Soạn Văn 8: Cô bé bán diêm (trích)

  • Cô bé bán diêm (trích) trang 1
  • Cô bé bán diêm (trích) trang 2
  • Cô bé bán diêm (trích) trang 3
  • Cô bé bán diêm (trích) trang 4
  • Cô bé bán diêm (trích) trang 5
Bài 6
Cô bé bán diêm
TrỢ từ, thán từ
Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
CỎ BÉ BÁN DIÊM
An-đéc-xen
KIẾN THỨC Cơ BẢN
về tác giả: An-đéc-xen 11805-1875) là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em. Nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích, nhưng cũng có những truyện do ông hoàn toàn sáng tạo ra. Bạn đọc khắp năm châu quen thuộc với nhiều truyện của ông như “Cô bé bán diêm”, “Bầy chim thiên nga”, “Nàng tiên cá”, “Bộ quần áo mới của hoàng đế”, “Nàng công chúa và hạt đậu”...
về tác phẩm: Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các tình tiết diễn biến hợp lí, tác phẩm “Cô bé bán diêm” của An-đéc-xen truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh.
HƯỚNG DẪN ĐỌC HlỂU VĂN BẢN
Câu 1. Hãy xác dinh ba phần của văn bản. Căn cứ vào đău để có thể chia phần thứ hai thành những đoạn nhỏ hơn?
- Văn bản có thể chia làm ba phần:
+ Phần thứ nhất (Từ đầu đến cứng đờ ra): Hoàn cảnh tội nghiệp của em bé bán diêm trong đêm giao thừa.
+ Phần thứ hai (tiêp đến về chầu thượng đế)'. Em bé và những cây diêm mơ ước.
+ Phần thứ ba (còn lại): Cái chết của em bé.
Phần thứ hai là phần quan trọng nhất, dựa vào một chi tiết cô bé quẹt những que diêm để sưởi ta có thể chia phần này ra bốn đoạn nhỏ:
+ Cảnh hiện lên trong que diêm thứ nhất.
+ Cảnh hiện lên trong que diêm thứ hai.
+ Cảnh hiện lên trong que diêm thứ ba.
+ Cảnh hiện lên trong que diêm thứ tư.
Câu 2. Qua phần đầu, chúng ta được biết gì về gia cảnh của nhân vật cô bé bán diêm, thời gian và không gian xảy ra câu chuyện? Liệt kê những hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau) được nhà văn sử dụng trong phần này nhằm khắc họa nỗi khổ cực của cô bé.
Gia cảnh của cô bé bán diêm.
+ Bà nội mất, gia sản tiêu tán.
+ Nơi gia đình em đang sông là một xó tối tăm và những lời
r
mắng nhiếc, chửi rủa, Gha con em ở trên cái gác sát mái, gió thổi rít vào trong nhà.
+ Cảnh bán diêm của cô bé.
Thời gian: đêm giao thừa mọi người ở trong nhà quây quần đoàn tụ.
Không gian: ở trong mọi nhà đều rực sáng ánh đèn và sực nức mùi ngỗng quay, ngoài đường trời rét mướt cô bé bán diêm đầu trần chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối, đôi tay cứng đờ.
Tình cảnh: em không thể về nhà vì chưa bán được bao diêm nào và chưa có ai bố thí cho em xu nào đem về nên nhất định cha em sẽ đánh em.
—> Hoàn cảnh thật đáng thương, tội nghiệp, sự tương phản dữ dội giữa một em bé bơ vơ, côi cút đói rách trong đêm giao thừa và không khí ấm cúng của mọi người trong đêm giao thừa, chính vì vậy mà càng đáng thương hơn, xót lòng hơn.
Câu 3. Chứng mình rằng những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm diễn ra theo thứ tự hợp lí. Trong sô các mộng tưởng ấy, điều nào gắn với thực tế, diều nào thuần túy chỉ là mộng tưởng?
Những lần quẹt diêm
Sự hợp lí
Cảnh mộng tưỏng
Cảnh thực tế trở về
Lẩn thứ nhất
Lúc này gió thổi rít, hai tay em cứng đờ, em phải ngồi trong góc tường cho đỡ lạnh
ước ao lò sưởi là hợp lí
- Em tưởng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt, có những hình nổi bằng đồng bóng loáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng.
Em vừa duỗi chân ra sưởi thì lửa vụt tắt.
Em bần thần cả người nghĩ tới việc cha em giao đi bán diêm. Đêm nay về nhà thế nào cũng bị cha mắng.
Lần thứ hai
-. Suốt cả ngày em chưa được ăn bụng đang đói cồn cào
- Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay. Nhưng điều kì diệu nhất là con ngỗng nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc - sét cắm trên lưng tiến về phía em.
Phô' xá vắng ngắt lạnh buốt tuyết phủ trắng xóa.
Khách qua đường lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của em bé
Lần thứ ba
- Lúc này đang đêm giao thừa em ao ước có được đêm giao thừa thật đẹp như bao người khác
- Cây thông Nô-en trang trí thật lộng lẫy, hàng ngàn ngọn nến sáng rực lấp lánh, rất nhiều bức tranh màu sặc sỡ
- Những ngôi sao đổi ngôi trên bầu trời - có ai vừa chết?
