Soạn Văn 8: Muốn làm thằng Cuội

  • Muốn làm thằng Cuội trang 1
  • Muốn làm thằng Cuội trang 2
  • Muốn làm thằng Cuội trang 3
  • Muốn làm thằng Cuội trang 4
  • Muốn làm thằng Cuội trang 5
  • Muốn làm thằng Cuội trang 6
Bài 16
Muốn làm thằng Cuội
Ôn tập và kiểm tra tiếng Việt
Trả bài tập làm văn số 3
MUỐN LÀM THẰNG CUỘI
Tản Đà
I. KIẾN THỨC Cơ BẢN
• Về tác giả: Tản Đà (1889-1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, què ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay là huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây). Tản Đà xuất thân là nhà nho, từng hai phen lều chõng đi thi nhưng không đỗ. Sau đó, ông đã chuyển sang sáng tác văn chương quốc ngữ và sớm nổi tiếng, đặc biệt là vào những năm, 20 của thế kỉ XX. Thơ ông tràn đầy cảm xúc lãng mạn, lại rât đậm đà bản sắc dân tộc và có những tìm tòi, sáng tạo mới mẻ. Có thể xem thơ Tản Đà như một gạch nối giữa thơ cổ điển và tha hiện đại Việt Nam. Ngoài thơ, Tản Đà còn viết văn xuôi và cũng nổi tiêng với những bài tản văn, tùy bút, tự truyện, những thiên du kí viễn tưởng đặc sắc.
về tác phẩm: Tác phẩm chính: “Khối tỉnh con I, II”; “Giấc mộng con I”, “Thề non nước”. Bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” nằm trong quyển “Khối tình con I”, xuất bản năm 1917. (Thằng Cuội: nhân vật ở trên cung trăng, theo truyền thuyết dân gian').
về Bài thơ: Bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” của Tản Đà là tâm sự của một con người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, xầu xa, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng. Sức hấp dẫn của bài thơ là ở hồn thơ lãng mạn pha chút ngông nghênh đáng yêu và ở'những tìm tòi đổi mới thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật cổ điển.
II. HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Câu 1. Hai câu đầu là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng. Theo em, vì sao Tản Đà có tâm trạng “chán trần thế”?
Hai câu đầu: tiếng thở than lời tâm sự buồn.
Thu là mùa gợi nhiều cảm xúc nhất, các thi sĩ thường rất yêu mùa thu bởi khí trời se lạnh, bởi gió hiu hiu, bởi nắng nhàn nhạt, nhưng thu cũng thường mang đến cho con người ta nỗi buồn ướt cả trang thơ.
+ Nỗi buồn của thi sĩ Tản Đà đã đi đến tận cùng của giới hạn “Buồn lắm”. Tác giả đem nỗi buồn ấy tâm sự với một người bạn rất đặc biệt chị Hằng. Câu thơ thật lạ, lạ ở cách xưng hô chị - em với từ ơi thắm thiết, lạ ở cách tâm sự người ở trên trời cao xa tít - người ở trần gian mù mịt bụi trần nhưng không phải không có lí vì cả hai cùng cô đơn.
+ Nguyên nhân của nỗi buồn: Sự chán chường trần thế vì cuộc sông bế tắc, tù túng của xã hội thực dân phong kiến bóp nghẹt sự sông của con người. Thân phận người dân nô lệ làm sao mà vui được mà không chán - chán còn bởi vì Tản Đà mang một niềm đau riêng tài cao nhưng phận thấp.
Câu 2. Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng, Tản Đà là một hồn thơ “ngông” nghĩa là gì? Hãy phân tích cái “ngông” của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội.
+ “Ngông” là thái độ bất cần đời, là dám làm điều trái lẽ thường, không sợ dư luận khen chê. Trong xã hội phong kiến “ngông” là thái độ phóng túng coi thường khuôn phép trói buộc cá tính. (Trần Đình Sử) cai “ngông” của Tản Đà ở đây là ước muốn được làm thằng Cuội.
