Soạn Văn 8: Chiếc lá cuối cùng (trích)

  • Chiếc lá cuối cùng (trích) trang 1
  • Chiếc lá cuối cùng (trích) trang 2
  • Chiếc lá cuối cùng (trích) trang 3
  • Chiếc lá cuối cùng (trích) trang 4
  • Chiếc lá cuối cùng (trích) trang 5
Bài 8
Chiếc lá cuối cùng
Chương trình tiếng địa phương
Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
o. Hen-ri
I. KIẾN THỨC Cơ BẢN
về tác giả: o. ỉlen-ri (1862-1910) là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Nhiều truyện của ông đã để lại cho hạn đọc những ấn tượng sâu sắc như “Căn gác xép”, “Tên cảnh sát và gã lang thang”, “Quà tặng của các đạo sĩ”. Các truyện của o. Hen-ri thường nhẹ nhàng nhưng toát lèn tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương người nghèo khổ, rất cảm động.
về tác phẩm: đoạn trích này là phần cưối của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”.
Mấy trang kết thúc truyện “Chiếc lá cuối cùng” trên đây của o. Hen-ri đủ chứng tỏ truyện được xây dựng theo kiểu có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú và làm cho chúng ta rung cảm trước tỉnh yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HlỂU VĂN BẢN
Câu 1. Những chi tiết nào trong văn bản nói lên tấm lòng yêu thương và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xỉ? Tại sao nhà văn bỏ qua không kể lại việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết? Vì sao có thể nói “Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác?
a) Tấm lòng yèu thương và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi.
+ Thân thế: Cụ Bơ-men là một họa sĩ nghèo, gần sáu mươi tuổi, là một người thất bại trong nghệ thuật và bốn chục năm nay, cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được.
+ Lòng yêu thương của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi, khi nghe Xiu kể về ý nghĩ kì quặc của Giôn-xi (đếm những chiếc lá trên cây thường xuân chờ khi chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô ấy cũng buông xuôi lìa đời) Cụ Bơ-meh đã “mắt đỏ ngầu, nước mắt chảy ròng ròng, hét lên sự khinh bỉ, nhạo báng của mình đốì với những truyện tưởng tượng ngốc nghếch â'y”.
• Cụ đã cùng Xiu lên thăm Giôn-xi. “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát chẳng nói năng gì” đó là cái nhìn đầy lo âu, sợ hãi. Có lẽ chính cái nhìn ấy đã dẫn đến hành động sau này của cụ, nung nấu làm điều gì đấy cho Giôn-xi
+ Hành động của cụ Bơ-men: Cụ đã leo lên mái nhà trong đêm khủng khiếp gió lạnh, mưa bão, tuyết rơi với một cái thang và cây neon bảo, chiếc bút lông, bảng pha màu cụ đã vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường thay thế cho chiếc lá thường xuân cuối cùng đã rụng. Vẽ xong chiếc lá đó cụ bị sưng phổi, hai ngày sau thì chết.
=> Đó là hành động cao đẹp, nó được xuất phát từ lòng yêu thương vô bờ, từ sự hi sinh cao cả mà cụ Bơ-men, cụ đã lặng lẽ hi sinh sự sông của mình để cứu Giôn-xi.
ò) Lí do nhà văn không kể lại sự việc cụ Bơ-Men đã vẽ chiếc lá trên tường:	„
Để tạo cho câu chuyện sự bất ngờ đột ngột, gây hứng thú cho người đọc.
Làm thăng hoa hơn hình ảnh cụ Bơ-men trong lòng độc giả, đức hi sinh như thánh thần của cụ.
Khích lệ Giôn-xi hướng về sự sông.
c) “Chiếc lá cuối cùng” cụ vẽ là một kiệt tác vỉ:
+ Tác phẩm đó được tạo ra bằng sự sống của cụ (của người nghệ
sĩ), cụ đã vẽ chiếc lá giông đến nỗi có thể đánh lừa được cả hai người' họa sĩ trẻ => Tác phẩm được tạo ra bằng tấm lòng và tài năng của người nghệ sĩ.
+ Tác phẩm đã tác động mãnh liệt vào tâm hồn con người, đánh thức niềm tin, sự hi vọng của con người vào cuộc sông. - Tác phẩm nghệ thuật phải ra đời vì cuộc sống và phục vụ cuộc sống.
Câu 2. Tìm bằng chứng dể khẳng định Xiu không hề biết cụ Bơ-men cho biết ý dịnh vẽ chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Nếu Xiu dược biết thì truyện có bớt sức hấp dẫn không? Vì sao?
Xiu là ai?
Xiu cũng là một họa sĩ, chị em kết nghĩa với Giôn-xi. Xiu một con người giàu lòng thương yêu, cô đã chăm sóc Giôn-xi như người ruột thịt của mình từ việc mời bác sĩ đến chăm sóc để bồi dưỡng sức lực-và động viên tinh thần cho Giôn-xi “Mỗi nhịp đập của trái tim Giôn-xi cũng là nhịp đập trong trái tim của Xiu”.
Xiu không hề được biết cụ Bơ-men có ý định vẽ chiếc lá, điều đó được thể hiện qua chi tiết sau:
+ Xiu và cụ Bơ-men họ cùng sợ sệt ngó ra cửa sổ nhìn cây thường xuân. Rõ ràng Xiu đang vô- cùng lo lắng vì sợ chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng Giôn-xi sẽ kiệt sức và ra đi.
+ Khi Giôn-xi thều thào như ra lệnh “Kéo nó lên, em muốn nhìn”, Xiu làm theo một cách chán nản.
+ Và khi thấy chiếc lá vẫn còn, Xiu đã vô cùng ngạc nhiên thốt lên: “0 kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng... chiếc lá thường xuân vẫn bám trên bức tường gạch!”