Lần thứ tư và liên tiếp những que diêm khác
- Lúc này em đang cô đơn đang khao khát tình thương của người thân yêu
Bà em đang mỉm cười, bà em to lớn và đẹp lão
Bà cụ cầm lấy tay em, hai bà cháu bay vụt lên cao mãi
+ Trong bôn lần quẹt diêm: Lần thứ nhất và lần thứ hai, em bé khao khát có cuộc sông vật chất đầy đủ; lần thứ ba khao khát có cuộc sống tinh thần yên vui, lần thứ tư khao khát tình yêu thương.
+ Mỗi que diêm quẹt lên là một khát vọng của tuổi thơ đau khổ được thắp sáng. Ba lần đầu sau cảnh mộng tưởng được hiện lên là trở về với thực tế nghiệt ngã đau buồn, “sự tương phản gay gắt giữa thực tế và mộng tưởng, cuộc đời và ảo ảnh cứ sóng đôi hiện hiện đang cài”.
(Vũ Dương Quỹ)
+ Điều thứ tư chỉ thuần túy là mộng tưởng.
Câu 4. Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện “Cô bé bán diêm” nói chung và về đoạn kết nói riêng.
- Về đoạn kết của câu chuyện:
+ Đoạn kết của câu chuyện là một bi kịch đau thương, sự tương phản giữa hai mảnh đời:
• Mặt trời lên, trong sáng,	• ơ xó tường lạnh lẽo, em
chói chang trên bầu trời
• Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà
bé đã chết trong đêm giao thừa.
• Thi thể em bé giữa những bao diêm
—> Đó là bi kịch của cuộc đời thiếu vắng tình thương, em bé bán diêm chết trong cô đơn giá lạnh tê tái, trong đói khát, trong thời điểm mà mọi người vui vẻ nhất, cái chết đầy xót xa, làm lòng ta quặn thắt.
+ Một cái chết đẹp về hình hài thể xác và tinh thần.
+ Em đã cùng bà về với Thượng đế chí nhân, hai bà cháu bay vụt lên cao mãi để đón lấy những niềm vui đầu năm.
Đôi má vẫn màu hồng và đôi môi đang mỉm cười.
Nhà văn đã nâng đỡ linh hồn của em bé đáng thương, dường như không phải em chết mà em đang đi vào cõi bất tử, nơi có tình thương bao la của bà em mà em từng khao khát với nụ cười mãn nguyện.
Về câu chuyện:
+ Câu chuyện thấm đẫm tính nhân đạo sâu sắc của nhà văn đốì với những mảnh đời bất hạnh.
+ Tác phẩm thức tỉnh trong lòng ta về tình yêu thương: hãy quan tâm đến sô" phận những con người nghèo khổ, hãy biết trân trọng giữ gìn những gì ta có.
Tư LIỆU TIIAM KHẢO
“Những que diêm đóng vai trò tựa như những cây đũa thần màu nhiệm, chúng thắp lên những ước mơ và mở ra những thế giới kì diệu của em.
Bôn que diêm và bốn ảo ảnh. Thứ nhất là ảo ảnh về sự ấm áp cho em bé phong phanh trong đêm tuyết dày. Thứ hai là ảo ảnh về bữa ăn ngon cho em bé đã suốt một ngày nhịn đói. Thứ ba là ảo ảnh về ngày vui năm mới đang diễn ra xung quanh, cách em không xa. Năm mới ở phương Tây người ta dựng cây thông, treo đèn nến, đồ chơi như là ngày Nô-en. Thứ tư là ảo ảnh về tình yêu thương dịu ‘dàng. Toàn là những khát khao mơ ước của những em -bé bơ vơ.
Bị cái đói và cái rét hành hạ, lại bị đe dọa, mắng chửi, em bé bán diêm vẫn thể hiện những tình cảm đẹp đẽ và lương thiện, khi chết vẫn thanh thản mỉm cười, như được an ủi bởi một niềm tin. Nhưng nụ cười trong cơn mê, trong giấc mơ làm sao có thể thay thế được thực tế? Cho nên kết thúc tác phẩm vẫn mang đậm tính chất bi kịch. Nó là bi kịch của cõi đời thiếu vắng tình người. Những điều kì diệu trong ngọn lửa diêm thực chất đều là ảo ảnh của mơ ước, những ảo ảnh đã tan biến khi que diêm vụt tắt. Và ảo ảnh cuối cùng đã bay lên cùng linh hồn đáng thương của em. Nếu ba ảo ảnh đầu đã mất khi ngọn lửa diêm tắt, ai dám bảo ảo ảnh này sẽ còn mãi khi que diêm cuối cùng trong bao cũng tắt? Ngọn lửa diêm là thứ lửa thật bé nhỏ và mong manh, thì ảo ảnh trong đó sao có thể bền lâu? Cho nên những điều kì diệu và cảnh huy hoàng cuối cùng không khỏa lấp được lòng thương xót đốì với sô' phận cô bé. Cô bé đã chết rồi, nhưng cái chết của em vẫn nhắn lại nhiều điều đô'i với những ai đang sông.”
(Theo Trần Đình sử, Đọc văn học văn. NXB