+ Muốn làm thằng Cuội tại sao lại ngông? Bởi vì, người ta chỉ ước muốn những gì ở cõi trần có ai dám “bạo gan” lên tới cõi trăng cao xa vời vợi, và muôn làm ai chả muôn lại muôn làm thằng Cuội, thành ngữ “nói dối như Cuội” vốn đã ăn sâu trong tiềm thức của mọi người. Tản Đà mặc kệ, “ngông” là ở chỗ đó.
+ Ban đầu là lời ướm hỏi “cung quế có ai ngồi đó chửa” nhưng chị Hằng chưa kịp trả lời thi nhân đã ngỏ lời cầu xin luôn “cành đa xin chị nhắc lên chơi”! Để cho chị Hằng chấp nhận lời thỉnh cầu, Tản Đà còn vẽ ra viễn cảnh tươi sáng:
“Có bầu có bạn can chi tủi Cùng gió, cùng mây thế mới vui.”
Lại thêm một lần “ngông” nữa từ chỗ chị em thoắt cái đã thành bầu bạn với chị Hằng xinh đẹp khi Tản Đà đã đặt chân tới cung trăng.
Hai tâm hồn cô đơn một dưới mặt đất, một trên bầu trời được gặp gỡ hội ngộ biến từ tủi phận thương thân thành niềm vui phơi phới cùng nhau bay lượn với gió, với mây một hồn thơ thật lãng mạn bay bổng.
Câu 3. Phân tích hình ảnh cuối bài thơ, em hiểu cái cười ở đây có ỷ nghĩa gì?
Câu kết của bài thơ khép lại một hình ảnh thật đẹp: Vào ngày rằm Trung thu trăng tròn vành vạch rực rỡ tỏa sáng khắp nhân gian ngước mắt nhìn lên thấy nhà thơ đáng tựa vai chị Hằng xinh đẹp mỉm cười nhìn xuồng thế gian.
Cái cười ở đây có rất nhiều ý nghĩa.
+ Cái cười ngông của một thỉ sĩ đa tình khi định ở bên một người đẹp nhất cõi trời mà ai ai cũng ao ước.
Cái cười mãn nguyện của con người đã thoát li được trần thế, đã có được bầu bạn, đã đạt được ước mơ khát vọng của mình trở thành thằng Cuội ở cung trăng.
Cái cười chẽ giễu cuộc đời trần tục đây những cái xấu xa, chật hẹp, nhỏ nhoi làm cho con người phát chán.
=> Cái cười là “đỉnh cao của hồn thơ lãng mạn, phong thái phóng khoáng, ngông nghênh mà rất duyên dáng, đạ tình của Tản Đà”.
(Theo Vũ Dương Quỹ, Lê Bảo - Bình giảng văn 8) Câu 4. Theo em, những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp
dẫn của bàỉ thơ.	»
Làm nên sức hấp dẫn của bài thơ là ở hồn thơ lãng mạn bay bổng ở cái “ngông”, rất riêng của nhà thơ mà chỉ có ở Tản Đà, và chỉ Tản Đà mới có.
Bài thơ được làm tkeo thể thơ Đường luật nhưng ngôn ngữ lại rất tự nhiên, giản dị, đậm đà tính dân tộc, hầu hết là những từ thuần Việt gần gũi với đời sông: can chi tủi, thế mới vui, buồn lắm chị Hằng ơi,...
- Giọng thơ phóng túng, tự nhiên như một lời tâm tình, như lời giãi bày tâm sự riêng tư.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Nhận xét về phép đối trong câu 3-4 và 5-6 của bài thơ.
+ Theo nguyên tắc của thơ thất ngôn bát cú, đối phải bảo đảm về cả hai phương diện ý và lời, hai cặp đôi của Tản Đà trong bài thơ:
không chuẩn về thanh
xin chị nhắc lên chơi
“Cung quế đã ai ngồi đó chửa Cành đa xin chị nhắc lên chơi”
đối không chuẩn về ý giữa hai câu
Câu 2. So sánh ngôn ngữ và giọng điệu ở bài thơ này với bài thơ , “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan (đã học lớp 7).
