Soạn Văn 8: Đập đá ở Côn Lôn

  • Đập đá ở Côn Lôn trang 1
  • Đập đá ở Côn Lôn trang 2
  • Đập đá ở Côn Lôn trang 3
  • Đập đá ở Côn Lôn trang 4
Phan Châu Trinh
ĐẬP ĐÁ ở CÔN LÔN
KIẾN THỨC Cơ BẢN
về tác giả: Phan Châu Trinh {1872-1926), hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã, quê ở làng Tây Lộc, huyện Hà Đông {nay là thôn Tây Hồ) xã Tam Phước, thị xã Tam Kì, tỉnh Quảng Nam. Ông đỗ Phó bảng, được bổ dụng một chức quan nhỏ, nhưng chỉ một thời gian ngắn đã bỏ quan, chuyên tâm vào sự nghiệp cứu nước. Trong những năm đầu của thế kỉ XX, Phan Châu Trinh là người đề xướng dân chủ, đòi bãi bỏ chế độ quân chủ sớm nhất ở Việt Nam. Hoạt động cứu nước của ông đa dạng, phong phú sôi nổi ở trong nước, có lúc ở Pháp, ở Nhật. Phan Châu Trinh là người giỏi biện luận và có tài văn chương. Văn chính luận của ông rất hùng biện, danh thép, thơ văn trữ tình đều thấm đẫm, tinh thần yêu nước và dân chủ. Tác phẩm chính: “Tây Hồ thi tập”, “Tỉnh quốc hồn ca”, “Xăng-tê thi tập” {các tập thơ); “Giai nhân kỉ ngộ” {truyện thơ dịch),...
về tác phẩm: Năm 1908, Phan Châu Trinh bị khép tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kì bị bắt đày ra Côn Đảo, đến tháng 6-1910, nhờ sự can thiệp của Hội Nhân quyền {Pháp), ông mới được tha. Bài thơ này làm trong lúc ông cùng các tù nhân khác bị bắt lao động khổ sai.
Bằng bút pháp lãng mạn và giọng điệu hào hùng, bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí.
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HlỂU VĂN BẢN
Câu 1. Em hình dung công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo là một công việc như thế nào? {Chú ý không gian, điều kiện làm việc và tính chất công việc).
Công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo.
+ Trong thực tế:
Nắng gió làm cho con người khô quắt.
Người tù phải làm công việc nặng nhọc từ sáng đến tối.
Ăn uống kham khổ lại còn bị bọn lính quản ngục hành hạ, đánh đập dã man ==> địa ngục trần gian.
+ Hình ảnh trong bài thơ:
Từ công việc khổ sai nặng nhọc có tính chất đày ải ấy được chí sĩ họ Phan nói tới, bằng thái độ thật nhẹ nhàng từ sự bị động truyền thông sự chủ động hiên ngang, bóng dáng người tù bị xóa đi nhường chỗ cho kẻ làm trai lập chí giữa đất trời.
Không gian: Núi cao hùng vĩ, biển rộng mênh mông không gian rộng lớn khoáng đạt, hình ảnh người chí sĩ hiên ngang lồng lộng giữa đất trời.
Hành động: Hành động rất là kì vĩ, phi thường, ngạo nghễ lẫm liệt làm cho lở núi non, làm cho sơn hà dịch chuyển. Hành động ấy còn thể hiện khí thế hừng hực mãnh liệt: đánh tan, đập bể, xách búa, ra tay trăm hòn đá tảng tan tành.
Ý chí: Những hành động đó thể hiện khí phách của kẻ làm trai phi thường mạnh mẽ làm trai đứng giữa đất Hôn Lôn câu thơ thể hiện bản lĩnh hiên ngang ngạo nghễ của kẻ làm trai khi rơi vào vòng xiềng xích của những kẻ vá trời khi lỡ bước.
Câu 2. Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa. Hai lớp nghĩa đó là gì? Phân tích giả trị nghệ thuật của những câu thơ đó. Nhận xét khẩu khí của tác giả?
Bôn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa:
+ Lớp nghĩa thứ nhất: miêu tả cảnh đập đá ở Côn Lôn đó là một công việc nặng nhọc mà bọn giặc bày ra để hành hạ những người tù cách mạng. Họ phải đập đá suốt ngày để xây đường xây nhà và xây cầu tàu - ở Côn Đảo hiện tại có 200 mét cầu tàu bằng đá đổi bằng tính mạng của hàng ngàn người tù (Nhà thơ Sóng Hồng khi bị giặc bắt giam ở nhà tù Sơn La cũng bị ép buộc suốt ngày phải lên rừng hái củi cho chúng).
+ Lớp nghĩa thứ hai: (Lớp nghĩa tưởng tượng) người chí sĩ đang biến cái càn khôn vũ trụ, phá tan những rào cản trên- đường đi năm bảy đông mấy trăm hòn để làm nên sự nghiệp cách mạng lẫy lừng: đánh đuổi giặc ngoại xâm, giải phóng đất nước.
