Soạn Văn 8: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

  • Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh trang 1
  • Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh trang 2
ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN
THUYẾT MINH
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Đề văn thuyết minh nêu các đối tượng để người làm bài trình bày tri thức về chúng.
Để làm bài văn thuyết minh, cần tỉm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó; sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp, ngôn từ chính xác, dễ hiểu.
Bố cục bài văn thuyết minh thường có ba phần:
Mở bài: giới thiệu đối tượng thuyết minh.
Thân bài: trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích.:, của đối tượng.
. - Kết bài: bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
HƯỚNG DẪN TÌM HIEU CÂU HỎI PHAN BÀI HỌC
Đề văn thuyết minh
Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam.
Giới thiệu một tập truyện.
Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam
Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.
Thuyết minh về chiếc xe đạp.
Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.
Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương (đền, chùa, họ, kiến trúc...)
Thuyết minh về một giông vật nuôi có ích.
Giới thiệu về hoa ngày Tết ở Việt Nam.
Thuyết minh về một món ăn dân tộc (bánh chưng, bánh giầy, phở, cốm...)
Giới thiệu về tết Trung thu.
Giới thiệu một đồ chơi dân gian.
Đề văn thuyết minh rất phong phú, tất cả mọi lĩnh vực trong đời sông.
Cách làm bài văn thuyết minh
Đối tượng thuyết minh của bài văn là chiếc xe đạp.
Các phần của bài văn:
+ Mở bài (từ đầu đến nhờ sức người) giới thiệu về vị trí của xe đạp trong đời sống.
+ Thận bài (tiếp đến chỗ tay cầm) cấu tạo các bộ phận của xe đạp.
+ Kết bài (còn lại) sự 'tiện lợi của xe đạp trong giao thông.
Phương pháp thuyết minh trong bài: chủ yếu là phương pháp nêu định nghĩa giải thích.
LUYỆN TẬP
Lập dàn ý cho đề bài: “Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam”
(Theo SGK)
Bài văn tham khảo
CHIẾC ÁO DÀI VIỆT NAM
Đồ mặc của nam và nữ, che thân từ cổ đến đầu gốì hoặc quá đầu gối. Áo dài có thể có hai đến năm thân, mở cạnh hoặc giữa, cổ đứng cao, thấp hoặc cổ bẻ, cổ tròn, cổ chữ V, cổ hình bầu dục, vai liền, vai nối hoặc vai bồng, tay dài hoặc không tay, vạt áo có thể đài, ngắn, rộng, hẹp, gấu gập, vê, thẳng lượn, góc vuông, góc tròn...
Áo dài Việt Nam có quá trình phát triển rất đa dạng: nhà tu hành mặc áo dài cổ rộng có nẹp, đính dải buộc cạnh, tay thụng, áo dài võ tướng bó sát thân, cổ tay chật, gọn gàng, có trang trí hoa văn; người dân thường mặc áo dài tứ thân, màu đen Cáo dài nữ có cổ viền trắng, áo dài nam có cổ viền bằng the thâm). Đầu thế kỉ XX, nam giới mặc áo dài 5 thân, cài khuy nách, cổ đứng, tay rộng vừa phải, người dân thường mặc áo dài bằng vải the; người giàu mặc áo dài bằng sa, đoạn, sa tanh, gấm,... Thời kì 1930-1940, ở thành thị xuất hiện kiểu áo dài tân thời “Lơ Muy-Ca” (Le Mủ - biệt danh của họa sĩ Lê Cát Tường) cho nữ giới, áo có cổ cao, cổ bẻ, gấu vê, góc tròn, chiết li cho nổi eo. Phụ nữ các dân tộc ít người đều mặc áo dài với các kiểu dáng khác nhau. Có địa phương còn quàng thêm khăn chéo vai và quấn quanh bụng dải thắt lưng màu làm tôn vẻ đẹp cơ thể. Áo dài Việt Nam ngày nay vẫn giữ được truyền thống và trở thành biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam.
(Từ điển bách khoa Việt Nam, Sđđ