Giải Địa 10 - Bài 16. Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển - Mưa

  • Bài 16. Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển - Mưa trang 1
  • Bài 16. Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển - Mưa trang 2
tương ứng 500.000 người)
Bài 14
Sự PHÂN BỐ CỦA NHIỆT 
đầu ở cực).
Bài 16
NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYÉN - MƯA
Câu hỏi và bài tập
Vì sao độ ẩm tương đối là một trong những căn cứ để dự báo thời tiết?
Trả lòi:
Độ ẩm tương đối là một trong những căn cứ để dự báo thời tiết vì:
Độ ẩm tương đối giúp ta biết được không khí khô hay ẩm và còn chứa thêm được bao nhiêu hơi nước. Khi độ ẩm tương đối đạt 100% nghĩa là không khí đã bão hoà hơi nước, đây là điều kiện để ngưng kết hơi nước sinh ra sương mù và mây. Dựa vào sự xuất hiện các loại mây từ thấp lên cao ta có thể biết mây nào gây ra mưa, mây nào báo hiệu thời tiết xáo động và trên cơ sở đó có thể dự báo được thời tiết.
Nêu nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự ngưng đọng của hơi nước trong không khí. Sương mù và mây được hình thành trong những điều kiện như thế nào?
Trả lời:
a. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự ngưng đọng của hơi nước trong không khí:
Hơi nước ngưng đọng chủ yếu do nhiệt độ không khí giảm, làm cho độ ẩm bảo hoà giảm. Hơi nước sẽ ngưng tụ khi:
Không khí đã bão hòa mà vẫn được tiếp tục bổ sung hơi nước, không khí thừa ẩm.
Khi hơi nước đã bão hòa mà nhiệt độ không khí hạ xuống lạnh đột ngột, độ ẩm bảo hoà giảm xuống và không khí sẽ thừa ẩm phải nhã bớt hơi nước.
Cần phải có hạt nhân ngưng kết cho hơi nước thừa bám vào (tro, bụi, muối).
Sương mù và mây được hình thành trong những điều kiện:
Sương mù là hơi nước ngưng kết ở sát mặt đất được sinh ra trong điều kiện độ ẩm tương đối cao, khí quyển ổn định theo chiều thẳng đứng, có gió nhẹ.
Không khí càng lên cao càng lạnh, hơi nước ngưng kết thành những hạt nước nhỏ và nhẹ ở trên cao, các hạt nước tụ thành từng đám gọi là mây.
Nêu quá trình hình thành mưa? Thế nào là tượng mưa, chế độ mưa? Trả lòi:
Các hạt nước trong các đám mây không đứng yên, chúng thường xuyên rơi xuống rất chậm, nhưng phần lớn chưa đến mặt đất đã bị nhiệt độ cao làm bốc hơi lên hoặc lại bị các luồng không khí đẩy lên cao. Chỉ khi các hạt nước kết hợp với nhau hoặc được hơi nước ngưng tụ thêm nên có kích thước lớn, các luồng không khí thẳng đứng không đủ sức đẩy lên và nhiệt độ cao không làm bốc hết hơi nước thì các hạt nước này rơi thẳng xuống đất gọi là mưa.
Nước rơi nếu gặp nhiệt độ o°c và trong điều kiện không khí yên tĩnh sẽ tạo thành tuyết rơi, còn nếu trong điều kiện không khí bị xáo trộn (có dông lớn) sẽ tạo thành mưa đá.
Lượng mưa:
Mỗi cơn mưa phủ trên mặt tiếp thu một lớp nước (không bị bốc hơi, không chảy đi nơi khác, không ngấm xuống lòng đất), đo bề dày của lớp nước ấy bằng mm gọi là lượng mưa.
Chế độ mưa:
Bao gồm lượng mưa trung bình của mỗi nơi, số ngày mưa trong từng tháng, trong một mùa, trong một năm.