Soạn Văn 8: Lão Hạc

  • Lão Hạc trang 1
  • Lão Hạc trang 2
  • Lão Hạc trang 3
  • Lão Hạc trang 4
  • Lão Hạc trang 5
  • Lão Hạc trang 6
  • Lão Hạc trang 7
  • Lão Hạc trang 8
  • Lão Hạc trang 9
  • Lão Hạc trang 10
Bài 4
Lão Hạc
Từ tượng hình, tượng thanh
Liên kết các đoạn văn trong văn bản
LÃO HẠC
Nam Cao
KIẾN THỨC Cơ BẢN
về,tác giả: Nam Cao (1915-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi; bê' tắc trong xã hội củ. Sau Cách mạng, Nam Cao chân thành, tận tụy sáng tác phục vụ kháng chiến. Ổng đã hi sinh trên đường công tác ở vùng sau lưng địch. Nam Cao được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Tác phẩm chính: “Chí Phèo, Trăng sáng, Đời thừa, Lão Hạc...”
về tác phẩm: “Lão Hạc” là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao; đăng báo lần đầu năm 1943.
Truyện ngắn đã thể hiện một cách chân thực, cảm động sô phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao; đặc biệt trong việc miêu tả tâm lí nhân .vật và cách kể chuyện.
HƯỚNG DẪN ĐỌC HlỂU VĂN BẢN
Câu 1. Phân tích diễn biến tăm trạng của Lão Hạc xung quanh
việc bán chó. Qua đó, em thấy Lão Hạc là người như thế nào?
* Diễn biến tâm trạng của Lão Hạc xung quanh việc bán chó.
Môi quan hệ giữa Lão Hạc và con chó Vàng:
Lão chỉ có một thân một mình. Con lão đi. xa để lại kỉ niệm buồn, con chó mua về nuôi; định lúc cưới vợ thì giết thịt. Thế nhưng vợ lấy không được vì con lão nghèo. Đứa con phẫn uất bỏ đi phu, lão đau đớn: “Hình của nó, người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là của người ta”. Tim lão vỡ vụn vì đau đớn nhớ thương.
Cậu Vàng thế chỗ đứa con cùng lão chia sẻ niềm đau và những nỗi buồn, lão bắt rận, tắm, cho cậu ăn trong cái bát như nhà giàu, chửi yêu, nói chuyện, vuốt ve. Cậu Vàng vừa là kỉ niệm, là tín vật của người con, là người bạn trung thành trong cuộc sống quạnh hiu của lão.
Nguyền nhân phải hán cậu Vàng.
+ Đứa con bỏ đi phu đối với lão như một sự tội lỗi “Làm cha không lo tròn được cho con”. Bóng đứa con nặng trĩu trong hơi thở của lão. Ba sào vườn lão quyết giữ cho bằng được, không thể bán vườn mà ăn để dành cho con trai lão trở về xây dựng hạnh phúc.
+ Trận ốm kéo dài hai tháng mười tám ngày, bao nhiêu tiền dành dụm tiêu hết sạch. Cơn bão kéo đến phá sạch sành sanh hoa màu. Sau trận ốm lão yếu người không làm được việc nặng, bao nhiêu việc nhẹ đàn bà họ tranh nhau làm mất cả, lão Hạc rơi vào túng quẫn kiệt quệ.
+ Cậu Vàng mỗi ngày phải ăn hết hai hào gạo, cậu mà ăn ít lại gầy đi tội nghiệp. Tiền không đủ nuôi người lấy đâu nuôi chó. Lão nghĩ đến cái chết, để giữ được mảnh vườn cho con. Lão chết cậu Vàng cũng tiêu đời, đành phải đế cậu Vàng đi trước.
Tâm trạng của lão Hạc khi bán cậu Vàng.
“Lão cô' làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước... Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.. Lão hu hu khóc” —> Sự đau đớn đến cùng cực vò xé tâm can. “Đoạn văn như bị xé từng mảnh về ngữ điệu hay từng mảnh tim tơi tả của lão biến thành văn? Đứt rời, nghẹn ngào, tức tưởi- sự ăn năn đau đớn giày xé vì trót lừa một con chó- “con đi phu, lão chết già nửa, bán cậu Vàng lão chết hẳn”.
