâi
KIẾN THỨC Cơ BẢN
về tác giả: Trần Tuấn Khải {1895-1983); bút hiệu Á Nam; quê ở làng Quang Xán, xã Mĩ Hà, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Ông thường mượn những đề tài lịch sử hoặc những biểu tượng nghệ thuật bóng gió để bộc lộ nỗi đau mất nước, nỗi đau giận bọn cướp nước và bề lũ tay sai, nhằm khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào và bày tỏ khát vọng độc lập, tự do của mình. Tha Trần Tuấn Khải vào những năm 20 của thế kỉ XX được truyền tụng rộng rãi, nổi tiếng nhất là những bài hát theo các làn điệu dân ca và những bài thơ theo các thể loại cổ truyền của dân tộc như lục bát, song thất lục bát. Tác phẩm chính: các tập thơ “Duyên nợ phù sinh”, “Bút quan hoài”, “Với sơn hà”,...
về tác phẩm: “Hai chữ nước nhà” là bài thơ mở đầu tập thơ “Bút quan hoài” {1924); lấy đề tài lịch sử thời quân Minh xâm lược nước ta: Nguyễn Phi Khanh {cha Nguyễn Trãi) bị giặc bắt đem sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi đi theo, nhưng tới biên giới phía Bắc, Nguyễn Phi Khanh đã khuyên con nên quay trở về để lo tính chuyện trả thù nhà; đền nợ nước. Á Nam đã mượn lời người cha dặn dò con để gửi gắm tâm sự yêu nước của mình. Đoạn trích trên đây là phần mở đầu của bài thơ.
Qua đoạn trích “Hai chữ nước nhà”, Á Nam trần Tuấn Khải đã mượn một -câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc của mình và khích lệ lòng yêu nước, ỷ chí cứu nước của đồng bào. Tình cảm sâu đậm, mãnh liệt đối với nước nhà, sự lựa chọn thể thơ thích hợp và giọng điệu trữ tỉnh, thống thiết của tác giả đã tạo nên giá trị đoạn thơ trích.
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIEU VĂN BẢN
Câu 1. Em có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn thơ này? Thể thơ truyền thống song thất lục bát đã góp phần vào việc thể hiện giọng điệu đó như thế nào?
+ Đoạn thơ có giọng điệu chan chứa tình cảm, thể hiện nỗi lòng đau đớn, thống thiết đốì với đất nước yà giông nòi.
+ Bài thơ được làm theo thể song thất lục bát, một thể thơ truyền thông của dân tộc rất phù hợp để diễn tả những cảm xúc của tâm hồn, những tâm sự cần mọi người chia sẻ. Nhà phê bình Phan Ngọc đã phân tích ý nghĩa biểu đạt của khổ thơ song thất lục bát “tình cảm như một đợt sóng đĩ lên ở hai câu thất, dừng lại ở câu lục ngắn gọn để tỏa ra trong câu bát dài nhất”.
Câu 2. Đoạn thơ có thể chia làm ba phần: 8 câu đầu, 20 câu tiếp theo và 8 câu cuối. Em hãy tìm hiểu ý chính từng phần.
+ Phần một (8 câu đầu): Hoàn cảnh đất nước và tâm trạng chia li của hai cha con.
+ Phần hai (20 câu tiếp theo): Lời dặri dò của người cha trước lúc ra đi về nỗi đau mất nước.
+ Phần ba (8 câu còn lại): Giao phó trọng trách gánh vác non sông.
Câu 3. Ớ 8 câu đầu, hãy tìm và phân tích những chi tiết nghệ thuật biểu hiện.
Những chi tiết nghệ thuật biểu hiện:
Không gian cuộc chia tay: Nơi biên ải xa xôi hoang vu, nơi mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc mây sầu, giáo thảm, hổ thét, chim kêu => khung cảnh buồn thương, bi lụy.
Hoàn cảnh éo le và tâm trạng của hai cha con:
+ Hoàn cảnh éo le: Chôn dừng chân là ranh giới của sự phân li. Nguyễn Phi Khanh phải vĩnh viễn rời xa Tổ. quốc cho tới ngày trở thành nắm xương tàn nơi đất khách quê người. Nguyễn Trãi phải vĩnh viễn xa cha, chữ hiếu của phận làm con dang dở, để về gánh vác chữ trung.
Tâm trạng của hai cha con: Buồn đau tê tái cha bước đi âm thầm lặng lẽ tầm tã châu rơi đoái nhìn con, con nhìn cha đau đớn, thảm sầu. Những dòng nước mắt ấy không chỉ vì nỗi đau li biệt mà vì nỗi đau hồn nước.
Trong bôi cảnh và tâm trạng như vậylời khuyên của người cha càng trở nên thiêng liêng và thấm thìa, sâu sắc.
Câu 4. Phăn tích đoạn thơ thứ hai.
Tác giả đã mượn lời của Nguyễn Phi Khanh để-thể hiện tâm sự yêu nước của mình:
+ Đó là lòng tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc: tự hào về dòng giông Lạc Hồng cao quý suốt mấy ngàn năm dẫu có suy thịnh đổi thay nhưng vẫn riêng một cõi đất trời và không thiếu vắng anh hùng liệt nữ. Anh hùng liệt nữ xưa nay có kém gì => Khơi gợi lên lòng yêu nước của thời hiện tại.