Khẩu khí: ngang tàng, mạnh mẽ, sảng khoái, hình tượng nhân vật hiện lên thật oai phong, lẫm liệt như một nhân vật thần thoại. Câu 3. Bốn câu thơ cuối bộc lộ trực tiếp những cảm xúc và suy
nghĩ của tác giả. Em hãy tìm hiểu ỷ nghĩa của những câu thơ này, và cách thức biểu hiện cảm xúc của tác giả.
thân sành sỏi.
Mưa nắng càng bền	dạ sắt son.
Sự đối lập càng làm rõ sức mạnh, ý chí của người tù, quyết tâm
vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt. Dù thấy ngày có kéo dài đến bao lâu, mưa nắng của cuộc đời và sự giày xéo đọa đày của bọn giặc có dã man có đến độ biến thân phận người tù như mảnh sành hòn sỏi đi chăng nữa thì tấm lòng của người chí sĩ đối với cách mạng vẫn thủy chung sắt son, bền chặt, vẫn không sờn lòng, không đổi chí.
- Hai câu kết:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước Gian nan chi kể việc cỏn con.
+ Kẻ vá trời, là những người nam nhi thực hiện chí làm trai của mình, những bậc anh hùng hào kiệt mưu đồ việc lớn lao.
+ Lỡ bước: gặp điều chẳng may cụ thể ở đây người chí sĩ bị giặc bắt đày ra Côn Đảo.
+ Gian nan chi kể việc cỏn con ngầm ví sự lao động khổ sai ở nhà tù mà bọn giặc bày ra để làm cho người chí sĩ sờn lòng nản chí chẳng có ý nghĩa gì cả, chỉ là những việc cỏn con, tầm thường vụn vặt.
+ Giọng thơ chắc nịch, mạnh mẽ tỏ rõ khí phách coi thường hiểm nguy lắng sâu vào tư tưởng.
IIỈ. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP Câu 1. Đọc diễn cảm bài thơ.
+ Giọng đọc: To, rõ ràng, dứt khoát.
+ Ngắt nhịp: 4/3
+ Âm điệu: hào hùng, mạnh mẽ thể hiện được khẩu khí hiên ngang của người anh hùng.
Câu 2. Qua bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “Đập đá Côn Lôn”, em hãy trình bày lại những cảm nhận của mình về vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX.
Qua hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá
Côn Lôn ta thấy hình tượng những nhà chí sĩ được hiện lên với những vẻ đẹp:
Họ là những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước. ■
Có khí phách hiên ngang, lẫm liệt, có ý chí đời non lấp biểri.
Coi thường hiểm nguy gian khổ và những đòn roi tra tấn của kẻ thù.
=> Họ là những biểu tượng đẹp, là niềm tự hào của các thế hệ của dân tộc.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
“Bài thơ mở đầu với câu thơ nói về tư thế của kẻ làm trai là làm chủ giang sơn, gây tiếng tăm vang dội.
“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn Lừng lẫy làm cho lở núi non.”
Một tư thế đội trời đạp đất, một hoạt động kinh thiên động địa. Lừng lẫy là tính từ chỉ sự vang dội, ở đâu cũng nghe thấy tiếng vang. Làm cho lở núi non là một hình ảnh hùng vĩ, vang dội, như động đất, núi lửa, kinh thiên động địa. Hình ảnh đập đá đã thể hiện được khí thế và sức mạnh của con người. Đá tượng trưng cho những gì khó khăn, ngáng trở mà con người phải khắc phục.”
(Theo Trần Đình sử, Đọc văn học văn, Sđđ)
“Tóm lại, bằng bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng, nhiều từ ngữ khoa trương, nhiều ẩn dụ sâu sắc, bài thơ Đập đá ở Côn Lôn giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp, một vị anh hùng đứng giữa đất Côn Lôn, đứng giữa núi đồi trời biển, oaí phong, lẫm liệt, ngang tàng, luôn hướng tới lí tưởng cứu nước, dù gặp bước gian nguy nhưng chí khí không bao giờ dời đổi. Cách cảm, cách nghĩ như thế của cụ Phan Châu Trinh, chúng ta bắt gặp ở khá nhiều bài thơ trong kho tàng thơ ca trung đại Việt Nam.
Qua bài thơ, ta ngẫm được nhiều bài học bổ ích từ cách sống, cách nghĩ của tác giả. Hãy sống hết mình, hãy nghĩ phóng khoáng, biến những gian kho'’’ vất vả trong công việc đời thường thành những hành động hào hứng, những khát khao bay bổng để làm việc hăng hái hơn, sống có ý nghĩa hơn.”
(Theo Vũ Dương Quỹ, Lê Bảo - Bình giảng văn 8)