Soạn Văn 8: Viết bài tập làm văn số 3 - Văn thuyết minh (làm tại lớp)

  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn thuyết minh (làm tại lớp) trang 1
  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn thuyết minh (làm tại lớp) trang 2
  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn thuyết minh (làm tại lớp) trang 3
  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn thuyết minh (làm tại lớp) trang 4
  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn thuyết minh (làm tại lớp) trang 5
  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn thuyết minh (làm tại lớp) trang 6
  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn thuyết minh (làm tại lớp) trang 7
  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn thuyết minh (làm tại lớp) trang 8
  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn thuyết minh (làm tại lớp) trang 9
  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn thuyết minh (làm tại lớp) trang 10
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN số 3 - VĂN THUYẾT MINH
(Làm tại lớp)
ĐỀ BÀI THAM KHẢO
Để 1. Thuyết minh về kính đeo mắt.
Đề 2. Thuyết minh về cây bút máy hoặc cây bút bi.
Đề 3. Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.
Đề 4. Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.
BÀI LÀM THAM KHẢO
Đề 1. Thuyết minh về kính đeo mắt
“Từ khi ra đời còn chưa được ưa chuộng, trải qua nhiều thế kỉ, ngày nay, kính mắt đã trở thành phục trang quen thuộc, và phổ biến với mọi người.
Cặp kính đầu tiên ra đời ở Ý vào năm 1260. Nhưng trong xã hội bấy giờ chỉ có các thầy tu và giới quý tộc biết đọc mà họ lại không thấy mặn mà với kính.
Kể từ khi ra đời, cặp mắt kính luôn được cải tiến để phù hợp và tiện lợi hơn cho người sử dụng. Ban đầu, khi mới được phát minh, thiết kế của kính chỉ có độc cái mắt kính nối với nhau bởi cầu mũi nên rất bất tiện. Trước đó, người Tây Ban Nha đã dùng dây ruy-băng buộc cặp mắt kính vào hai tai để tránh cho nó khỏi nghịch ngợm mà “nhảy dù” khỏi hai mắt của người sử dụng, nhưng cái sáng kiến ấy chẳng bao giờ được chấp nhận vì trông nó thật quá tạm bợ. Mãi đến năm 1730, Edward Scarllet - một chuyên gia quang học người Luân Đôn - mới sáng kiến ra hai càng để kính có thể gá lên mặt một cách chắc chắn.
Nhiều người cho rằng Tổng thống Mĩ Benjamin Franklin là người đã phát minh ra kính đa tròng nhưng thực tế, ông chỉ là người đưa ra ý tưởng. Vào năm 1780, vì mệt mỏi với việc cứ phải thay kính mắt liên tục, ông đã yêu cầu một người thợ cắt mắt kính làm hai phần để có thể nhìn -lên nhìn xuống mà không phải thay kính.
Dù đã được phác thảo trước đó bởi danh họa Leonardo da Vinci nhưng phải mãi tới năm 1827, công nghệ kính áp tròng mới thực sự bắt đầu do ý tưởng mài mắt kính áp tròng đầu tiên vừa khít với mắt. Những phát minh ấy đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị.