+ Căm phẫn trước tội ác tàn bạo của kẻ thù: Đó là tội ác tày trời của bọn giặc Minh gây ra thảm cảnh núi sông xương máu, khói lửa mù trời, gia đình li tán, vợ con chia lìa xiết bao thảm họa xương rừng máu sông, chốn nhân gian bỏ vợ lìa con -> Những hình ảnh này không thể không làm cho người đọc liên hệ tới tội ác của thực dân Pháp gây ra cho nhân dân ta lúc bấy giờ.
+ Nỗi đau đớn khi quê hương bị giặc tàn phá: Đó là nỗi đau đớn vò xé tâm can, những lời thơ như được viết ra từ gan ruột Thân vong quốc ngậm ngùi đất khóc trời than tác giả như đang hóa thân vào nhân vật Nguyễn Phi Khanh để cất lên khúc bi ai về thảm họa nước mất nhà tan trong thời Pháp thuộc.
- Cách thể hiện tình cảm của tác giả:
+ Sử dụng nhiều biện pháp tu từ, ẩn dụ đặc sắc.
+ Dùng nhiều hình ảnh lớn lao, là vì để thể hiện nỗi căm hờn sâu sắc to lớn: Đất khóc, giời than Sông Hồng vật cơn sầu.
+ Ngôn ngữ và giọng thơ đều thể hiện nỗi buồn sâu sắc, thấm thìa nỗi buồn vong quốc. Những tứ thơ gợi giàu tính biểu cảm: Con ơi! Nhớ lấy lời cha khuyên, con ơi! Càng nói càng đau.
Câu 5. Trong phần cuối đoạn thơ, người cha nói đến cái thế bất lực của mình và sự nghiệp của tổ tông là để nhằm mục đích gì?
+ Phần cuối đoạn thơ người cha nói về sự bất lực của mình.
“Cha xót phận tuổi già sức yếu Lỡ sa cơ đành chịu bó tay.”
=> Mục đích nhằm giúp cho người con thấy được trọng trách mà mình phải gánh vác, đồng thời đó còn là sự khích lệ để người con nốì gót tổ tông làm nên nghiệp lớn.
+ Khép lại đoạn thơ là hình ảnh ngọn cờ độc lập vừa là của cha ông dặn dò con cháu phải kế tục truyền thông đấu tranh chống giặc ngoại xâm, vừa là niềm tin vào thế hệ trẻ và tương lai của đất nước. “Trần Tuấn Khải đang mượn lời lịch sử để tự dặn mình, để chia sẻ với thế hệ mình”.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Người ta nói thơ Trần Tuấn Khải vẫn sử dụng nhiều hình ảnh, từ ngữ có tính chất ước lệ, sáo mòn. Hãy tìm trong đoạn thơ này một số hình ảnh, từ ngữ như thế và cho biết tại sao nó vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ.
+ Bài thơ này ra đời 1924 lúc bấy giờ phong trào Thơ Mới chưa
-V
phát triển, thơ theo lối cũ ước lệ công thức, có rất nhiều từ ngữ được sử dụng trong bài thơ thể hiện điều đó: mây sầu ảm đạm, gió thảm đìu hiụ, tầm tã châu rơi, xương rừng máu sông, thảm vong quốc, lấy ai độ tế đàn sau, bờ cõi phân mao.
+ Mặc dù sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ song bài thơ vẫn có sức truyền cảm bởi vì nó đề cập đến vấn đề lớn lao trọng đại: tâm sự của người con yêu nước. Thứ nữa được viết bằng giọng văn chân thành thông thiết, được viết ra từ gan ruột của một trái tim yêu nước cháy bỏng.
TƯ LIỆU THAM KHAO
“Bài thơ-nói chuyện lịch sử xa xưa, nhưng chính là “mượn xưa nói nay”, lấy câu chuyện cha con Nguyễn Trãi để khêu gợi, hâm nóng lòng yêu nước, căm thù giặc của các giới công chúng đương thời. Trong cảnh mất nước khi đó, hầu hết dân ta đều ấm ức, đau xót, vì vậy, câu chuyện Phi Khanh dặn Nguyễn Trãi được Trần Tuấn Khải tái hiện bằng những vần thơ thống thiết đã được đông đảo công chúng đón nhận với sự đồng cảm sâu sắc. Có thể nói đây thực sự là một bài thơ tuyên truyền yêu nước, kêu gọi cứu nước không khác gì những áng thơ ca yêu nưởc và cách mạng. Với một ngòi bút thơ chan chứa tình cảm và ý vị, với tấm lòng thiết tha đau đớn đối với đất nước, giống nòi, bài Hai chữ nước nhà cũng giông như những Bài hát anh khóa, Gánh nước đêm - của cùng tác giả đã gây tiếng vang lớn và thấm khá sâu trong các tầng lớp công chúng lúc bấy giờ.”
(Theo Nguyễn Hoành Khung, Tư liệu văn học 8)