Soạn Văn 8: Dấu ngoặc kép

  • Dấu ngoặc kép trang 1
  • Dấu ngoặc kép trang 2
  • Dấu ngoặc kép trang 3
  • Dấu ngoặc kép trang 4
DẤU NGOẶC KÉP
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Dấu ngoặc kép dùng để:
Đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa.đặc hiệt có hàm ý mỉa mai.
Đánh dấu tên 'tác phẩm, tờ báo, tập san... .được dẫn.
HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU CÂU HỎI PHAN bài học
Tìm công dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn trích:
+ Dấu ngoặc kép trong đoạn (ữ) dùng đánh dấu đoạn dẫn trực
tiếp lời nói của Thánh Găng-đi.
+ Dấu ngoặc kép trong đoạn (&) dùng để đánh dấu từ dải lụa được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
+ Dấu ngoặc kép trong đoạn (c) dùng để đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai văn minh, khai hóa của thực dân Pháp thực chất là bóc lột.
+ Dấu ngoặc kép trong đoạn (d) đánh dấu tên tác phẩm thơ văn.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1 Gảỉ thích công dụng của dấu ngoặc kép trong những
đoạn văn sau:
Đóạn (a)
+ Dấu ngoặc kép đánh dấu đoạn dẫn trực tiếp lời nói của nhân vật.
+ Lão Hạc tưởng tượng lời của con chó nói với mình.
Đoạn (b)
+ Dấu ngoặc kép đánh dấu ngữ có hàm ý mỉa mai.
+ “hầu cận ông lí”, kẻ xu nịnh, cúi mình để luồn lọt người khác.
Đoạn (c)
+ Dấu ngoặc kép dùng đánh dấu từ trích dẫn lời bà cô.
Đoạn (d)
+ Dấu ngoặc kép dùng đánh dấu những ngữ có ý mỉa mai: An- nam-mít, con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do.
+ Mỉa mai sự bịp bợm xảo trá .của thực dân Pháp.
Đoạn (e)
+ Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ dẫn trực tiếp có hàm ý mỉa mai: mặt sắt, ngây vì tình.
+ Mỉa mai bộ mặt đểu cáng của Hồ Tôn Hiến.
Câu 2. Hãy đặt dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp (có điều chỉnh chỗ viết hoa) trong những đoạn trích sau nay và giải thích lí do.
“Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo:
Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá tươi?
Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi” đi.”
(Treo biển)
+ Dấu hai chấm dùng đánh dấu lời đối thoại, lời của người qua đường nói với nhà hàng.
+ Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”.
(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)
+ Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
+ Từ Cháu phải viết hoa mới đúng quy định chính tả.
+ Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp lời của
ông giáo nói với con trai lão Hạc.
+ Đây là một câu khác nên phải viết hoa đầu câu: Đây.
Câu 3. Vì sao hai câu sau đây có ỷ nghĩa giống nhau mà dùng những dấu câu khác nhau?
“Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.”
“Chủ tịch Hồ Chí Minh nói Người chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”
Hai câu dùng dâu khác nhau là vì:
+ Câu (a) trích dẫn trực tiếp, nên phải để trong dấu ngoặc kép ngôi thứ nhất: Tôi.
+ Câu (b) trích dẫn gián tiếp nên không để trong' dấu. ngoặc kép, ngôi thứ ba: Người.
Câu 4. Viết một đoạn văn thuyết minh ngắn có dùng dấu ngọặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép, giải thích công dụng của các loại dấu này trong doạn văn đó.
“Huế thật đẹp. Linh hồn của vẻ đẹp đó là dòng Hương mềm mại.
Chiều chiều đứng ở trên cầu Mới (còn gọi là cầu Phú Xuân) ngó về cầu Tràng Tiền “chiếc lược ngà” trên mái tóc của người thiếu nữ dòng Hương lúc ấy đẹp làm sao, lấp lánh ánh màu lung linh. Tôi nhớ mãi lời của một nhà thơ: “Nếu như không có sông Hương, câu thơ xứ Huế giữa chừng đánh rơi”. Bạn hãy nhanh chân đến Huế!”
+ Dấu ngoặc đơn đánh dấu phần chú thích, tên gọi khác của cầu Mới.
+ Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
Câu 5. Tìm những trường hợp có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong một hài học ở sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập Một và giải thích công dụng của chúng.
a) “Năm 2000 là năm đầu tiên Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất với chủ đề “Một ngày không dùng bao ni lông”.”
+ Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp, lời của một khẩu hiệu.
b) “Hãy cùng nhau hành động:
“Một ngày không dùng bao ni lông”.”
(Theo tài liệu của Sở Khoa học-Công nghệ Hà Nội)
+ Dấu hai chấm dùng để báó hiệu lời dẫn trực tiếp (câu khẩu hiệu).
+ Dấu ngoặc kép đánh dấu đoạn dẫn trực tiếp (nội dung câu khẩu hiệu).
+ Dấu ngoặc đơn đánh dấu phần chú thích, xuất xứ tài liệu sử dụng.