Nếu tìm hiểu kĩ, ta sẽ thấy được sự đa dạng của kính mắt từ chất liệu cấu thành đến các phụ kiện đi kèm. Mắt kính được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như thủy tinh, nhựa, polycarbonate, polarized, propionate... Ngoài ra, mắt kính còn được áp dụng nhiều công nghệ như. xử lí tia cực tím, tráng chông xước, tráng gương, tráng phản quang, công nghệ đổi màu, mắt kính có màu nhuộm... nên khi mới ra đời mắt kính ít được biết đến và càng hiếm người sử dụng nó. Đã thế, kính mắt chẳng thuộc một tôn giáo nào và cũng chẳng là của ăn hay dùng được mà lại là một phát minh của khoa học trong khi ở thời Trung cổ mê muội thì những phát minh đa phần bị phản đọì hoặc lờ toẹt đi. Kính mắt thuộc về trường hợp thứ hai. Ngay cả những người cần kính để đọc thì cũng hiếm lúc mang nó ra ngoài. Khi khoa học thường bị coi là ma quỷ và những nhà khoa học luôn đồng nghĩa với các thầy phù thủy thì mạng sống 1'à thứ không thể đem ra thách thức hay đùa giỡn chỉ bằng một cặp kính mắt. Nhưng không phải ai cũng như người Anh và Pháp, khăng khăng rằng kính mắt chỉ nên đeo ở nhà, những người Tây Ban Nha tin rằng kính mắt khiến họ trở nên quan trọng, đáng kính hơn và biến nó thành một biểu tượng của giới học giả và thầy tu. Nhờ vậy, kính mắt ngày càng được nhiều người biết tới và dần dần trở thành phổ biến như hiện nay.
Gọng kính cũng là một thế giới chất liệu rất phong phú. Nhựa là chất liệu phố biến nhất vì nó không những rẻ mà còn tạo ra những biên độ vô cùng sáng tạo. Tuy thế, cũng còn rất nhiều các chất liệu khác có thể làm thành gọng kính với những ưu điểm khác như: laminatezyl, acetate, propionate, titanium, beryllium, thép không rỉ, ticral, flexon, scandium, monel, đồng thiếc nguyên chất, bạc, vàng,... Đi theo các cặp mắt kính ấy còn có nhiều phụ kiện đa dạng như: dây đeo, nước rửa kính, khăn lau kính, kẹp kính, bao kính,... Tất cả góp phần tạo nên một thế giới kính mắt phong phú và hấp dẫn mọi người.
Kính có thể được chia thành nhiều loại như kính thuốc, kính râm, ■ kính thời trang,... Kính thuốc là loại kính dùng cho người có bệnh về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị; kính lão hay để bảo vệ mắt khi đọc sách nhiều và làm việc lâu bên máy vi tính. Với từng loại và mức độ bệnh của mắt mà kính có độ dày, độ cong và cấu tạo khác nhau hay thiết kế phù hợp để điều chỉnh khoảng cách tốt nhất, tránh cho người sử dụng bị mỏi mắt, căng thẳng khi phải tập trung quá lâu vào một điểm. Trong họ nhà kính, kính râm được sử dụng phổ biến nhất nhưng lại có tuổi đời trẻ nhất, mãi đến năm ,1752 nó mới ra đời. Kính râm giúp cho mắt đỡ bị mỏi và bị chói do ánh nắng gay gắt ngoài trời. Kính thời trang luôn là mặt hàng không thể thiếu trong các hiệu kính. Các mắt kính luôn được thay đổi theo thời gian, chúng được thay đổi thành nhiềụ kiểu dáng và chất liệu khác nhau, được nhuộm màu sắc phù hợp với sở thích của mỗi người sử dụng. Tuy vậy, các kính vẫn phải đạt tiêu chuẩn là ngăn chặn được ít nhất 70% tia UVB và 60% tia UVA. Trên các khung kính đều có in các con số’ chỉ cỡ của thấu kính, cỡ của cần mũi và chiều dài của-càng kính. Mỗi người có một cỡ đầu nhất định nên cũng có rất nhiều số đo khác nhau.
Càng ngày, xã hội càng phát triển với các xu thế thời trang hiện đại và các cặp mắt kính vẫn là một phục trang đóng góp một phần không nhỏ vào dòng chảy ấy.”
(Khúc Mai Thương, lớp 8A1, Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)
(Theo Hướng dẫn Tập làm văn 8 - Vũ Nho Chủ biên)
Đề 3. Thuyết minh về đôi dép lốp.
