Giải Địa 10 - Bài 5. Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất

  • Bài 5. Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất trang 1
  • Bài 5. Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất trang 2
  • Bài 5. Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất trang 3
  • Bài 5. Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất trang 4
  • Bài 5. Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất trang 5
  • Bài 5. Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất trang 6
CHƯƠNG II
VŨ TRỤ. CÁC CHUYỂN ĐỘNG CHÍNH CỦA TRÁI ĐẤT
VÀ CÁC HỆ QUẢ CỦA CHÚNG
Bài 5
VŨ TRỤ, HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐÁT
Câu hỏi và bài tập:
Hãy tóm tất học thuyết Bic Bang về sự hình thành Vũ Trụ?
Trả lòi:
Học thuyết Bic Bang cho rằng: Vũ trụ được hình thành cách đây chừng 15 tỷ năm.Vũ trụ được khởi đầu từ một “Vụ nổ lớn”, Vụ nổ lớn từ một nguyên tử nguyên thủy. Nguyên tử này chứa vật chất bị nén ép trong một không gian vô cùng nhở bé. nhưng cực kì đậm đặc và có nhiệt độ rất cao. Do trạng thái không ổn định này. vụ nổ đã làm tung ra trong không gian những đám bụi khí khổng lồ. Mãi rất lâu về sau, các đám bụi khí này tụ tập dưới tác động của lực hấp dẫn, dần dần hình thành các ngôi sao, các thiên hà của vũ trụ.
Căn cứ vào bảng số liệu SGK trang27, nhận xét những đặc điểm của hai nhóm hành tinh: nhóm hành tinh kiểu trải đất và nhóm hành tinh kiểu mộc tinh
Nhóm hành tinh
Hành tinh
Khoảng cách TB dền Mặt trời
Bán kính xích đạo (so với BK TĐất)
Khối lượng (so với
TĐắt)
Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục
Thời gian chuyển động quanh mặt trời
só vệ tinh
Kiểu
Thuỷ tinh
59,2
0,38
0,052
58 ngày
88,00 ngày
0
Trái đất
Kim tinh
108,0
095
0,82
243,2 ngày
224,70 ngày
0
Trái đất,
>149,5
1,00
1,00
23h56’
365,25 ngày
1
Hoà tinh.
214,0
0,53
0,11
24h37’
686,98 ngày
2
Kiểu
Mộc tinh
776
11,19
318
8h50’
4.332,59 ngày
16
Mộc tinh
Thổ tinh
1420
9,47
95
10h40'
10.759,21 ngày
19
Thiên Vương
2859
3,90
15
17h15’
30.685,0 ngày
15
Hài Vương
4484
3,90
17
15h08’
60.188,0 ngày
6
Diêm Vuơng
5886
0,45
6,4ngày
90700,0 ngày
1
Trả lơi:
Nhận xét những đặc điểm của hai nhóm hành tinh: nhóm hành tinh kiểu trái đất và nhóm hành tinh kiểu mộc tinh:
Nhóm hành tinh
Hành tinh
Khoảng cách TB đến Mặt trời
Bán kính xích đạo (so với BK TĐất)
Khối lượng (so với
TĐất)
Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục
Thời gian chuyển động quanh mặt trời
Số vệ tinh
Kiều Trái đất
Thuỷ tinh Kim tinh Trái đất Hoả tinh.
Gần
Mặt trời
Nhỏ
Nhỏ hơn
Trái đất
Từ chậm đển nhanh
Chu kì ngắn
ít
Kiểu Mộc tinh
Mộc tinh
Thỗ tinh ThiênVương Hải Vương
Xa Mặt trời
Rất lớn
Rất lớn so với Trái đất
Đều rát nhanh so với Trái đất
Chu kì quá dài so với Trái đất
Nhiều
DiêmVuơng
Rất xa Mặt trời
Nhỏ
Chậm
Chu ki quá dài
ít
Trình bày các chuyển động chính của trái đẩt?
Trả lòi:
Chuyên động tự quay quanh trục:
Trái đất quay quanh một trục, trục này nghiêng, tạo nên một góc 66° 33’ với mặt phang quỹ đạo.
Hướng quay quanh trục từ Tây —> Đông.
Chu kì quay một vòng: 24h.
Tốc độ quay lớn nhất ở xích đạo, trung bình 464m/s, càng về hai cực tốc độ càng giảm dần, tại hai cực tốc độ bằng 0 (không di chuyển vị trí).
Chuyển động xung quanh mặt trời.
Trái đất chuyển động tịnh tiến xung quanh mặt trời trên quỹ đạo hình clip.
Hướng chuyển động từ Tây —> Đông.