=> Lão Hạc con người giàu lòng nhân ái, lương thiện và thật trong sáng biết bao.
Câu 2. Eĩn hiểu thê nào về nguyên nhân cải chết của Lão Hạc? Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy “ông giáo” rồi sau đó tìm đến cái chết, em suy nghĩ gì tình cảnh và tính cách của lão?
Nguyên nhân dẫn đến cái chết của lão Hạc:
+ Sau trận ô'm lão rơi vào sự túng quẫn kiệt quệ.
+ Phải bán con chó lão vừa như mất đi người bạn thân thiết lại
mang cảm giác mình là người có lỗi, là người phản bội lừa dốì con chó đáng thương tội nghiệp.
+ Không muôn làm phiền người khác, dìi sông cực khổ nhưng kiên quyết từ chối sự giúp đỡ.
+ Vì không muôn xâm phạm đến số tiền ít ỏi và mảnh vườn nhỏ mà lão quyết giữ đề dành cho đứa con trai đi phu xa.
-> Vì lòng tự trọng, vì tình yêu thương, và vì quá đỗi lương thiện mà lão Hạc phải tìm đếri cái chết, Nam Cao đi đến vào tận nơi sâu thẳm của bi kịch tâm hồn: nhân cách con người.
Những việc lão Hạc thu xếp nhờ cậy ông giáo:
+ Việc thứ nhất: gửi ba sàó vườn nhờ ông giáo giữ hộ cho người con trai, để khi người con trai trở về có đất mà ở.
+ Việc thứ hai: gửi ba mươi đồng bạc (năm đồng vừa bán chó và hai mươi lăm đồng đã tích cóp dành dụm tằn tiện suốt cả năm trời) để khi lão chết nhờ hàng xóm lo liệu cho việc ma chay.
=> Toàn bộ việc làm của lão “là cuộc chuẩn bị để chết của một con người! Lão Hạc cứ âm thầm làm nốt những phần việc cuối cùng của một kiếp người để rồi tự sát” (Chu Văn Sơn).
Cái chết của Lão Hạc.
+ Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh, nảy lên.
+ Một cái chết 'đau đớn và hết sức thảm thương. Dường như lão cố tình chọn cho mình một cái chết đau đớn dữ dội như thế để tự trừng phạt mình đã đánh lừa con chó thân yêu “chết theo kiểu con chó bị lừa”. Và sâu xa hơn kiếp người có khác gì so với kiếp chó đâu.
Tình cảnh và tính cách của lão Hạc:
+ Tình cảnh: hết sức éo le, đáng thương: lọm khọm trong cảnh gà trông nuôi con, rồi đứa con trai duy nhất đi xa lão sống trong cô đơn hiu quạnh. Sức yếu già cả, ốm đau bệnh tật, nghèo túng vất vả nhất là phải ở trong bi kịch giữa tình thương con và sự sống của một con vật nuôi mà lão gắn bó thân thiết.
+ Tính cách:
Một ông lão khiêm cung trong cử chỉ, tinh tế trong đối xử, hiểu đời, hiểu người nhưng bất lực và đau đớn tự giày vò về sự bất lực ấy.
Là con người có lòng tự trọng rất cao.
• Một người cha thương con vô bờ, quên mình cho cuộc sông của con - một sự hi sinh cao cả.
Lão đúng như tên gọi của lão, con hạc già thanh cao giữa cuộc đời lầm than, ô trọc, bụi bặm.
Câu 3. Em thấy thái độ, tình cảm của nhăn vật “tôi” đối với lão Hạc như thê nào?
Thái độ và tình cảm của nhân vật “tôi” là một sự phát triển, càng ngày càng trân trọng cảm thông sâu sắc, theo sự việc xảy ra:
+ Ban đầu: Nghe chuyện của lão với thái độ thờ 0, dửng dưng so sánh với việc lão quý con chó, không thể nào bằng mình quý những quyển sách được. Đó cũng là sự hiển nhiên.
