Soạn Văn 8: Phương pháp thuyết minh

  • Phương pháp thuyết minh trang 1
  • Phương pháp thuyết minh trang 2
  • Phương pháp thuyết minh trang 3
  • Phương pháp thuyết minh trang 4
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
I. KIẾN THỨC Cơ BẢN
• Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, người viết phải quan sát, tỉm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.
• Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ, người ta có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kè, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại...
II. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU CÂU HỎI PHAN bài học
Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh ta cần phải:
Quan sát, học tập, tích lũy tri thức để làm văn bản
thuyết minh
Đọc lại các văn bản: (Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất) các văn bản ấy sử dụng tri thức trong đời sông thực tế.
Muốn có được những tri thức đó đòi hỏi phải có sự quan sát thực tiễn công phu, kĩ lưỡng và sự tích lũy kiến thức lâu dài, sự nghiên cứu tìm tòi.
Bằng tưởng tượng, suy luận không thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh.
Phương pháp thuyết minh gồm có các phương pháp sau
Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích: Là phương pháp vận dụng tri thức để nêu khái niệm hiện tượng, sự vật, thường sử dụng từ là trong câu văn. Ví dụ: Huế là..., Nông Văn Vân là...
Phương pháp liệt kê: Trình bày tri thức theo một trật tự nhất định, tính chất thời gian, không gian, cấu tạo.
Ví dụ: “Cây dừa công hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uông, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm...”
(Cây dừa Bình Định)
Phương pháp nêu ví dụ: nêu ra những dẫn chứng xác thực để minh họa cho vấn đề đang được thuyết minh làm cho người đọc dễ hiểu, dễ nắm bắt được vấn đề.
Ví dụ: “Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch chông thuốc lá.-Người ta cấm hút ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đôla, tái phạm 500 đôla).”
(Ôn dịch, thuốc lá)
Phương pháp dùng số liệu, con số: Sử dụng các số liệu vào quá trình thuyết minh, các số liệu này là kết quả của một quá trình nghiên cứu thông kê - các số liệu làm tăng tính thuyết phục của văn bản.
Ví dụ: “Ta đến bệnh viện K sẽ thấy rõ: Bác sĩ viện trưởng cho biết trên 80% ung thư vòm họng và ung thư phổi là do thuốc lá.”
Phương pháp so sánh: Đối chiếu sự vật, sự việc đang được thuyết minh với sự vật, sự việc khác để nêu bậc được hản chất của vấn đề đang thuyết minh.
Ví dụ: “Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn gần bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.”
g) Phương pháp phân loại, phân tích: chia vấn đề đối tượng thuyết minh ra thành nhiều loại, nhiều khía cạnh, nhiều mặt để làm rõ từng ý.
>
Ví dụ: “Cái đặc điểm của Thành phô' Huế được chia ra các mặt:
Phong cảnh thiên nhiên.
Các công trình kiến trúc.
Các nhà vườn ở Huế.
Món ăn.
Tinh thần quật cường của nhân dân.”
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Tác giả hài Ôn dịch, thuốc lá đã nghiên cứu tìm hiểu rất nhiều để nêu lên yêu cầu chống nạn hút thuốc lá. Em hãy chỉ ra phạm vỉ tìm hiểu vấn đề thể hiện trong hàỉ viết.
Tác giả bài Ôn dịch, thuốc lá đã nghiên cứu tìm hiểu rất nhiều những phạm vi mà tác giả đã tìm hiểu đó là:
Sự nguy hại của .thuốc lá đô'i với sức khỏe của con người (phương diện cá nhân).
Sự nguy hại của thuốc lá đốì với mọi người xung quanh (phương diện xã hội).
Sự nguy hại của thuốc lá đốì với hành vi đạo đức của con người.
Phong trào chống ôn dịch thuốc lá ở trên thế giới.
Câu 2. Bài viết đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào để nêu bật lên tác hại của việc hút thuốc lá?
Phương pháp bao trùm cả bài là phương pháp phân loại, phân tích (chia vấn đề thành nhiều khía cạnh, nhiều mặt)
Trong mỗi khía cạnh, mỗi mặt lại sử dụng những phương pháp khác nhau.
+ Đoạn một (Từ đầu đến còn nặng hơn cả AIDS): phương pháp nêu định nghĩa giải thích.
+ Đoạn hai (Từ Ngày trước đến sức khỏe cộng đồng): phương pháp so sánh, giải thích, dùng số liệu.
+ Đoạn ba (từ có người bảo đến tội ác): phương pháp giải thích, nêu ví dụ.
+ Đoạn bốn (từ Bố và anh hút đến hết): phương pháp giải thích, nêu ví dụ, phân tích.
Câu 3. Đọc văn bản thuyết minh “Ngã ba Đồng lộc” và trả lời câu hỏi thuyết minh đòi hỏi kiến thức nào? Văn bản này sử dụng phương pháp thuyết minh nào?
Thuyết minh đòi hỏi phải có kiến thức thực tế chính xác, và nhiều lĩnh vực khác nhau: địa lí, lịch sử.
+ Kiến thức địa lí: giao điểm của hai đường quốc lộ số 8, và sô”
15... đoạn đường dài 22km.
+ Kiến thức lịch sử: có 44 trọng điểm... chịu đựng 2.057 trận bom ngày 24-7-1968 sau 18 lần.
Phương pháp thuyết minh: Hai phương pháp chính nêu định nghĩa, giải thích và phương pháp dùng số liệu.