Chu kì quay một vòng 365 ngày 1/4 (nên cứ 4 năm thì có một năm nhuận 366 ngày).
Trái đất gần mặt trời nhất vào ngày 3/1 (điểm cận nhật). Khi ở gần mặt trời nhất, lực hút của mặt trời lớn nhất nên tốc độ đạt 30,3 km/s
Trái đất xa mặt trời nhất vào ngày 5/7 (điểm viễn nhật). Khi ở xa mặt trời nhất, lực hút của mặt trời nhỏ nhất nên tốc độ đạt 29,3 km/s
Tốc độ chuyển động trung bình của trái đất quanh mặt trời là 29,8km/s.
Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục trái đất luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66° 33’ và không đổi phương.
Chuyển động tự quay của trái đất sinh ra những hệ quả địa lí nào? Hãy trình bày những hệ quả đó.
Trả lòi:
Chuyển động tự quay của trái đất sinh ra những hệ quà địa lí:
Sự luân phiên ngày - đêm.
Giờ trên Trái đất và đường chuyển ngày quốc tế.
Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
Trình bày các hệ quả vận động tự quay cùa trái đất:
Sự luân phiên ngày - đêm:
Do trái đất hình khối cầu, vận động quay quanh trục sẽ tạo cho:
+ Nơi nhận tia nắng mặt trời là ban ngày.
+ Nơi khuất trong tối là ban đêm,
+ Hiện tượng luân phiên ngày và đêm.
Giờ trên Trái đất và đường chuyển ngày quốc tế:
Giờ địa phương: Trái đất quay quanh trục theo hướng Tây sang Đông nên mỗi nơi nhận lượng ánh sáng mặt trời khác nhau tạo ra giờ địa phương (giờ mặt trời).
Giờ quốc tế: (Giờ GMT) giờ theo quy ước quốc tế:
+ Chia Trái đất làm 24 múi giờ: mỗi múi = 15° kinh.
+ Chọn múi giờ số 0 làm múi giờ gốc (đi qua đài thiên văn Grym uyt Luân Đôn).
+ Phía Đông múi giờ gốc là múi số 1 lần lượt đến múi 23.
+ Chọn kinh tuyến 180° đi qua múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm kinh tuyến đổi ngày (đường chuyển ngày quốc tế).
+ Nếu đi từ phía T —» Đ qua kinh tuyến 180° thì lùi lại 1 ngày lịch.
+ Nếu đi từ phía Đ -> T qua kinh tuyến 180° thì tăng thêm 1 ngày lịch.
Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể:
Khi trái đất tự quay, các vật thể chuyển động trên bề mặt đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu, lực làm lệch hướng gọi là lực Côriôlíc.
+ BBC: lệch hướng bên phải so với hướng ban đầu.
+ NBC: lệch hướng bên trái so với hướng ban đầu.
Lực Côriôlíc tác động đến hướng chuyển động của các khối không khí, các dòng biển, dòng chảy của sông, đường đạn bay.
Dựa vào bản đồ thế giới, tính xem giờ ở Luân Đôn, Matxcơva,Tôkiô, Nìudêli, Bắc kinh khỉ ở Hà Nội lúc 12h trưa ngày 1/1/2006?
Trả lòi:
Hà Nội ở múi giờ số 7 nên khi ở Hà Nội lúc 12h trưa ngày 1/1/2006 thì: + Luân Đôn (múi giờ số 0) là: 12h - 7 = 5h ngày 1/1/2006.
+ Matxcorva (múi giờ số 2) là: 12h - 5 = 7h ngày 1/1/2006.
+ Tôkiô (múi giờ số 9) là: 12h + 2 = 14h ngày 1/1/2006.
+ Niudêli (múi giờ số 5) là: 12h — 2 = lOh ngày 1/1/2006.
Một trận bóng đá ở nước Anh được tổ chức vào 20h ngày 15/4/2006. Ở thành phố Hồ Chí Minh và Washington (Oa sinh tơn) sẽ được xem truyền hình trực tiếp vào lúc mấy giờ?
Trả lời:
Vì nước Anh ở múi giờ số 0, Thành phố Hồ Chí Minh ở múi giờ số 7, Oasinhtơn ở múi giờ số 19 nên:
Khi ở Anh lúc 20h ngày 15/4/ 2006 thì ở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là 20h + 7 = 27h ngày 15/4/ 2006 tức là lúc 3h ngày 16/4/ 2006.
Khi ở Anh lúc 20h ngày 15/4/ 2006 thì ở Oasinhton sẽ là 20h + 19 = 39h ngày 15/4/ 2006 tức là lúc 15h ngày 16/4/ 2006. Nhưng vì đi qua đường đổi ngày quốc tế nằm ở múi giờ số 12 theo hướng từ Tây sang Đông nên phải lùi một ngày lịch. Do vậy lúc đó Oasinhtơn sẽ là 15h ngày 15/4/ 2006.
