Soạn Văn 8: Ôn dịch, thuốc lá

  • Ôn dịch, thuốc lá trang 1
  • Ôn dịch, thuốc lá trang 2
  • Ôn dịch, thuốc lá trang 3
  • Ôn dịch, thuốc lá trang 4
Bải 12
Ôn dịch, thuốc lá
Câu ghép (tiếp theo)
Phương pháp thuyết minh
ÔN DỊCH, THUỐC LÁ
Nguyễn Khắc Viện
I. KIẾN THỨC Cơ BẢN
về tác giả: Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện là người am hiểu về rất nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đặc biệt là y học. Õng có rất nhiều bài viết nói về việc phòng bệnh và chữa bệnh cho mọi người.
về văn bản: Giống như ôn dịch, nạn nghiện thuốc lá rất dễ lây lan và gây những tổn thất to lớn cho sức khỏe và tính mạng con người. Sọng nạn nghiện thuốc lá còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch: nó gặm nhấm sức khỏe con người nên không dễ kịp thời nhận biết, nó gây tác hại nhiều mặt đối với cuộc sống gia đình và xã hội. Bởi vậy, muốn chống lại nó cần có quyết tâm cao hơn và biện pháp triệt dể hơn là phòng chống ôn dịch.
II. HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Câu 1. Phân tích ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong đầu đề của văn bản: Ôn dịch, thuốc lá. Có thể sửa thành Ôn dịch thuốc lá hoặc Thuốc lá là một loại ôn dịch được không? Vì sao?
+ Ôn dịch trong tiếng Việt là từ được dùng để làm tiếng chửi rủa thể hiện thái độ căm ghét, ghê sợ - một loại bệnh nguy hiểm lây lan làm chết người.
- Đặt dấu phẩy giữa ôn dịch và thuốc lá là một bịện pháp tu từ biểu thị thái độ cảm xúc của người viết, trọng âm của ngữ rơi vào hai từ ôn dịch.
+ Nếu ta bỏ dấu phẩy đi viết thành Ồn dịch thuốc lá - Tiêu đề sẽ bị giảm nhẹ tính biểu cảm.
+ Hoăc viết Thuốc lá là một loại ôn dịch cũng được nhưng không gây ấn tượng mạnh và hàm súc như Ồn dịch, thuốc lá.
Câu 2. Vì sao tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá? Điều đó có tác dụng gì trong lập luận?
Trước khi phân tích tác hại của thuốc lá, tác giả đã dẫn lời Trần
Hưng Đạo tấu trình nhà vua khi bàn về việc đánh giặc: “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu.”
+ Đây là biện pháp so sánh ngầm, thoạt nhìn tưởng chừng như việc đánh giặc và hút thuốc lá chẳng liên quan gì đến nhau nhưng lại có những điều tương đồng sâu sắc, thú vị.
+ Đó là một sự trích dẫn đầy ý nghĩa.
Vạch ra cách phá hoại của thuốc lá: Thuốc lá gặm nhấm cơ thể con người giống như tằm ăn dâu, nó diễn ra từ từ, âm thầm, bí mật song làm cho cơ thể kiệt quệ lúc nào không biết.
Nhấn mạnh mức độ nguy hiểm của thuốc lá: Cũng giông như kẻ thù ngoại xâm, nó sẽ hủy diệt sự sống của con người.
+ Tác dụng của việc trích dẫn: Làm cho lập luận trở nên chặt chẽ, có tính thuyết phục cao.
Câu 3. Tác giả đã nêu lên tác hại của thuốc lả như thế nào đối với con người?
+ Bằng những cứ liệu khoa học, bằng sự giải thích, phân tích tường tận của một nhà khoa học, tác giả chứng minh cho mọi người thấy được tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của con người nó gây ra những căn bệnh nan y: Viêm phế quản, ung thư phổi và ung thư vòm họng làm tắc động mạch, làm nhồi máu cơ tim... khiến cho người đọc phải rùng mình kinh sợ.
Câu 4. Vì sao tác giả lại giả định “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi” trước khỉ nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá?
Tác giả đưa ra sự giả định “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi” trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá vì:
Để chỉ rõ sự ôn dịch của thuốc lá nó không chỉ ảnh hưởng tới một người hút mà nó ảnh hưởng, còn đầu độc tới mọi người xung quanh (những người làm việc cùng phòng, vợ, con, đặc biệt là thai nhi bé bỏng dẫn tới sinh non rất nguy hiểm).
Thể hiện thái độ phê phán nghiêm khắc với những người hút thuốc lá và đề nghị những người hút thuốc lá phải có ý thức ra hành lang hoặc ngoài sân để không ảnh hưởng đến người khác.
—> Như vậy bằng tình cảm nhiệt tình, sôi nổi, tác giả đã chỉ ra thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến người hút mà thuốc lá còn ảnh hưởng tới mọi người xung quanh.
Câu 5. Vì sao tác giả đã đưa ra những số liệu để so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Ầu-Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này?
+ Tác giả đưa ra những số liệu để so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu - Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị nhằm mục đích cao hơn, chỉ ra cho mọi người thấy một tác hại nguy hiểm khác của thuốc lá: làm xói mòn tâm hồn và đạo đức của con người, hút thuốc lá con đường dẫn tới phạm pháp.
Thuốc lá => trộm cắp => phạm pháp
+ Phần cuối của bài viết tác giả đưa ra những thông báo về chiến dịch chông thuốc lá hiện nay ở các nước tiên tiến trên thế giới để mọi người “trông người mà ngẫm đến ta”. Ôn dịch, thuốc lá, đó là một tín hiệu SOS (cấp cứu).
Tư LIỆU THAM KHẢO
“Tác giả dùng từ “thuốc lá” là nói tắt của tệ nghiện thuốc lá. Đặt “thuốc lá” sau từ ôn dịch là muốn so sánh tệ nghiện thuốc lá như một thứ căn bệnh có đặc điểm là dễ lây lan như: dịch tả, dịch cúm, nhưng không viết dịch thuốc lá mà viết ôn dịch, một từ thường dùng làm tiếng chửi rủa hơn nữa lại đặt dấu phẩy giữa ôn dịch và thuốc lá như một biện pháp tu từ, người viết đã biểu lộ tình cảm vừa căm tức vừa ghê rợn.
...Cao thêm một bậc nữa, thuốc lá gặm nhấm tâm hồn và lối sông của con người nhất là thế hệ trẻ.”
(Theo Vũ Dương Quỹ, Lê Bảo - Bình giảng văn 8)