Thời nay, kể cả khi tiết kiệm được đưa lên hàng đầu thì cũng không có ai có ý định sử dụng loại dép lốp xưa đã dùng. Đơn giản vì
chúng cần sự thoải mái và tiện lợi. Đó cũng là một nhu cầu chính đáng. Còn những chiếc dép lốp xưa tuy tiết kiệm nhưng đi thì không dễ chịu chút nào. Thế nhưng loại dép tái chế ấy lại giúp ích rất nhiều cho nhân dân ta thời xưa.
Đó là một loại dép có quai mà nhân dân ta thường sử dụng trong thời gian khó khăn, nhất là trong hai cuộc kháng chiến chông ngoại xâm. Đây là một loại sản phẩm tái chế mang tính tiết kiệm cao. Quy trình làm dép khá đơn giản. Từ những chiếc lốp cao su lớn không còn sử dụng, người ta tách lấy từng lớp cao su mỏng, cắt theo hình dáng bàn chân người và theo nhiều kích cỡ lớn nhỏ. Trên lớp đế cắt được, người ta xuyên bôn lỗ nhỏ ở đầu và bốn lỗ khác lớn hơn một chút ở đuôi để xỏ dây làm quai dép. Dây quai dép được làm bằng loại cao su tốt hơn, chắc hơn đế dép. Bốn dây cao su nhỏ, chắc được xỏ bắt chéo vào dép. Hai quai đầu ôm khít lấy phần mũi chân, còn hai quai sau vòng ôm lấy phần cổ chân. Vậy là ta có một đôi dép lốp (hay còn gọi là dép cao su).
Loại dép này khá tiện dụng trong thời bấy giờ. Những chiếc dép làm ra giúp ta không bỏ phí những vật dụng còn dùng được. Hơn nữa, do được làm hầu hết từ các sản phẩm phế liệu nên giá của những đôi dép lốp rất rẻ, phù hợp với mức sống thời ấy. Những đôi dép này khá bền, chắc, sử dụng được trong một thời gian dài. Sự bền chắc đó còn phù hợp với những chuyến hành quân hay sơ tán của quân và dân ta trong chiến đấu cũng như trong lao động sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra, những đôi dép lốp này còn là hình ảnh nhắc nhở mọi người cần tiết kiệm và sáng tạo hơn trong đời sông. Nó giúp họ thấm nhuần một đạo lí: không có gì là không còn sử dụng được mà nó chỉ là không còn được dùng cho mục đích ban đầu mà thôi. Điều ấy rất quan trọng bởi nó giúp chúng ta vừa tiết kiệm vừa sử dụng tiện lợi trong sản xuất, sinh hoạt và chiến đấu.
Những đôi dép này có rất nhiều công dụng tốt nhưng cũng có một số bất tiện. Ví dụ như ở phần cấu tạo, được làm bằng cao su, những dây quai dép chỉ được luồn vào trong đế rồi nhờ lực đàn hồi của cao su dính chặt vào dép. Do đó, đi vào nơi ẩm ướt, dép rất dễ bị trơn trượt và quai dễ bị tuột. Do đó mỗi người, đặc biệt là các chiến sĩ khi hành quân đều phải đem theo một que tre mỏng đế’ rút lại dây dép. Tuy nhiên nhược điểm đó không lấn át được những cái tốt mà nó đem lại.
Những đôi dép lốp là những sản phẩm tiết kiệm mà bộ đội và nhân dân thường dùng xưa kia. Hình ảnh những chiếc dép cao su ấy dường như đã đi kèm với hình ảnh những anh bộ đội cụ Hồ như khi sinh ra nó đã vốn thế. Trong lịch sử, chiến thắng lẫy lừng của chiến dịch Điện Biên Phủ, những chuyến hành quân vượt dãy Trường Sơn đánh Mĩ luôn có dấu chân những đôi dép lốp đơn sơ quen thuộc. Đôi dép ấy như trở thành hình tượng về sự giản dị, mộc mạc của người chiến sĩ. Ngay trong hành lang của vị Chủ tịch nước cũng có đôi dép cao su. Hình ảnh quen thuộc đó càng tôn thêm vẻ đẹp giản dị nhưng cao quý trong tâm hồn Bác. Ngày nay, “Đôi dép Bác Hồ” ấy đã trở thành một kỉ vật thiêng liêng, vô giá của dân tộc ta. Hàng triệu người trong và ngoài nước thuộc nhiều dân tộc, nhiều màu da, khi vào viếng Bác đã nhìn thấy đôi dép ấy được đặt trong hộp kính để dưới chân Người. Bác cùng đôi dép lốp của mình đã in dấu ấn sâu đậm trong văn và âm nhạc. Lời của một bài hát viết về đôi dép ấy thật ngọt ngào và lắng đọng:	\
“Đôi dép đơn sơ, đôi dép Bác Hồ Bác đi từ ở Chiến khu Bác về Phô" phường, trận địa, nhà máy, đồng quê Đều in dấu dép Bác về, Bác ơi...”
