Soạn Văn 8: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

  • Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm trang 1
  • Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm trang 2
  • Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm trang 3
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN Tự sự
KẾT HỢP Với miêu tả Và BlỂU cảm
I. KIẾN THỨC Cơ BẢN
Các bước tiến hành xây dựng một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miều tả và biểu cảm
Bước 1: Lựa chọn sự việc chính.
Bước 2: Lựa chọn ngôi kể.
Bước 3: Xác dịnh thứ tự kể.
Bước 4: Xác định các yếù tố miêu tả và biểu cảm.
Bước 5: Viết thành đoạn văn.
. II. TÌM HIỂU CÂU HỎI PHẦN BÀI HỌC
Viết đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm
Đoạn a. Em đánh vỡ một lọ hoa đẹp.
Em đang huơ cái chổi quét bụi quét trên mặt bàn. Bỗng: Choang! - Thế là chiếc lọ hoa quý rơi xuống đất. Em giật bắn mình, bần thần, tự trách về cái tay hậu đậu của mình. Đây là chiếc lọ hoa của mẹ em được một người bạn tặng nhân ngày sinh nhật thứ 40 của mẹ. Mà người bạn đó của mẹ giờ không còn nữa, bác ấy đã qua đời vì một cơn đau tim đột ngột. Bởi vậy chiếc lọ hoa đôi với mẹ em là một báu vật. Chiếc lọ màu xanh lơ, hình hoa loa kèn, miệng bình chia làm bốn cánh. Mỗi lần cắm hoa mẹ vẫn thường cắm bôn bông. Mẹ bảo tượng trưng cho nhóm bôn người bạn thân của mẹ hồi còn học phổ thông cho đến giờ. Ngồi nhặt từng mảnh vỡ của lọ mà em phân vân không biết phải làm thế nào? Sợ mẹ mắng thì ít mà sợ mẹ buồn thì nhiều. Em phải làm sao đây? Xin mọi người giúp cho em một cách giải quyết.
Đoạn b. Em giúp một bà cụ qua đường vào lúc dông người nhiều xe cộ đi lại.
Hôm cuối tuần em đi học về với tâm trạng rất vui vẻ, bởi một tuần học căng thẳng đã kết thúc phía trước em có hai ngày nghỉ thật thoải mái. Sắp đến chỗ rẽ chuẩ.n bị vào nhà, thì em thấy một bà cụ đứng khép nép bên lề đường, khuôn mặt băn khoăn. Em định bước đi nhưng có một cái gì đó níu chân em lại. Em đến gần bà hỏi:
Bà ơi! Bà có cần giúp đỡ việc gì không ạ?
Bà đang muốn qua đường mà xe chạy dữ quá, sợ không dám qua.
Để cháu đưa bà qua nhé!
Em đỡ một bên vai bà, cả hai bà cháu cùng chầm chậm bước qua những chiếc xe máy của mấy cậu thanh niên choai choai phóng vun vút lượn sát người, làm bà cụ cứ co rúm cả lại. Đưa bà qua tới bên kia đường em lễ phép chào bà. Trên khuôn mặt nhăn nheo của bà nở một nụ cười thật tươi. Bà cảm ơn em. Trên đường về nhà lòng em cứ lâng lâng vui sướng khi nghĩ mình đã làm được một việc tot nhỏ bé trong ngày cuối tuần.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Đóng vai ông giáo và viết văn kể lại gỉăy phút lão Hạc sang nhà ông giáo báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.
“Tôi đang ngồi đọc sách thì thấy lão Hạc-đi sang dáng thất thểu, mặt buồn rười rượi.
Có chuyên gí vậy cụ?
Lão im lặng, không nói như đang cố nuốt một cái gì đấy, đôi mắt nhìn ra xa. Một lúc lâu lão mới cất tiếng:
Tôi bán cậu Vàng rồi ông giáo ạ!
Cụ bán lúc nào vậy?
Trưa nay người ta đến bắt cậu mất rồi!
• Hai mắt lão chợt tê dại lại, khuôn mặt nhăn rúm, nước mắt chảy ròng. Lão bật khóc nức nở. Tôi nhìn lão lòng xót xa... giá như tôi có thể vơi được nỗi buồn đau của lão lúc này.”
Đoạn văn trong tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao “Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thây tôi, lão báo ngay:
Cậu Vàng đi rồi, ông giáo ạ!
Cụ bán rồi?.
Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muôn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:
- Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu máo như con nít. Lão hu hu khóc...”
Nhận xét
+ Cả hai đoạn văn trên đã kết hợp được yếu tố miêu tả và biểu cảm.
+ Đoạn văn của Nam Cao kết hợp miêu tả và biểu cảm ở phần tả tâm trạng qua khuôn mặt và tiếng khóc của lão Hạc.