+ Sau đó: Khi nghe câu chuyện cùa lão, ông giáo đã thốt lên: “Lão Hạc ơi! Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão. Lão chỉ còn một mình nó để làm khuây”.
+ Khi thấy lão Hạc khóc: “Tôi muôn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước”. Nhân vật “tôi” đã động viên an ủi chia sẻ với lão những buồn đau, ngấm ngầm giúp đỡ lão những ngày túng thiếu.
+ Khi chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc: Nhân vật “tôi” đã vô cùng cảm động, hứa trước vong linh lão làm tròn những điều mà lão gửi gắm để lão yên tâm nhắm mắt ra đi.
=> Ông giáo là người giàu lòng trắc ẩn, yêu thương.
Câu 4. Ý nghĩ của nhân vật “tôi” khi nghe Binh Tư cho biết lão
Hạc xin hắn bả chó để bắt một con chó hàng xóm và khỉ chứng kiến cái chết của Lão Hạc?
+ Ý nghĩ của nhân vật “tôi” khi nghe Binh Tư nói về lão Hạc.
“Hỡi ơi Lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết... Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn...”
Đó là nỗi buồn vì sự tha hóa nhân cách của con người, buồn vì sự thất vọng vì lầm tưởng lão Hạc đã làm điều xấu thì cuộc đời không còn biết tin ai nữa, đã cùng tận rồi.
+ Ý nghĩ của nhân vật “tôi” khi chứng kiến cái chết của Lao Hạc.
Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.
Buồn vì số phận hẩm hiu, bất hạnh của những người lương thiện.
Buồn vì xã hội không cho con người được sống một cuộc sống cho ra sống.
Câu 5. Theo em, cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở những điểm nào? Việc tạo dựng tình huống truyện bất ngờ có tác dụng như thế nào? Cách xây dựng nhăn vật có gì đặc sắc?
+ Tình huống truyện: Bất ngờ, ngoài sự dự đoán của độc giả.
Tình huống đó như “một thứ nước rửa ảnh làm nổi hình nổi sắc nhân vật”. Làm sáng ngời nhân cách của lão Hạc trong lòng người đọc (không ai nghĩ rằng lão Hạc lại tự hủy diệt cuộc đời mình bằng bả chó).
+ Cách xây dựng nhân vật: Chân thực sinh động, từ ngoại hình đến nội tâm, đặc biệt là miêu tả khuôn mặt của lão Hạc khi khóc.
+ Tác dụng của ngôi kể: Chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi chân thực, làm cho người đọc có cảm tưởng câu chuyện như đang diễn ra trước mắt.
Câu 6. Em hiểu thê nào về ý nghĩa của nhăn vật “tôi” qua đoạn sau:
“Chao ôi! Đôi với những người ở quanh ta, nếu ta không Cữ tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương [...]. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.”
Đó là một suy nghĩ thể hiện tính triết lí nêu lên bài học về cách nhìn đời, nhìn người và cách ứng xử trong cuộc sông.
Thể hiện tấm lòng, tình thương sâu sắc của nhà văn đối với cuộc đời, với mọi người.
Câu 7. Qua doạn trích “Tức nước võ bờ” và truyện ngắn “Lão Hạc”, em hiểu thế nào ‘về cuộc đời của người nông dân trong xã hội củ?
Cuộc đời của những người nông dân trong xã hội cũ:
+ Lão Hạc, chị Dậu đều là những người nông dân cực khổ, nghèo túng, bất hạnh.
+ Họ bị xã hội đè nén, áp bức, rơi vào tình trạng khốn khó, cùng cực.
- Tính cách:
+ Họ đều là những người nông dân hiền lành, lương thiện.
+ Thương yêu chồng con, hết mực giàu sức hi sinh.
+ Trong bất cứ hoàn cảnh nào họ cũng cố gắng giữ mình được trong sạch.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Vẻ đẹp con người
Tôi đọc lại truyện ngắn Nam Cao trong một trưa vắng người. Nỗi buồn cắn xé từng trang.