Trong lịch sử dân tộc ta, chiếc dép lôp bé nhỏ ấy đã xuất hiện một cách đầy tự hào như thế đó.
Ngày nay, khi cuộc sống thay đổi, chúng ta gần như không thấy ai- đi dép lốp nữa. Thế nhưng mọi người sẽ luôn nhớ về nó như một vật dụng thân thiết và hình ảnh của một thời lịch sử gian khổ hào hùng.
(Nguyễn Ngọc Thủy, lớp 8A1, Trường THCS Ngõ Sĩ Liên, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)
(Theo Hướng dẫn Tập làm văn - Vũ Nho Chủ biên)
Đề 4. Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.
“Có tìm hiểu dĩ vãng của chính mình thì mới quý nó được, và có quý trọng dĩ vãng thì mới tìm được hướng đi cho tương lai”. Đó là lời của cố học giả Nguyễn Hiến Lê mà người viết bài này muốn gửi đến các bạn trẻ và những ai quan tâm đến việc bảo vệ kho tàng văn hóa dân tộc.
Khi tìm đọc “văn học sử Việt Nam”, chiếc áo dài đã ghi lại rất nhiều nét đan thanh không những qua ca dao tục ngữ mà còn qua điêu khắc, hội họa, kịch nghệ, văn chương và âm nhạc.
Ngược dòng thời gian tìm về nguồn cội, chiếc áo dài Việt Nam đầu tiên với hai tà áo thướt tha bay lượn đã được tiền nhân ghi khắc trên cổ vật, như trống đồng Ngọc Lũ, Hòa Bình, Hoàng Hạ... từ trên ba ngàn năm trước.
Áo dài Việt Nam quả đã có một quá trình đi sát với lịch sử dân tộc để lắm phen khóc cười theo mệnh nước nổi trôi. Trải qua cả mười thế kỉ bị Trung Hoa đô hộ - một Trung Hoa vĩ đại về mọi phương diện - rồi ngót một thế kỉ dưới ách thông trị của Pháp - quốc gia đứng hàng đầu về thời trang quốc tế - tà áo dài Việt Nam vẫn uyển chuyển tung bay, biểu dương tinh thần bất khuất, đặc tính thích nghi với hoàn cảnh, và khiếu thẩm mỹ của người Việt.
Dưới thời kì bị Trung Hoa đô hộ, dân ta đã bao phen bị người Tàu ra lệnh dồng hóa: Đàn ông phải dóc tóc bím đuôi sam, đàn bà phải cắt tóc ngắn và mặc quần thay vì mặc váy, mọi người phải để răng tráng không được nhuộm... Nhưng những cố’ 'vật tiền nhân để lại cho thấy người Việt xưa vẫn búi tóc, vẫn mặc áo dài và váy.
Chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng mầu buông thả. Xưa các bà, các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài, về sau bỏ mũ lông chim để đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thủng. Cố’ nhân xưa đi chân đất, về sau mang guốc gỗ, dép, giày.
Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh được thay đổi và vạt con nằm dưới vạt trước là thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo. Vạt con nốì với hai vạt cả nhờ cổ áo có bâu đệm, và khép kín nhờ năm chiếc khuy tượng trưng cho đạo làm người theo quan niệm Nho giáo': Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Áo ngũ thân không những tôn vinh giá'trị cao quý của người nữ trong gia đình cũng như xã hội, mà còn gói ghém nhân sinh quan của dân tộc: Con người nhờ cha mẹ sinh dưỡng, khi thành nhân có cha mẹ người bạn đời cùng che chở bao bọc là tứ thân phụ mẫu, luôn tôn trọng đạo làm người và giữ lòng nhân ái, ăn ở có nhân nghĩa trên kính dưới nhường, biết nơi trọng chỗ khinh, biết suy luận tính toán và giữ vững niềm tin nơi người.
Áo ngũ thân đi đôi với quần hai ống và khăn đội đầu cũng là Quốc phục của phái nam.
Các bà các cô dùng màu sắc óng ả dịu mát trong khi đàn ông con trai chỉ dùng màu đen, trắng, hoặc lam thẫm.
[...] chiếc áo dài cách tân được hoan nghênh nhiệt liệt trong Hội chợ Nữ công Đà Nẵng năm 1934 với gian hàng phụ nữ có các bà các cô đứng bán mứt bánh và đồ thêu, đan, đoan trang hiền thục dịu dàng với áo màu quần trắng tóc búi lỏng hoặc vấn trần hay vấn khăn nhung. Tới nay, chiếc áo dài dung hòa được mới với cũ để tôn vinh những nét đẹp của người phụ nữ và tìm được nhân dáng chính xác, để đứng vững từ đó đến bây giờ.
Suốt cả ba thập niên sau đó, chiếc áo dài không có gì thay đổi lớn ngoại trừ cổ áo lúc thấp, khi vuông lúc tròn, khi kín lúc hở, chiều dài cũng lên xuống khi mini lúc maxi, gấu áo cũng khi lớn lúc nhỏ, vòng eo có khi rộng lúc thắt chặt. Chiếc quần thay đổi từ kiểu cẳng què qua đáy giữa, lưng từ to bản luồn giải rút đổi sang lưng nhỏ luồn dây thun rồi đổi già nút, và sau cùng là khóa kéo kiểu Tây phương, trong khi ông quần cũng theo thời khi chân voi lúc ống túm.
[...] Nữ sinh Việt Nam trước năm 1975 đến trường đều thường là “áo trắng học trò”, nhưng thứ hai chào cờ phải mặc đồng phục: Áo trắng nữ sinh Đồng Khánh Huế, áo lam Hà Nội, áo xanh da trời Trưng Vương, áo hồng Gia Long... những mầu áo thơ mộng đã một thời lên hương qua thơ, nhạc.
Một điều ghi nhận là sau khi không còn thể chế quân chủ, hầu hết các cô dâu đều mặc quốc phục áo dài có khoác một áo phụng rộng may theo kiểu mệnh phụ hoặc áo hoàng hậu, và đội khăn vành xanh hoặc vàng. Ý hẳn đó là ngày nàng trở thành một bậc mệnh phụ và bước lên ngôi hoàng hậu trong cuộc đời của chàng vậy.
[...] Những chiếc áo dài Việt Nam dù với màu sắc đậm chói hay dịu mát, may bằng vải thô sơ'hay tơ gấm lụa là, vạt áo có ngắn cũn cũng chỉ tiếp nhận tinh hoa mà gạn lọc cặn bã, tô bồi thêm nét đẹp mà vẫn giữ cá tính độc lập. Áo dài Việt Nam là niềm kiêu hãnh của người Việt Nam. Chính vì vậy mà người Việt Nam vẫn yêu quý tà áo Việt.”
(Trần Thị Lai Hồng)
Đề 4. Giới thiệu về trang phục truyền thống của dân tộc. Áo dài Việt Nam.
- “Dù ở đâu, Pari, Luân Đôn hay những miền xa. Thoáng thấy áo dài bay trên đường phô', sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó em ơi!”. Đã từ lâu áo dài là hình ảnh thân quen trong cuộc sông, là biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ, vẻ đẹp-Việt Nam.
