Soạn Văn 8: Nói quá

  • Nói quá trang 1
  • Nói quá trang 2
  • Nói quá trang 3
  • Nói quá trang 4
NÓI QUÁ
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU CÂU HỎI PHAN bài học Nói quá và tác dụng của nó
a) Nói:
■ - “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
“Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”
Là hoàn toàn quá với sự thật có trong thực tế Thực chất của những câu nói này là:
Thảng năm có đặc điểm ngày dài đêm ngắn, tháng mười ngày lại ngắn đêm dài.
- Công việc của nhà nông làm ra hạt gạo là vô cùng vất vả, đổ rất nhiều mồ hôi công sức.
Cách nói như vậy để nhấn mạnh ý và làm tăng giá trị biểu cảm của câu nói.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Tìm biện pháp nói quá và giải thích ỷ nghĩa của chúng trong các ví dụ sau:
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.”
(Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất')
+ Biện pháp nói quá trong câu thơ trên: Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
+ Ý nghĩa: Ngợi ca sức lao động vĩ đại của cọn người có thể biến những cái thô ráp nhất: sỏi đá thành những cái tinh túy nhất: cơm.
“Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sớt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời.”
(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng) + Biện pháp nói quá: Từ giờ đến. sáng em có thể đi lên đến tận trời.
+ Ý nghĩa: vết thương không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của
cô gái.
“[...] cái cụ Bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào xơi nước.”
(Nam Cao, Chí Phèo)
+ Biện pháp nói quá: “cái cụ Bá thét ra lửa”
+ Ý nghĩa: Thể hiện uy quyền và sự hung dữ của cụ Bá đối với mọi người.
Câu 2. Điền các thành ngữ sau đây vào chỗ trống (...), để tạo nên biện pháp tu từ nói quá: bầm gan tím ruột, chó ăn đá gà ăn sỏi, nở từng khúc ruột, ruột để ngoài da, vắt chân lên cổ.
ơ nơi chó ăn đá gầ ăn sỏi thế này, cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.
Nhìn thấy tội ác của giặc, ai cũng bầm gan tím ruột.
Cô Nam tính xởi lởi, ruột để ngoài da.
Lời khen của cô giáo làm cho nó nở từng khúc ruột.
Bọn giặc hoảng hồn vắt chăn lên cổ mà chạy.
Câu 3. Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau đây: Nghiêng nước nghiêng thành, dời non lấp biển, lấp biển vá trời, mình đồng da sắt, nghĩ nát óc.
Sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Thúy Kiều khiến người anh hùng Từ Hải phải tìm đến lầu hồng.
Thanh niên có thể dời non lấp biển.
Sức người liên kết lại có thể lấp biển vá trời.
Người dũng sĩ mình đồng da sắt cưỡi ngựa như bay trước quân thù.
Bài toán khó quá, tớ nghĩ nát óc mà vẫn chưa ra.
Câu 4. Tìm năm thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá:
Đen như cột nhà cháy
Xấu như ma
Đẹp như tiên
Chạy bán sông bán chết
Ăn như mèo
Dữ như cọp
Hiền cắn cơm không bể, cắn tiền bể làm đôi
Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy Cơn đằng tây vừa cày vừa chơi
Ăn như rồng cuốh, nói như rồng leo, làm như mèo mửa
Câu 5. Viết một doạn văn hoặc làm một bài thơ có dùng biện pháp nói quá.
“Nam đi học về, mặt héo như tàu lá. Mẹ tinh ý nhận ra ngay hỏi:
Có chuyện gì vậy con?
Nó vừa mếu máo vừa nói: “Mẹ cá con bị ngã một cái như trời giáng, đau quá mẹ ạ!”
Mẹ dỡ Nam vào nhà, lấy dầu xoa lên chỗ đau, bấy giờ nó mới bớt nức nở.”
“Em là ai cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm đông
... Thịt da em hay là sắt là đồng.”
(Tố Hữu)
Câu 6. Phăn biệt biện pháp tu tù nói quá với nói khoác
Nói khoác và biện pháp tu từ nói quá giông và khác nhau ở những điểm sau:
Giông nhau: cùng sử dụng sự phóng đại về quá độ, quy mô tính chất... sự việc và hiện tượng.
Khác nhau:
+ Nói quá là biện pháp tu từ làm tăng sự biểu cảm của văn chương và để nhấn mạnh ý.
s