Những khuôn mặt dị dạng, méo mó “trồi lên dưới lớp bụi lầm than”, ngụp lặn trong dòng sông sôi sục khổ đau, chới với những cánh tay kêu cứu. Khi tiếng khóc, cười ồn ào và những gương mặt ấy bị làn sóng bản năng dìm xuống tôi mới thấy lão Hạc. Trông lão cô đơn trên dòng - sông - của - mình, khuất sau cái bóng dềnh dàng, ngát ngưởng của Ghí Phèo có một không hai.
Khó thấy lão Hạc trong những đứa con nổi tiếng của Nam Cao. Lão hiền quá, thánh quá, thành không “độc”. Thế mà tôi e lão được bố đẻ thương nhất. Không thương sao trong cơn lũ nghiệt ngã của dòng đời ngày ấy, Nam Cao đã “bế” lão lên đế’ lão không bị dìm xuống, cuốn trôi như những đứa khác. Cho đến chết, lão không hề hoen ố, vẫn đẹp như ngọc. Qua lão, NGƯỜI đã thắng CON, bất chấp nghịch cảnh.
Tôi bỗng nhận ra... Lão Hạc thật quý!
Lặng lẽ, không dữ dội, lão trụ vững được nhờ tâm hồn nặng gấp trăm lần thể xác còm cõi của lão. Lão là hình ảnh ông bô' Nam Cao, người trong đời thường “tiết độ, giữ gìn, ăn không no, nói không lớn” còn tinh anh, tinh huyết trút cả'trên trang viết, để cho đời một thứ văn chương đầy ma lực cuốn hút bởi sự chân thật, sinh động, đầy chất người và tình người.
Những gì Nam Cao muôn nói trong 10 năm cầm bút ngắn ngủi đã gần đủ trong Lão iĩạc - sông mòn, chết thảm, chết thể xác, chết tinh thần, cái đói, miếng ăn, nước mắt. Không những thế, Lão Hạc còn cái vượt trội. Con người ở đó không chỉ KHO mà còn rất ĐẸP. Có thể nói Chí Phèo và Lão Hạc đều là đỉnh của ngọn - núi - Nam - Cao. .Chí Phèo, kẻ - lưu - manh - độc - đáo! Đọc Lão Hạc, tôi bàng hoàng trước BI KỊCH NHÂN CÁCH. Muô'n giữ nó, con người phải hi sinh, đánh đổi. Tố cáo, phê phán guồng máy xã hội sẵn sàng nghiền nát con người (thực dân, phong kiến, hủ tục) chỉ là áo ngoài của Lão Hạc. Cứu lấy con người, bảo vệ nhân phẩm trong cơn lũ sẵn sàng cuốn phăng tất cả mới là “gan ruột” của truyện ngắn duy nhất không nằm dưới bóng Chí Phèo.
3 hay 4... nhân vật! Đó là tài Nam Cao xoay quanh một câu truyện kể. Kể và ngẫm. Kể và chuyển hóa từ mình qua nhân vật, kẻ có mặt đến người khuất mặt, bên ngoài đến bên trong... Nhân vật nhoè lẫn vào nhau: người cha - lão nông dân, ông giáo nghèo - tác giả; cậu Vàng - kỉ niệm. Có khi không hình dáng cụ thể: bóng đứa con trĩu nặng trong từng hơi thở lão Hạc. “Người ta” mơ hồ, 200 bạc vô tri mà thủ phạm. Mảnh vườn cằn mà tựa đát thiêng...
Cũng như những bần cố nông khác, lão không có ruộng cày. Còn sức, đổi lấy bát cơm. Kiệt sức, đói! Điều đó đáng lẽ chưa xảy ra cho lão, người có trong tay mảnh vườn ba sào, con chó béo và 25 đồng bạc vào lúc cùng kiệt. Thế mà lão ăn tựa kẻ không có cắc bạc: củ chuôi, sung, rau má, ốc trai... Dưới mắt thiên hạ, lão còn đấy nhưng trong mắt lão, lão đã trắng tay. Mảnh vườn ư? Để cho con. “Tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu”. 30 mươi đồng bạc (cả tiền bán chó) là tiền ma chay cho mình, khỏi phiền hàng xóm. Chỉ cốn lão, sở hữu duy nhất của lão. Lão bắt lão ăn món ăn “tự chế”. Khi món ăn tự chế cạn, thân xác già nua vô dụng vẫn đòi hỏi sự tồn tại, lão tự kết thúc. Tinh thần lão mới kiên định làm sao! Như thành trì kiên cố xây bằng LÒNG Tự TRỌNG và TÌNH THƯƠNG. Đói khổ, đớn đau không khuất phục nổi. Nhà văn Kim Lân tặng lão từ “bất khuất”. Bất khuất trước kẻ thù còn dễ hiểu nhưng trước mình mới thật khó. Cuộc chiến thầm lặng ấy cũng đòi hỏi hi sinh nhưng có chết chỉ được mỉa: “Cho lão chết! Ai bảo có tiền mà chịu khổ...!”