Rõ ràng Xiu không hề biết gì về kiệt tác mà cụ Bơ-Men đã vẽ, có lẽ đến khi cái chết xảy ra với cụ, Xiu mới dự đoán được sự việc xảy ra.
c) Nếu Xiu được biết thì truyện sẽ bớt sức hấp dẫn của nó bởi vì nó sẽ làm mất đi sự bất ngờ của câu chuyện.
Câu 3. Nguyên nhăn sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xỉu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm?
Nguyên nhân dẫn đền tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi.
+ Tình cảnh của Giôn-xi: là một họa sĩ trẻ, sống trong cảnh nghèo, cô lại bị bệnh nặng (bệnh viêm phổi lúc bấy giờ là một trong những bệnh nan y), tình cảnh vô cùng đáng thương.
+ Sự tương ứng giữa cây và người: nhìn cây thường xuân bị gió, ■*tuyết đánh dập tơi bời, trơ trụi lá cành trong mùa đông, cô liên tưởng đến sô" phận nhỏ bé mong manh của mình đang bị bệnh tật quật ngã, dập vùi. Mỗi chiếc lá rơi là số ngày sông của Giôn-xi đang rút ngắn lại, ngày chiếc lá CUÔÌ cùng rơi là ngày Giôn-xi bước vào chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình.
+ Sự hồi sinh: Giôn-xi chờ đợi chiếc lá cuối cùng rơi, nhưng một ngày, hai ngày, chiếc lá thường xuân vẫn còn đó, Giôn-xi nằm nhìn chiếc lá hồi lâu, chiếc lá thường xuân dũng cảm kiên gan bám riết cuông lá trong mưa bão đã làm cho tâm trạng của Giôn-xi hồi sinh, “đã hâm nóng trái tim yếu đuôi giá lạnh của cô” niềm ham sông mãnh liệt từ chiếc lá đã truyền sang Giôn-xi, cô thấy mình chết là một tội và thầm được ăn cháo, uống sữa và ước ao một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na-plơ.
Nhận xét về cách kết thúc:
Nhà văn kết thúc bằng lời kể của Xiu mà không để cho Giôn-xi phản ứng điều gì, vì:
+ Làm tăng thêm sự xúc động của câu chuyện, khắc sâu hình ảnh cụ Bơ-men vào trái tim độc giả.
+ Giôn-xi không phản ứng là đúng, bởi vì lúc này cô đang ở trong trạng thái xúc động mãnh liệt, mọi ngôn ngữ đều bất lực trước sự hi sinh cao cả, thầm lặrig của cụ Bơ-men đã dành cho Giôn-xi.
Câu 4. Chứng minh truyện “Chiếc lá cuối cùng” của o. Hen-rỉ,
qua trích doạn này dược kết thúc trên cơ sở hai sự kiện hất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho hạn đọc.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
“Nhà văn o. Hen-ri đã xây dựng được hai tình huống đảo ngược bất ngờ, rất thú vị. Thứ nhất: Từ đầu câu chuyện, Giôn-xi, cô họa sĩ trẻ, cứ như đang dần dần tiến đến cái chết. Nhưng cuối cùng, cô gái khỏe lại, yêu đời, vươn dậy, chiến thắng bệnh tật, chiến thắng cái chết. Tình huống thứ hai: Cụ Bơ-men đang khỏe mạnh bình thường, ai ngờ đến cuối truyện ông cụ lại qua đời. Hai tình huống đảo ngược trái chiều nhau: một cụ già đi từ sự sống đến cái chết để dẫn dắt một cô gái từ cái chết trở lại với sự sống - đã được nhà văn kể lại thật tự nhiên, logic như sự tuần hoàn tự nhiên, lôgic của cuộc đời. Cả hai tình huống ấy đều liên quan đến bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng, đều gắn kết với những vẻ đẹp của ba nhân vật. Tất cả những điều đó đem lại cho thiên truyện một dư vị khó quên.”
(Theo Vũ Dương Quỹ, Lê Bảo - Bình Giảng văn 8) Điều gì đã khiến Giôn-xi khỏe trở lại? Có thể một phần do thuốc men phát huy hiệu lực, có thể một phần do bàn tay chăm sóc chu đáo của Xiu. Hẳn là thế. Nhưng bao trùm lên tất cả, cái đã lôi Giôn-xi ra khỏi con đường dẫn về cõi hư vô là chiếc lá cuối cùng trên bức tường của ngôi nhà đối diện với phòng của họ. “chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi”, bởi vì “đó chính là kiệt tác của cụ Bơ- men, cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối đã rụng”. Để tạo được tác phẩm kiệt xuất ấy, cụ Bơ-men đã phải đổi bằng cuộc sông của chính mình. Cụ đã trả lại màu xanh cho chiếc lá đã vàng úa, trả lại màu hồng cho đôi má của người thiếu nữ xanh xao, trả lại niềm tin, nghị lực cho những người yếu đuối. Nghệ thuật chân chính mang trong nó chức năng sinh thành tái tạo. Nó thức dậy niềm tin vào cuộc sống, nó mở đường cho những khát vọng lớn lao, nó chắp cánh cho những ước mơ. Vì thế, hình tượng Bơ-men cho dù chỉ được phác họa, nhưng vẫn sống mãi trong lòng người đọc bởi cụ đã tạo ra kiệt tác bằng màu xanh hi vọng, bằng chất liệu nhân đạo truyền thống được kết tinh trong tiến trình lịch sử. Chiếc lá cuối cùng trở thành niềm hi
vọng hồi sinh.”
(Theo Nguyễn Mai Hoa - Đinh Quang Sáng, Sđd)