Giải Địa 10 - Bài 1. Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản

  • Bài 1. Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản trang 1
  • Bài 1. Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản trang 2
  • Bài 1. Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản trang 3
PHẦN MỘT: ĐỊA LÍ Tự NHIÊN
CHƯƠNG I
BẢN ĐỖ
Bàil
CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ĐỒ co BẢN.
PHÂN LOẠI BẢN ĐÔ.
Câu hỏi và bài tập:
Vì sao khi vẽ bản đồ phải (lùng phép chiếu hình bản đồ? Vì sao lại phải sử dụng nhiều phép chiếu hình khác nhau?
Trả lòi:
Khi vẽ bản đồ phải dùng phép chiếu hình bản đồ vì:
Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu diễn mặt cong của trái đất lên một mặt phang, để mồi điểm trên mặt cong tương ứng với một điểm trên mặt phang.
Phải sử dụng nhiều phép chiếu hình khác nhau vì:
Do bề mặt trái đất cong nên khi thể hiện lên mặt phảng, các khu vực khác nhau trên bản đồ không thể hoàn toàn chính xác như nhau. Vì vậy, tùy từng yêu cầu sử dụng bản đồ, từng vùng cần thể hiện trên bản đồ, người ta dùng các phép chiếu hình bàn đồ khác nhau.
Mức độ chính xác của từng phép chiếu phương vị như thế nào?
Trả lòi:
Phép chiếu phương vị đứng.
Do điểm tiếp xúc ở cực, trục địa cầu vuông góc với mặt chiếu nên:
+ Khu vực tương đối chính xác là vùng cực ( khu vực tiếp xúc )
+ Cáng xa khu vực tiếp xúc càng kém chính xác.
Dùng phép chiếu này để vẽ bản đồ vùng quanh cực.
Phép chiếu phương vị ngang.
Do mặt chiếu tiếp xúc với địa cầu ở xích đạo và song song với trục địa cầu nên:
+ Khu vực trung tâm, nơi gặp gỡ giữa xích đạo và kinh tuyến thẳng (khu vực tiếp xúc giữa mặt chiếu của bản đồ với địa cầu) là khu vực chính xác.
+ Càng xa khu vực trung tâm càng kém chính xác.
Dùng phép chiếu này để vẽ bán cầu Đông và bán cầu Tây.
Phép chiếu phương vị nghiêng.
Do mặt chiếu có thể tiếp xúc với bất kì điểm nào trên mặt địa cầu, trừ cực và xích đạo nên:
+ Nơi tiếp xúc là khu vực tương đối chính xác.
+ Càng xa kinh vĩ tuyến tiếp xúc càng kém chính xác.
Dùng phép chiếu này để vẽ các bản đồ ở vĩ tuyến trung bình.
Kẻ lại bảng dưới đây vào vở và điền những nội dung thích hợp.
Phép chiếu Hình bản đồ
Thể hiện trên bản đồ
Các đường Kinh tuyến
Các đường Vĩ tuyến
Khu vực chính xác
Khu vực kém chính xác
Hình nón đứng
Là những đoạn thẳng đồng quy ở cực.
Là những cung tròn đồng tâm.
Vùng có vĩ độ trung bình
Vùng có vĩ độ cao và thấp (cực, xích đạo)
Hình trụ đứng
Là những đường thẳng song song và thẳng góc với vĩ tuyến.
Là những đường thẳng song song và thẳng góc với kinh tuyến.
Vùng có vĩ độ nhỏ, trung bình (gần xích đạo)
Vùng càng xa xích đạo.
Cho biết phép chiếu hình nón đứng và phép chiếu hình trụ đứng thường được dùng để vẽ bản đồ các khu vực nào của địa cầu?
Trả lời:
Phép chiếu hình nón đứng thường dùng để vẽ bản đồ ở các vùng đất thuộc vĩ độ trung bình.
Phép chiếu hình trụ đứng thường dùng để vẽ bản đồ các khu vực gần Xích đạo, hoặc bản đồ thế giới.
Bản đồ được phân loại thành những nhóm chỉnh nào? Theo mục đích sử dụng, người ta chia thành những loại bản đồ nào?
Trả lời:
Bàn đồ có thể được phân thành các nhóm chính: theo tỉ lệ, theo nội dung, theo mục đích sử dụng, theo lãnh thổ...
Theo tỉ lệ: chia 3 nhóm
+ TỈ lệ lớn: 1:200.000
+ Tỉ lệ trung bình: 1: 200.000 đến 1: 1.000.000
+ Tỉ lệ nhỏ: 1: 1.000.000
Theo nội dung: chia 2 nhóm: Bản đồ địa lí chung, bản đồ chuyên đề.
Theo mục đích sử dụng, bản đồ gồm có: bản đồ tra cứu, bản đồ giáo khoa, quân sự, hàng hải... Bản đồ giáo khoa lại chia thành: tập bản đồ địa lí (Atlat Địa lí), bản đồ treo tường, bản đồ câm...
Theo lãnh thổ gồm có: bản đồ thế giới, bản đồ bán cầu, bản đồ các châu, bản đồ đại dương...