+ Cùng xem lại bài thơ Qua Đèo Ngang.
“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà .
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta”.
a) Giống nhau:	’■
Cả hai bài thơ đều thể hiện nỗi buồn của thi nhân.
Đều làm cùng một thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. h) Khác nhau:
Nỗi buồn trong bài thơ Qua Đèo Ngang thể hiện kín đáo ta với ta, .nỗi buồn trong bài thơ Muốn làm thằng Cuội thể hiện rõ ràng, cụ thể hơn: “Buồn lắm chị Hằng ơi”, “Chán nữa rồi”
Ngôn ngữ trong bài thơ Qua Đèo Ngang thể hiện sự trang trọng mực thước mang màu sắc cổ kính. Ngôn ngữ trong bài thơ Muốn làm thằng Cuội thể hiện sự giản dị, tự nhiên.
Hai câu 3 và 4, 5 và 6 trong bài thơ Qua Đèo Ngang bình đôi rất chuẩn, còn trong bài thơ Muốn làm thằng Cuội không bảo đảm sự bình đối.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Ngông cũng lắm kiểu. Có cái ngông cùng nghĩa 'với ngang ngược, chỉ đáng cho người đời ghét bỏ. Có cái ngông thực ra là sự thanh cao. Ngông của Tản Đà thuộc trường hợp sau. Tản Đà trên đường vào Nam ghé thăm Cửa Sót (Hà Tĩnh) gặp cánh trẻ con đi quét lá về đun bị mưa; đã bỏ tiền ra nhờ người làng dùng lều làm nơi trú ẩn cho trẻ lúc nắng mưa. Tản Đà từ Nam ra Bắc, trên tàu thủy, gặp đám dân bị nạn, đói rách ốm đau, bỏ tiền ra chu cấp, về đến Hải Phòng còn mời chụp ảnh kỉ niệm. Rồi mộ Quang Trung bị chính quyền thực dân ngăn cấm đến thăm, Tản Đà vẫn ngang nhiên mà đến thăm. Thời đó, Tản Đà không phải không đủ sức như ai, tạo cho mình một cuộc sống sung túc, thậm chí giàu sang. Nhưng như mọi người đã thấy đó, Tản Đà không chịu nhập cuộc. Tản Đà lánh đục theo trong, tự mình tìm kế sinh nhai để rồi phải gánh chịu sự túng quẫn suốt một đời, nhất là trong những đêm cuối. Tản Đà đã sẵn sàng đánh đổi cái nghèo vật chất để lấy cái giàu tinh thần. Giữa cái ác, Tản Đà tách ra để đi với cái thiện. Giữa cái xấu, Tản Đà càng có ý thức vươn lên cái đẹp. Đẹp của đất trời. Đẹp của con người. Đẹp của văn chương. Đẹp cả trong cách sống. Cho nên, đúng là trong cái ngông của Tản Đà mà người đời từ lâu đã tinh ý nhận ra để không những không ghét, không khó chịu, lại còn lấy làm vui, làm quý bởi ở trong đó, đằng sau là nhân cách, là đạo lí làm người, là giá trị nhân bản. Cái ngông của Tản Đà một phần cũng là do cá tính tự nhiên, nhưng một phần cũng là do Tản Đà phải tự' tạo để phản ứng lại với cái thứ ô trọc giữa cuộc đời. “Người ta hơn tớ cái phong lưu - Tớ lại hơn ai cái sự nghèo”. Tản Đà đã phải lấy cái nghèo - ngông để chọi lại cái phong lưu - rác rưởi, Lê Thanh trong thi sĩ Tản Đà viết: “Đời đục tiên sinh trong. Đời tối tiên sinh sáng. Đời quay cuồng trong nhân dục, tư lợi, tiên sinh sống ở thế giới tinh thần.”
(Theo Nguyễn Đình Chú, Thơ văn Tản Dà)