Giải Địa 10 - Bài 17. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa. Sự phân bố mưa

  • Bài 17. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa. Sự phân bố mưa trang 1
  • Bài 17. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa. Sự phân bố mưa trang 2
  • Bài 17. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa. Sự phân bố mưa trang 3
Bài 17
CÁC NHÂN TÓ ẢNH HƯỞNG ĐÉN LƯỢNG MƯA.
Sự PHÂN BÓ MƯA
Câu hỏi và bài tập
Hãy trình bày những nhăn tố ảnh hưởng đến lượng mưa?
Trả lòi:
Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa:
a. Khỉ áp:
- Các khu khí áp thấp hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ thấp sinh ra mưa, vùng áp thấp có lượng mưa lớn.
Các khu khí áp cao Không khí ẩm không bốc lên được, chi có gió thổi đi, không có gió thổi đến nên mưa rất ít, vùng cao áp cận chí tuyến thường có các hoang mạc lớn.
Frông:
Sự tranh chấp giữa khối khí nóng và khối khí lạnh dẫn đến nhiễu loạn không khí sinh ra mưa.
Dọc các frông nóng và frông lạnh, không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi, gây ra mưa nhiều trên cả frông nóng và frông lạnh.
Miền có frông, dãy hội tụ nhiệt đới (FIT) đi qua thường gây mưa nhiều.
Gió: Gió mang hơi ẩm từ đại dương vào lục địa gây ra mưa nhiều.
Vùng có gió mậu dịch là loại gió khô nên mưa ít.
Vùng có gió mùa là gió từ đại dương mang nhiều hơi nước, ẩm gây mưa nhiều vào mùa hạ.
Dòng biển:
Dòng biển nóng có nhiệt độ cao, nước bốc hơi nhiều, không khí ẩm gây mưa nhiều.
Dòng biển lạnh có nhiệt độ thấp, nước bốc hơi ít, không khí khô gây khô hạn dễ sinh hoang mạc như hoang mạc Kalahari, Namip.
Nhân tổ địa hình:
Cùng một sườn núi, càng lên cao nhiệt độ giảm, không khí ngưng kết hơi nước gây mưa nhiều; nhưng đến độ cao nào đó độ ẩm không khí giảm nhiều, sẽ không còn mưa nên những đỉnh núi cao thường khô ráo, ít mưa hơn sườn núi.
Cùng một dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều còn sườn khuất gió ít mưa, khô ráo.
Dựa vào hình 17.1 ( SGK trang 61) và kiến thức đã học, trình bày giải thích tình hình phân bổ lượng mưa theo vĩ độ?
Trả lời:
Tình hình phân bố lưọng mưa theo vĩ độ:
Khu vực xích đạo mưa nhiều nhất do nhiệt độ cao, áp thấp thống trị, khu vực chủ yếu là đại dương và rừng xích đạo ẩm ướt nên nước bốc hơi mạnh, độ ẩm không khí cao gây mưa nhiều.
Hai khu vực chí tuyến mưa ít do áp cao thống trị, tỉ lệ diện tích lục địa tưong đối lớn, độ ẩm không khí ít gây khô hạn.
Hai khu vực ôn đới mưa trung bình, áp thấp thống trị, có gió Tây ôn đới từ biển thổi vào đem theo ẩm và mưa nhiều.
Hai khu vực cực ('ỏ ít mưa nhất do cao áp thống trị, nhiệt độ thấp, lạnh, ít bốc hơi nước nên mưa rất ít.
Dựa vào hình 17.2 (SGK trang 62) và kiến thức đã học hãy trình bày giải thích tình hình phân bố lưọng mưa theo vĩ tuyến 30° B từ Tây sang Đông?
Trả lòi:
Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ tuyến 300 B từ Tây sang Đông
Từ phía Tây thuộc khu vực Tây Nam Hoa Kì, mặc dù gần biển nhưng do ảnh hường của dòng biển lạnh nên lượng không tăng lên nhiều, lượng mưa trung bình năm từ 201 - 500mm.
Sang phía Đông thuộc khu vực trung tâm Hoa Kì lượng mưa giảm nhiều vì do xa biển và ảnh hường của địa hình cao, chắn gió nên lượng mưa trung bình năm dưới 200 mm.
Tiếp tục sang phía Đông thuộc khu vực đồng bàng irung tâm Hoa Kì lượng mưa tăng lên từ 501 - lOOOmm.
Sang phía Đông thuộc khu vực đồng bằng duyên hải Hoa Kì lượng mưa tăng lên nhiều vì do gần biển và ảnh hưởng của dòng biển nóng, lượng mưa trung bình năm trên 2000mm.
Sang phía Đông thuộc khu vực Tây Âu, do tiếp giáp với đại dương và ảnh hưởng gió Tây ôn đới nên lượng mưa tăng dần và mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm từ 501 - lOOOmm.
Sang phía Đông thuộc khu vực Trung Á, do ở sâu trong nội địa, xa biển, ảnh hưởng của địa hình nên lượng mưa giảm dần, ở trung tâm mưa rất ít, lượng mưa trung bình năm dưới 200mm.
Tiếp tục sang phía Đông thuộc khu vực đồng bằng trung tâm Trung Quốc lượng mưa tăng lên từ 201- 500mm.
Cuối cùng đến khu vực Đông Á lượng mưa tăng lên do gần biển, ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió mùa nên lượng mưa trung bình năm từ 501 - 1000mm, vùng hải đảo phía đông do ảnh hưởng hải dương nên có lượng mưa tăng đến trên 2000mm