Thế nào là chuyển động biểu kiến hằng năm của mặt trời?
Trả lòi:
Chuyển động biểu kiến hằng năm của mặt trời là:
Mặt trời không di chuyển, mà do trái đất chuyển động chung quanh mặt trời nên ta có ảo giác như mặt trời chuyển động. Sự chuyển động không có thực đó của mặt trời được gọi là sự chuyển động biểu kiến hằng năm của mặt trời.
Mặt trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa được gọi là mặt trời lên thiên đỉnh.
Mặt trời lên thiên đỉnh hằng năm trong vùng nội tuyến, lần lược từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam (23° 27' B—> 23° 27' N ).
Tại sao sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời lại tạo nên các mùa trong năm?
Trả lòi:
Các mùa trong năm:
Khi chuyển động quanh mặt trời do trục trái đất nghiêng so với mặt phẳng quĩ đạo nên làm cho thời gian chiếu sáng và thu nhận lượng bức xạ mặt trời ở mỗi bán cầu thay đổi trong năm, tạo nên những đặc điểm riêng về thời tiết, khí hậu trong từng thời kì của năm - đó là các mùa.
Một năm có 4 mùa: xuân, hạ, thu,đông.
BBC: ở các miền ôn đới, có 4 ngày khởi đầu cho 4 mùa:
+ Xuân phân: 21/3 mặt trời ± xích đạo.
+ Hạ chí: 22/6 mặt trời ± chí tuyến Bắc.
+ Thu phân: 23/9 mặt trời ± xích đạo.
+ Đông chí: 22/12 mặt trời ± chí tuyến Nam.
NBC: 4 mùa ngược với BBC.
Giải thích vì sao có ngày đêm dài ngắn theo mùa?
Trả lòi:
Khi chuyển động, do trục trái đất nghiêng nên tuỳ vị trí của trái đất trên quĩ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa:
+ Từ 21/3 - 23/6: bán cầu Bắc ngã về phía mặt trời nên bán cầu này có góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn hon diện tích khuất trong tối. Đó là mùa xuân và mùa hạ ở Bán cầu Bắc, có ngày dài hon đêm. ơ bán cầu Nam thì ngược lại.
+ Từ 23/9 - 21/3: bán cầu Nam ngã về phía mặt trời nên bán cầu này có góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn hon diện tích khuất trong tối. Đó là mùa xuân và mùa hạ ở Nam bán cầu, ngày dài hon đêm. 0 bán cầu Bắc thì ngược lại.
+ Riêng hai ngày 21/3, 23/9 do mặt trời chiếu thẳng góc với xích đạo nên mọi nơi ngày bằng đêm =12h.
Nhận xét chung:
+ ở xích đạo quanh năm ngày = đêm.
+ Càng xa xích đạo, thời gian ngày và đêm chênh lệch nhau.
+ Tại vòng cực-> cực: ngày, đêm = 24 giờ.
+ Ở cực: 6 tháng ngày, 6 tháng đêm.
Tính góc nhập xạ (góc tới) vào các ngày 21/3, 23/9, 22/6, 22/12 của các địa phương sau:
Hà nội: 21° or B.	- Đà Lạt: 110 57’ B
Huế: 16° 26’ B.	- TP Hồ Chí Minh: 10° 40 B
Trả lời:
Áp dụng công thức: ho = 90° - (p + a
cp: Vĩ độ; a: góc nghiêng của tia sáng mặt trời với mặt phẳng xích đạo.
Ngày 21/3, 23/9 có a = 0 (Mặt trời ± xích đạo).
Ngày 22/6 ở BBC có ho = 90° - (p + 23°27’
Ngày 22/12 ở BBC có ho = 90° - ọ - 23°27’
Do vậy vào ngày 21/3, 23/9 góc nhập xạ của các địa phương là:
+ Hà nội: 68°59’.	+ Đà Lạt: 78°03’.
+ Huế: 73°34’.	+ TP Hồ Chí Minh: 79°20’.
Vào ngày 22/6 góc nhập xạ của các địa phương là:
+ Hà nội: 87°34’.	+ Đà Lạt: 78°30’.
+ Huế: 82°59’.	+ TP Ho Chí Minh: 77°13’.
Vào ngày 22/12 góc nhập xạ của các địa phương là:
+ Hà nội: 45°32\	+ Đà Lạt: 54°36’.
+ Huế: 50°07’.	+ TP Ho Chí Minh: 55°53’.