Cho đến nay, vẫn chưa ai biết được nguồn gốc xuất xứ của chiếc áo dài. Nhưng theo truyền miệng và một số báo chí thì lịch sử áo dài có từ thế kỉ XVIII. Thời đó chúa Nguyễn Phúc Khoát có ý định thay đổi đời sống cho người dân, bắt đầu từ trang phục. Bởi ông nghĩ rằng, trang phục là vật dụng để đánh giá thẩm mĩ, phẩm chất của. một con người. Từ nền tảng áo dài của phụ nữ Chăm, kết hợp với lại váy xẻ hai tà của Thượng Hải (Trung Quốc) và một số hoa văn, chi tiết của áo các dân tộc khác, chiếc áo dài đã ra đời. Và đến năm 1934, nhà may Cát Tường đã cho ra mắt bộ áo dài mang nhãn hiệu Le Mur. Thập niên những năm 1930, họa sĩ Lê Phó" đã cải tiến chiếc áo dài Le Mur thành chiếc áo dài có hình dáng gần giông với áo dài Việt Nam ngày nay. Đến thời vua Bảo Đại (1935), chiếc áo dài được chuyển đổi thành áo dài ngũ thân. Hình dáng như áo dài nhưng kết hợp với áo tứ thân mớ năm mớ bảy. Do không phù hộ với cuộc sông của nhân dân nên đã mất dần. Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chiếc áo dài truyền thống bị trôi nổi theo từng giai đoạn lịch sử. Cổ áo dài vẫn tồn tại và phát triển đến tận bây giờ. Nói chung, chiếc áo dài có ba thời kì lịch sử chính. Thời kì thứ nhất: áo dài truyền thống: làm từ vải trắng hay vải nhung pha màu với cách may cổ điển, lấy theo mẫu phương Tây. Tay áo phồng, áo Cổ hở tròn, tay áo hơi bó, thân áo gần như suôn, quần thì miền Bắc màu trắng còn miền Nam màu đen. Thời kì thứ hai: áo dài tân thời (gần như áo dài hiện đại): cổ cao, bó, vạt áo khá rộng, thân áo may lượn theo cơ thể, vạt áo khá dài, mặc áo rộng và thường được may bằng vải lụa trắng, the. Thời kì thứ ba: áo dài hiện đại: đó là chiếc áo ngày nay như chúng ta nhìn thấy và chất liệu là bao gồm gần như tất cả các loại vải: gấm, nhung, the, lụa, thổ cẩm với đủ màu sắc.
Để may một chiếc áo dài cũng thật kì công như chính giai đoạn phát triển của nó. Đầu tiên, ta phải biết chọn loại vải đẹp, phù hợp với màu da và khuôn mặt. Ta có thể tìm đến những địa chỉ như: lụa Hà Đông, Vạn Phúc. Sau đó, ta đặt may chiếc áo phù hợp với vóc dáng của cơ thể. cổ áo phải may cao khoảng lcm bằng hồ cứng, tay áo hơi bó, suôn dần xuống bàn tay. Áo phải chia thành hai phần vạt trước và vạt sau. Để ghép nốì hai mảnh lại với nhau, phải có đường may mềm mại, uôn lượn theo thân thể. Tránh để đường may thô, tạo cảm giác cứng nhắc, khó chịu. Nách áo dài cần được may thật cẩn thận đến từng chi tiết. Các khuy áo cần phải có độ chính xác, tránh lộ ra phía ngoài. Đôi khi muôn có được chiếc áo dài thêm phần lộng lẫy, người may còn đơm thêm những họa tiết trang trí. Nếu biết tuân thủ những chi tiết đó, chắc chắn ta sẽ có một chiếc áo dài tuyệt đẹp.