Không phải ngẫu nhiên mà Nam Cao viết Lão Hạc sau Chí Phèo, Trẻ con không được ăn thịt chó, Tư cách mõ, Một hữa no. Nhân vật trong các truyện đó từng ngã quỵ trước bản năng, miếng ăn, cái đói. Đói khiếp thật! Miếng ăn quý thật nhưng vì nó mà đánh đổi tất cả thì quả đáng buồn. Suốt cuộc đời ngắn ngủi của Nam Cao (1917 - 1951), đói luôn ám ảnh. Ông từng chua chát: “Trọn đời tôi, tôi chỉ lo chết đói. Như thế bảo còn nghĩ đến cái to tát sao được”. Thế mà ông nghĩ đấy, nghĩ đến nhân cách và tinh thần trước cái đói khổ. Miếng ăn
thành thử thách. Nam Cao đã trộn lẫn hai cuộc đời từ làng Đại Hoàng quê ông sáng tạo Lão Hạc, trao cho lão vũ khí tinh thần và không muốn lão thua cuộc. Lão đã “lớn” từ trang sách, trở thành biểu tượng của nhân cách.
Chưa bao giờ chất giọng Nam Cao nghiêm nghị và trân trọng thế. Xót mà không đau, buồn mà vẫn tin ở con người. Hạt giông lương thiện quằn quại mãi ở Chí Phèo nay đã thành cây cao ngẩng đầu trong Lão Hạc.
Nam Cao, “nhà văn không biết khóc” cho khôn khó đời mình lại rất dễ khóc cho đời người. Khó biết nhân vật hay tác giả khóc, bởi mỗi chữ ứa lệ khi lão Hạc khóc. Khi “rân rấn”, khi “ầng ậng nước”, khi khóc thầm, khi òa vỡ. Nước mắt ẩn cả trong nụ cười: “cười đưa đà”, cười nhạt”, “cười và ho sòng sọc”, “cười như mếu”. Thật xúc động đọc đoạn lão khóc con đi phu: “tôi chỉ còn biết khóc chứ còn biết làm sao được nữa? Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người của người ta rồi, chứ đâu có còn là con tôi?...”
Đọc văn như bị xé từng mảnh về ngữ điệu hay từng mảnh tim tơi tả của lão biến thành văn? Đứt nốì, nghẹn ngào, tức tưởi. TÔI-NÓ- NGƯỜI TA, ranh giới ngả nghiêng. “Nó” cứ vuột khỏi “tôi” về phía “người ta” để trên trang giấy nỗi đau bất lực xé ruột.
Con lão ra đi đề một kỉ niệm buồn-con chó “mua về nuôi định lúc cưới vợ thì giết thịt”. Lão gọi là cậu Vàng, bắt rận, tắm, cho ăn trong bát, chửi yêu, nói chuyện. Cậu thế chỗ đứa con, cùng lão chia sẻ niềm đau và-hiu quạnh. Thế mà cuối cùng lão phải bán vì không có gạo nuôi cậu. Bán cậu, lão đã nghĩ đến cái chết. Lão chết thì cậu tiêu đời. Để cậu đi trước còn được việc. Bán xong, “lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước... Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...” Tôi cũng khóc bởi chất người bộc lộ cao độ trong tiếng khóc ấy. Lão khóc vì trót lừa một con chó. Còn tôi khóc vì những giọt nước mắt chân thật, tinh khiết như rỉ ra từ đá của một con người. Phải là người “biết khóc” mới tả được đoạn ấy. ít chữ mà chan nỗi đau cùng cái đẹp, thấm thìa “tuổi già hạt lệ như sương”, òa vỡ nhiều nỗi niềm. Cậu Vàng chết cũng đỡ tủi. Tự nhiên tôi nhớ mẩu tin trên báo. Một ông cán bộ giàu rất cưng con chó của mình. Khi sống mua 15 con béc-giê cho nó bầu bạn. Khi chết trên 10 mâm cỗ, 3 xe ô tô và bạn bè đi đưa. Con chó ấy và cậu Vàng, con nào tốt phúc hơn?
