Soạn Văn 8: Từ tượng hình, từ tượng thanh

  • Từ tượng hình, từ tượng thanh trang 1
  • Từ tượng hình, từ tượng thanh trang 2
  • Từ tượng hình, từ tượng thanh trang 3
  • Từ tượng hình, từ tượng thanh trang 4
TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên,. của con người.
Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi.được hỉnh ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểucăm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU CÂU HỎI PHAN bài học
+ Đọc các đoạn trích và trả lời câu hỏi
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”
Này! Ông giáo ạ! Cái giông nó cũng khôn! Nó cứ làm im như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này ă?”
“Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhón nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần - áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.”
+ Từ gợi tả hình ảnh dáng vẻ trạng thái sự vật: móm mém, xồng xộc, vật vã, rủ rượi, xộc xệch, sòng sọc.
+ Từ mô tả âm thanh: hu hu, ư ử.
+ Tác dụng: Làm cho sự vật miêu tả trở nên cụ thể, sinh động. Ta hình dung được cái miệng của lão Hạc khi khóc và tiếng khóc thảm thê vỡ òa của lão.
Đoạn hai: từ ư ử mô tả tiếng kêu tội nghiệp của con chó khi bị người ta trói chặt mang đi.
Đoạn ba: Từ xồng xộc gợi lên trạng thái sự vội vàng hoảng hốt của nhân vật “tôi”. Các từ còn lại diễn tả trạng thái đau đớn đến cực độ của lão Hạc.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Tìm từ tượng hình, tù tượng thanh trong những câu sau {trích từ “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố).
“Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm.”
“Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.”
“Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.”
“Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.”
+ Từ tượng hình: lẻo khoẻo, chỏng quèo, ấn dúi, rón rén.
+ Từ tượng thanh:"soàn soạt, đánh bốp, nhâm nhẩm, bịch.
Câu 2. Tìm ít nhất 5 từ tượng hình gợi tả dáng đi của con người
chập chững
đủng đỉnh
khoan thai
nhè nhẹ
Chữ tượng hình gợi tả dáng đi của con người:
- thong thả lật đà lật lật hấp tấp cà nhắc
Câu 3. Phăn biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười: cười ha hả, cười hì hì, cười hô hố, cười hơ hớ.
Hướng dẫn:
Cười ha hả: là tiếng cười rất to biểu hiện sự sảng khoái, vui vẻ.
Cười hì hì:	tiêng cười nhỏ, có vẻ hiền lành.
Cười hô hcú cười to, tiếng cười không mấy thiện cảm, biểu
hiện thái độ thiếu đứng đắn.
- Cười hơ hớ: cười to, và tiếng cười dường như không được đúng lúc, vô duyên.
Câu 4. Đặt câu với các từ tượng hình, tượng thanh sau đây: lắc rắc, lã chã, lấm tấm, khúc khuỷu, lập loè, tích tắc, lộp bộp, lạch bạch, Ồm Ồm, ào ào.
Trước hết, ta cần phải xác định những từ nào là từ tượng hình, từ nào là từ tượng thanh để phù hợp với nội dung miêu tả của câu.
Những giọt mưa ban đầu còn lắc rắc, lát sau đã ào ào như trút.
Bé Hoa khóc, những giọt nước mắt rơi lã chã xuống áo.
Trong luồng sáng, lấm tấm vô số hạt bụi vàng của nhựa xà nu bay ra thơm ngào ngạt.
Con đường Trường Sơn gập ghềnh, khúc khuỷu.
Những con đom đóm lập loè bay ra trong chiều hôm.
Tiếng đồng hồ tích tắc, tích tắc vang lên trong đêm.
Mưa rơi lộp bộp trên mái nhà.
Những chú vẹt xám béo ục chạy lạch bạch trước sân nhà.
Tiếng những chú ếch già Ồm Ồm bên bờ ao sau trận mưa rào.
Gió thổi mạnh, lá cây ào ào trút xuống.
Câu 5. Sưu tầĩn bài thơ có sử dụng từ tượng hình, tượng thanh mà em cho là hay.
Em có thế lựa chọn bất cứ bài thơ nào mà em cho là hay có thể đã được học trong chương trình, hoặc em đọc trên báo. Ví dụ:
Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh
(Tố Hữu, Lượm)
Tao đi học về nhà Là mày chạy xồ ra Đầu tiên mày rối rít Cái duôi mừng ngoáy tít Rồi mày lắc cái đầu Khịt khịt mũi rung râu Rồi mày nhón chân sau Chân trước mày chồm bắt Bắt tay tao rất chặt
Thế là mày tất bật Đưa vội tao vào nhà Dù tao đi đâu xa Cũng nhớ mày lắm đấy...
(Trần Đăng Khoa, Saokhông về Vàng ơi)