Giải Địa 10 - Bài 44. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp

  • Bài 44. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp trang 1
  • Bài 44. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp trang 2
  • Bài 44. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp trang 3
...
. CHƯƠNG XI
ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP
Bài 44
VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIÊM CỦA CÔNG NGHIỆP. CÁC NHÂN TÓ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIÉN VÀ PHÂN BÓ CÔNG NGHIỆP.
Câu hỏi và bài tập:
7. Nêu vai trò cùa ngành công nghiệp?
Trả lòi:
Công nghiệp là ngành sản xuất ra khối lượng của cái vật chất rất lớn cho xã hội, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân:
Công nghiệp cung cấp hầu hết các tư liệu sán xuất, máy móc thiết bị, cơ sở vật chất kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế ( công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tai, thông tin liên lạc. dịch vụ. xây dựng...).
Công nghiệp cung cấp các sản phẩm tiêu dùng có giá trị góp phần phát triển kinh tế và nâng cao trình độ văn minh cho toàn xã hội.
Công nghiệp thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Công nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên ớ các vùng khác nhau, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng lãnh thổ.
Công nghiệp ngày càng sản xuất ra nhiều sàn phấm mới, tạo khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường lao động, tạo ra nhiều việc làm mới và tăng thu nhập.
Công nghiệp góp phần tạo ra phương pháp tổ chức và quản lí sản xuất tiên tiến, có hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội.
Trình độ phát triển công nghiệp của một nước biểu thị trình độ phát triển và sự vững mạnh của nền kinh tế nước đó. Các nước có nền kinh tế phát triển, tỳ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ thường chiếm trên 95% GDP như Hoa Kì, Nhật. Anh. Pháp, Đức...Trong khi đó các nước đang phát triển tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ chỉ chiếm dưới 50%. Ở Việt Nam tỷ trọng cùa các ngành công nghiệp trong GDP năm 2004 chiếm 41%.
Ngày nay, một nước muốn có trình độ phát triển kinh tế cao nhất thiết phải có một hệ thống các ngành công nghiệp hiện đại và đa dạng, trong đó các ngành công nghiệp mũi nhọn phải được chú ý thích đáng.
Các nước đang phát triển, cần phải chuyển dịch từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang một nền kinh tế dựa vào sản xuất công nghiệp để đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, đảm bảo sự ổn định về kinh tế - xã hội, giải quyết tốt việc làm và tăng thu nhập. Quá trình từng bước chuyển dịch từ một nền kinh tế nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp được gọi là quá trình công nghiệp hoá.
Cho vỉ dụ cụ thể về các đặc điểm của sản xuất công nghiệp?
Trả lòi:
Các đặc điểm của sản xuất công nghiệp:
Sàn xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: tác động vào đối tượng lao động để tạo ra nguyên liệu
Ví dụ: Khai thác than đá, dầu mỏ, quặng kim loại, khai thác gỗ.
Giai đoạn 2: Chế biến các nguyên liệu đó thành tư liệu sản xuất và sản phẩm tiêu dùng.
Ví dụ: Sản xuất máy móc, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm.
Sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao độ.
Ví dụ: Trên một diện tích không rộng, có thể xây dựng nhiều xí nghiệp của các ngành công nghiệp khác nhau, với số lượng công nhân lớn và tạo ra sản phẩm lớn gấp nhiều lần so với sản xuất nông nghiệp.
Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp chặc chẽ để tạo ra sản phấm cuối cùng.
Ví dụ: Để sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh là xe ôtô đòi hỏi phải có sự phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp nhiều ngành như: động cơ máy, đóng khung xe, bộ phận làm xăm lốp, bộ phận sơn xe...
Theo em, ở Việt Nam, nhãn tố nào đóng vai trò quan trọng đổi với sự phát triển và phân bố công nghiệp.
Trả lòi:
Ở Việt Nam, nhân tố đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp là vị trí địa lí. Vị trí địa lí có tác động rất lớn đối với việc lựa chọn địa điểm để xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp.ở nước ta, phần lớn các khu công nghiệp được xây dựng ở những vị trí thuận lợi như gần cảng, sân bay, đường giao tl ông, trung tâm thành phố.
Ví dụ: Khu chế xuất Tân Thuận ở thành phố Hồ Chí Minh có vị trí thuận lợi, nằm cách trung tâm thành phố 4km, sát cảng Bến Nghé là cảng congtennơ lớn nhất thành phố Hồ Chí Minh, phía nam khu chế xuất là trung tâm đô thị mới Sài Gòn, cách sân bay Tân Sơn Nhất 13km, gần tỉnh lộ 15 thòng thương với các tinh đồng bằng sông Cửu Long...
Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp. Trả lòi:
Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp:
Vị trí địa lí: lựa chọn vị trí thuận lợi để xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp.
Điều kiện tự nhiên:
+ Khoáng sản: trữ lượng, chất lượng khoáng sản và phân bố các loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối quy mô, cơ cấu và tố chức của các xí nghiệp công nghiệp.
+ Nguồn nước: là điều kiện quan trọng cho việc phân bố các xí nghiệp của những ngành công nghiệp như luyện kim, hoá chất, dệt, nhuộm, giấy, chế biến thực phẩm...
+ Đặc điểm khí hậu: là cơ sờ để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
Kinh tế - xã hội:
+ Dân cư và nguồn lao động: là lực lượng sàn xuất chủ yếu, đồng thời còn là nguồn tiêu thụ sản phẩm công nghiệp.
Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành cần nhiều lao động như dệt - may, giày - da, thực phẩm (đây là những ngành nghề không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao).
Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp hiện đại như kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác.
+ Tiến bộ khoa học - kĩ thuật: làm thay đổi việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp.
+ Thị trường: tác động mạnh mẽ tới quá trình lựa chọn vị trí của xí nghiệp, hướng chuyên môn hoá sản xuất. Phát triển sản xuất công nghiệp nhằm đáp ứng nhu càu trong nước và hội nhập với thị trường thế giới.
+ Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật tác động đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
+ Đường lối chính sách: đường lối công nghiệp hoá xây dựng và phân bố các cơ sở công nghiệp nhằm mục đích phát trển kinh tế xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.