Soạn Văn 8: Câu ghép

  • Câu ghép trang 1
  • Câu ghép trang 2
  • Câu ghép trang 3
  • Câu ghép trang 4
  • Câu ghép trang 5
CÂU GHÉP
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không hao chứa tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.
Có hai cách nối các vế câu
Dùng những từ có tác dụng nối. Cụ thể:
+ Nối bằng quan hệ từ.
+ Nối bằng một cặp quan hệ từ.
+ Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau {cặp từ hô ứng)
Không dùng từ nối: Trong trường hợp này; giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU CÂU HỎI PHAN bài học
1. Đặc điểm câu ghép.
a) Tìm các cụm C-V
Tôi quên thế nào đươc những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong
T
C
V
c
V
lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
C	V
TPP
Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thụ và gió lanh, me tôi
CN
TPP
/ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. VN
Cảnh vât chung quanh tôi / đều thay đổi, vì chính lòng tôi /
CN	VN	CN
đang có sư thay đổi lớn: hôm nay tôi / đi hoc.
VN	CN VN
+ Tất cả các câu a, b, c đều là câu ghép.
Cách nối các vế câu
Các câu ghép có ở đoạn trích ngoài ba câu (a, b, c).
“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.”
—> Câu này không dùng từ nối, giữa các vế có dấu phẩy
“Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết.”
-> Câu ghép các vế nối nhau bằng quan hệ từ vì.
“Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.”
-> Không dùng từ nối, dùng dấu chấm và cặp từ hô ứng: nhưng lại
Tìm thêm ví dụ:
“Em thân yêu, thân yêu, Xiu nói, cúi khuôn mặt hốc hác xuống gần gối, em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn nghĩ đến mình nữa.”
(O. Hen-ri, Chiếc lá cuối cùng)
“Dù chúng có cao đến đâu chăng nữa, đứng xa thế cũng khó lòng trông thấy ngay được, nhưng tôi thì bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ.”
(Ai-ma-tốp, Hai cây phong)
“Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá.”
(Nam Cao, Lão Hạc)
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Tìm câu ghép trong các đoạn trích dưới đây. Cho biết trong mỗi câu ghép các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?
a)
“U van Dần, u lạy Dần” (câu ghép không dùng tữ nối), ghép trực tiếp.
“Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ.”
(Câu ghép có quan hệ nối tiếp, cặp từ hô ứng mới... mới... mới').
“Sáng nay người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không?”
(Câu ghép không dùng từ nối, quan hệ đẳng lập)
“Nếu Dần không buông chị ra, chốc nữa ông lí vào đây, ông ấy trói nôt cả u, trói nốt cả Dần nữa đấy.”
(Câu ghép có từ Nếu... thì, nhưng chữ thì bị lược bỏ)
b)
“Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không khóc ra tiếng.”
Câu ghép có từ nối, nhưng lược ộ vế đầu thì... đã
“Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẫu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.”
Câu ghép có quan hệ từ.
c)
“Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay.”
Câu ghép không có từ nối.
d)
“Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá.”
Câu ghép có cặp từ nôi nên... bởi vì.
Câu 2. Với mỗi cặp quan hệ từ dưới đây, hãy đặt một câu ghép.
ạ)
Vỉ'hôm qua gió lớn nền hôm nay sân trường nay lá rụng.
Vì chưng bác mẹ tôi nghèo cho nên tôi phải băm bèo thái khoai.
Sở dĩ chúng ta có mặt tại đây hôm nay là để thắp lên ngọn lửạ tuổi hai mươi trong trái tim mỗi người.
b)
Nếu bạn nghe lời tôi ngay từ đầu thì đâu phải chịu kết quả như bây giờ.
Hễ còn giặc ngoại xâm thì ta phải đứng lên đánh đuổi nó đi.
Giá mà được trở lại tuổi thơ thì tôi sẽ ngồi bên bà mỗi tốì để được nghe truyện cổ tích.
c)
Tuy nhà xa nhưng em vẫn đi học đúng giờ.
Mặc dù bị bọn lính trói cả chân tay nhưng Bác Hồ vẫn say sưa ngắm cảnh thiên nhiên trên đường chuyển lao.
d)
Bạn Nam không những học giỏi mà còn rất cần cù, chăm chỉ.
Hút thuốc lá chẳng những gây tác hại cho mình mà còn gây ảnh hưởng với mọi người xung quanh.
Câu 3. Đặt câu ghép em vừa đặt được thành những câu ghép mới bằng một trong hai cách Bỏ bớt quan hệ tù, đảo trật tự các vế.
Làm câu này dựa trên cơ sở các câu đã đặt được ở câu 2.
Câu 4. Đặt câu ghép với mỗi cặp từ hô ứng sau đây:
a)
Cái Tý vừa mới về nhà đã chạy ngay đến lục lọi tủ lạnh lôi ra đủ thứ rồi ăn ngấu nghiến.
Nó chưa giỏi giang gì đã vênh vênh cái mặt thật ghét.
Lúa vừa mới lên đòng đã bị châu chấu ăn sạch.
b)
Mẹ đi đâu, nó theo đấy.
Người nào làm, người nấy chịu.
Cậu bảo sao, tớ làm vậy.
c)
Càng căm thù giặc càng nuôi chí bền.
Càng yêu nghề chúng ta càng phải cố gắng hơn nữa.
Câu 5. Viết một đoạn văn ngắn về một trong các đề tài sau (đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu ghép) thói quen của việc sử dụng bao nỉ lông hoặc tác dụng của việc lập dàn ý.
Đoạn văn tham khảo
Đoạn 1: “Muốn bảo vệ môi trường chúng ta phải thay đổi thói quen sử dụng bao ni lông trong cuộc sông hằng ngày. Những năm 80 trở về trước chúng ta vẫn thường dùng các loại lá để gói đồ, lá chuôi, lá vả, lá dong,..., các loại lá đó vừa an toàn thực phẩm lại vừa rất dễ phân hủy, mà nhà vườn cũng có thêm ít thu nhập.”
- Đoạn 2: “Viết văn mà không lập dàn ý giông như người bị lạc ở trong rừng mất phương hướng. Dàn ý không chỉ giúp bài văn sáng sủa mạch lạc lập luận chặt chẽ mà còn có hệ thông ý đầy đủ, cân đôi toàn diện. Dàn ý còn góp cho chúng ta tránh được tình trạng đầu voi đuôi chuột, hoặc lan man xa đề những căn bệnh phổ biến trong làm văn.”