Có rất nhiều nơi may áo và sản xuất áo dài nổi tiếng như: Hà Nội (phô' Cầu Gỗ), Huế, Thành phố Hồ Chí Minh. Đến những nơi đó, bạn có thể may cho mình một bộ áo dài đẹp.
Đã từ lâu, chiếc áo dài không còn chỉ như trang phục hằng ngày. Nó đã thật sự tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ về mặt hình thể. Chiếc áo dài được may uốn lượn, làm nổi bật lên vẻ đẹp hết sức uyển chuyển của người phụ nữ. Mặc chiếc áo dài, trông người phụ nữ thật duyên dáng. Nhìn những em bé mũm mĩm mặc áo dài màu sắc, trông thật rực rẻr, đáng yêu. Những nữ sinh trong trang phục áo dài trông thật trong sáng, hồn nhiên khiến ai cũng phải ngước nhìn mà lòng xao xuyến. Đến người già' cũng có thể mặc áo dài. Mặc những chiếc áo dài màu nhung đen với hình họa nổi bật, trông họ thật đẹp lão. Chiếc áo dài thực sự dành cho mọi lứa tuổi.
Áo dài được xem là trang phục truyền thống của nước ta không chỉ vì vẻ đẹp hình thức của nó mà bởi áo dài thực sự đã tôn vinh, thế’ hiện vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp tinh thần của dân Việt. Phụ nữ mặc áo dài trông vừa kín đáo, duyên dáng vừa trang trọng, lịch sự. Áo dài thực sự đã tôn thêm nét nữ tính của người phụ nữ. Bởi vậy mà chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của phụ nữ Việt Nam.”
{Theo Lê Thị Hoa, Phạm Thị Loan, Lê Thị Tân Hảo - Sđd)
- “Không những là một trang phục truyền thống được người Việt Nam tôn vinh và sử dụng rộng rãi mà áo dài còn được nhiều người nước ngoài ưa chuộng. Những người bạn phương Tây rất thích áo dài Việt Nam bởi chất liệu đẹp, hoa văn đẹp và kiểu dáng cũng thật độc đáo. Nhìn thấy các bạn nước ngoài mua áo dài Việt Nam đem về làm kỉ niệm, ta có thể biết chắc chắn rằng, chiếc áo dài chính là cầu nối của Việt Nam với các bạn nước ngoài. Đốì với họ, áo dài là kỉ niệm, là hình ảnh, là vẻ đẹp Việt Nam.
Ngày nay, trong nhịp sống hiện đại, người phụ nữ có thể có nhiều trang phục khác, đẹp và phụ hợp với sở thích, hoàn cảnh sử dụng nhưng chiếc áo dài vẫn rất quan trọng trong đời sống tinh thần. Vào mỗi dịp lễ tết hay ngày kỉ niệm lớn phụ nữ đều mặc áo dài trong thật duyên dáng và trang trọng. Ớ nơi công sở, chị em phụ nữ cũng
thường mặc áo dài tạo vẻ đẹp tự tin và lịch sự. Trong nhiều cuộc thi người đẹp, hoa hậu Việt Nam thì trình diễn áo dài luôn được chọn là phần thi quan trọng nhằm giữ gìn và tiếp tục phát huy vẻ đẹp áo dài truyền thông và tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ. Để duy trì và tiếp tục phát triển nét đẹp truyền thống này, nhiều Việt kiều cũng hay mặc áo dài để luôn nhớ về đất nước, quê hương với tà áo dài thân thương.
Quả thực, chiếc áo dài Việt nam đã trở thành biểu tượng hết sức cao quý của người phụ nữ, là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt và của thế giới cần được gìn giữ. Dù mai đây chiếc áo dài có thay đổi, cách tân hay có những trang phục khác thời trang hơn thì không gì có thể sánh bằng chiếc áo dài Việt. Áo dài thật xứng đáng là nét đẹp Việt Nam!”
(Sà/ làm của học sinh, có sửa chữa) {Theo Lê Thị Hoa, Phạm Thị Loan, Lê Thị Tân Hảo - Sdd)