Con đi phu, lão chết già nửa. Bán cậu Vàng, lão chết hẳn. Lão chết từ đó, chẳng đợi khi tự tử bằng bả chó. Tôi tự hỏi sao lão không chọn cái chết đỡ đau đớn hơn? Thì ra lão quá nhạy cảm. Cái gì do lão, lão không quên. Lão không quên mình là người cha không tròn trách nhiệm nên chết đế giữ vườn cho con. Lão không quên lão đã đưa cậu Vàng vào chỗ chết nên chọn cái chết bằng bả chó. Khó quên câu nói của lão: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!”. Kiếp chó - kiếp người, ý thức ấy thật sâu cay! Tâm hồn lão cũng vậy, bản chất thiên lương tự sáng trong đói nghèo, ngu dôt. Không thể phân biệt, đó là vẻ đẹp người mẹ, người cha, nông dân vô học hay kẻ có học... Đó là vẻ đẹp CON NGƯỜI, sâu sắc, thăm thẳm.
Cái chết dữ dội như con chó dại ấy lại là cái chết của một con người nặng yêu thương, trọng nghĩa tình. Nó khép lại thiên truyện nhưng không đè nặng tim tôi như cái chết của Chí Phèo, bà cụ trong Một bữa no, Lang Rận... Họ đã trở thành những bóng ma thơ thẩn trong các ngõ trăng lênh láng đói nghèo của làng Vũ - Đại - ngày - ấy, tơi tả, nhàu nát khố’ đau nhưng vẫn cháy bỏng khát vọng được sông - như - một - con - người. Sông trong văn Nam Cao cực nhọc đấy nhưng vẫn có gì chân thực, cao quý. Miếng ăn, cái đói, nước mắt đều tự vượt mình đế người đọc suy nghĩ. Trang viết Nam Cao không, chỉ dừng lại ở tiếng kêu cứu đói, cứu khố mà còn cứu lấy nhân cách, nhân phẩm bị chà đạp bởi đói khố. Có thứ văn chương không viết cho một thời. Văn Nam Cao nằm trong trường hợp ấy. Soi vào bức tranh đời hôi hổi niềm đau, tạp lẫn xâu - đẹp vẫn thấy mình, thấy ngưởi trong đó. Lẽ sống cũng từ những cái không nguyên vẹn, tròn trịa, yên lành ấy đi ra. Hiện thực Nam Cao không nặng phê phán, tố cáo mà khơi gợi, ngẫm nghĩ. Bi kịch đời thường trở thành bi kịch vĩnh cửu bởi những điều vặt vãnh nhất cũng tự nói lên ý nghĩa về cuộc sống và con người. Người ta gọi ông là nhà văn hiện thực phê phán. Còn tôi muôn gọi ông là nhà vãn hiện thực - nhân bản. ông để lại những câu chuyện “không có hậu” mà “hậu” trong lòng thì dằng dặc, những nhân vật bất hủ nhào nặn bởi chất liệu cuộc đời và tấm lòng nhà văn có tài. Họ mãi cùng ông sông trên trang viết.
Gấp sách, thấm thìa lời ông: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn”.
Giá mà học được chữ “cố” của Nam Cao, tôi tin sẽ gặp anh Chí, Lão Hạc... bằng xương bằng thịt ở bất cứ mọi thời. Liệu lúc ấy tâm đời có xúc động như khi gặp trên trang sách?
(Theo Hoàng Thị Thương - Tiếng nói tri âm)