Giải Địa 10 - Bài 19. Thủy quyển. Tuần hoàn của nước trên Trái đất. Nước ngầm, hồ

  • Bài 19. Thủy quyển. Tuần hoàn của nước trên Trái đất. Nước ngầm, hồ trang 1
  • Bài 19. Thủy quyển. Tuần hoàn của nước trên Trái đất. Nước ngầm, hồ trang 2
THƯỶ QUYỂN
Bời 19
THUỶ QUYẾN. TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT.
NƯỚC NGÀM, HÒ
Câu hỏi và bài tập:
ỉ. Dựa vào hình 19.1 (tr. 66 SGK) chứng minh: nước trên trái đất tuần hoàn theo vòng khép kín?
Trả lòi:
Vòng tuần hoàn nhó: nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây gặp lạnh tạo thành nước rơi lại xuống biền; tạnh mưa, nước lại tiếp tục bốc hơi.
Vòng tuần hoàn lớn: nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây được gió đưa vào sâu trong lục địa; ở vùng có vĩ độ thấp và núi thấp mây gặp lạnh thành mưa;ở vùng có vĩ độ cao và núi cao mây gặp lạnh thành tuyết; nước mưa và tuyết tan chảy thành dòng theo sông và các mạch nước ngầm từ lục địa đổ ra biển; biển lại bốc hơi tiếp tục tạo thành mây làm cho nước trên trái đất tuần hoàn theo vòng khép kín.
Vì sao nước ngầm ngày càng giữ vai trò quan trọng trong đời sống của xà hội loài người?
Trả lòi:
Nước ngầm ngày càng giữ vai trò qưan trọng trong đời sống của xã hội loài người vì: nước ngầm có nguồn gốc từ nước mưa trên bề mặt đất thấm xuống tạo ra. Trên lục địa. lượng nước ngầm nhiều hơn tất cả nước sông, hồ, đầm và băng tuyết cọng lại. Nước ngầm là nguồn cung cấp nước không chỉ phục vụ cho sinh hoạt cùa con người mà còn cung cấp nước cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.
Nêu một sổ dẫn chứng cụ thể cho thấy hồ có nhiều nguồn gốc hình thành khác nhau?
Trả lòi:
Hồ có nhiều nguồn gốc hình thành khác nhau.
Dựa vào nguồn gốc hình thành người ta chia ra:
+ Hồ hình thành từ khúc uốn của sông, gọi là hồ móng ngựa, như hồ Tây ở Hà Nội.
+ Hồ hình thành do băng hà di chuyển và bào mòn mặt đất, gọi là hồ băng hà, như các hồ ở Phần Lan, Canada.
+ Hồ hình thành nơi trùng trong miền núi, nước tụ lại trước khi chảy ra sông. Có khi hồ hình thành ở miệng núi lửa.
+ Hồ hình thành do những đứt gãy, sụt đất, gọi là hồ kiến tạo, như các hồ ở cao nguyên Đông Phi.
+ Ở các hoang mạc, gió tạo thành các cồn cát cao, chân cồn cát trùng, nước tụ lại thành hồ; các hồ này thường nông.
Dựa vào tính chất của nước, người ta chia thành hai loại hồ:
+ Hồ nước mặn.
+ Hồ nước ngọt.
Hãy cho biết nguồn gốc của nước ngầm?
Trả lòi:
Nguồn gốc của nước ngầm phụ thuộc vào:
Nguồn cung cấp nước (nước mưa, băng tuyết tan) và lượng nước bốc hơi nhiều hay ít.
Địa hình: Mặt đất dốc, nước mưa chảy nhanh nên thấm ít; mặt đất bằng phẳng, nước thấm nhiều.
Cấu tạo của đất đá: Đá dễ thấm, kích thước hạt lớn, khe hở rộng, nước thấm nhiều; đá khó thấm, kích thước hạt bé, khe hở nhỏ, nước thấm ít.
Lớp phủ thực vật: Nơi có nhiều cây cỏ, nước theo thân cây, rể cây thấm xuống đất nhiều hơn nơi ít cây cỏ.
Phân tích các nguyên nhân các hồ biến thành đầm lầy?
Trả lòi:
Trong quá trình phát triển, hồ sẽ cạn dần biến thành đầm lầy do những nguyên nhân chính sau:
+ Ở miền khí hậu khô, nước bốc hơi nhiều và cạn dần nhưng không được nước mưa cung cấp.
+ Hồ có sông chảy ra, sông càng đào lòng sâu càng rút nước của hồ.
+ Hồ có sông chảy vào, phù sa của sông sẽ lắng đọng và lấp dần đáy hồ.
Khi hồ cạn dần, đáy hồ bị nông dần, thực vật phát triển và hồ trở thành đầm lầy