Giải Địa 10 - Bài 56. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

  • Bài 56. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên trang 1
  • Bài 56. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên trang 2
  • Bài 56. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên trang 3
CHƯƠNG XIII
MÔI TRƯỜNG VÀ Sự PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Bài 56
MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Câu hỏi và bài tập:
Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo khác nhau như thế nào?
Trả lời:
Phân biệt môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo:
Môi trường tự nhiên:
+ Xuất hiện trên bề mặt trái đất không phụ thuộc vào con người.
+ Con người tác động vào môi trường tự nhiên làm cho nó bị thay đổi nhưng các thành phần tự nhiên vẫn phát triển theo quy luật tự nhiên của nó.
Môi trường nhân tạo:
+ Là kết quả lao động của con người, phụ thuộc vào con người.
+ Nếu con người không tác động vào thì các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ biến mất.
Em hãy lấy vỉ dụ chứng minh rằng quan điểm hoàn cảnh địa lí quyết định là sai lầm.
Trả lòi:
Ví dụ chứng minh rằng quan điểm hoàn cảnh địa lí quyết định là sai lầm:
Một sổ nước giàu có tài nguyên thiên nhiên nhưng trình độ phát triển kinh tế - xã hội chậm phát triển như các nước ở Châu Phi.
Một số nước nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng trình độ phát triên kinh tế - xã hội rất phát triển như Nhật Bản.
Sự phát triển của môi trường chậm hơn sự phát triển của xã hội loài người, môi trường tự nhiên muốn có một sự thay đổi phải mất đến hàng nghìn, hàng vạn năm còn sự phát triển của xã hội diễn ra trong thời gian ngắn hơn nhiều, nên môi trường tự nhiên không thể là nguyên nhân quyết định sự phát triển của xã hội.
Môi trường địa lí có những chức năng chủ yếu nào? Tại sao chúng ta phải có biện pháp bảo vệ môi trường?
Trả lòi:
Môi trường địa lí có ba chức năng chính:
Là không gian sống cùa con người.
Con người đã không ngừng tìm cách cải tạo không gian sống của mình ngày càng hoàn thiện hơn, điều đó đã làm cho tự nhiên biến đổi một cách sâu sắc. Ở những vùng kinh tế phát triển lâu đời không còn thấy bóng dáng cùa môi trường nguyên thuỷ nữa. Hiện nay con ngưới đang sống trong các cảnh quan văn hoá, cảnh quan nhân tạo... Tuy nhiên không gian sống của con người ngày càng chật hẹp hơn do chính các chất thải mà con người tạo ra từ sản xuất, sinh hoạt đã và đang làm ô nhiễm và suy thoái môi trường ở nhiều nơi.
Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên thiên nhiên là các thành phần của tự nhiên mà con người với trình độ sản xuất đã khai thác, sử dụng làm phương tiện sản xuất và đối tượng tiêu dùng. Nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú, bao gồm: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu, tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên công nghiệp, tài nguyên du lịch...
Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra: đây là vấn đề con người cần phải đối mặt. Con người đang tìm kiếm các giải pháp như công nghệ sạch, xử lí chất thải... để xử lí các chất độc hại, các chất thải do con người tạo ra đã làm môi trường ngày càng bị suy giảm.
Từ những chức năng trên ta thấy môi trường có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội loài người nên chúng ta phải có biện pháp bảo vệ môi trường.
Em hãy tìm vỉ dụ chửng minh rằng trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, sổ lượng các loại tài nguyên được bổ sung không ngừng?
Trả lời:
Vào thời nguyên thuỳ, những nguồn tài nguyên thiên nhiên mà con người biết đến và sử dụng rất hạn chế như không khí để thở, nước uống, các động thực vật làm thức ăn.
Đến thời kì nông nghiệp thì đất đai được khai thác và sử dụng nên được xem là nguồn tài nguyên quan trọng.
Sang thời kì công nghiệp, nguồn tài nguyên khoáng sản được khai thác và sử dụng mạnh mẽ trở thành nguồn tài nguyên quan trọng. Tuỳ thuộc vào trình độ hiểu biết khoa học kĩ thuật của loài người, sự phát triển của xã hội mà danh mục các tài nguyên thiên nhiên ngày càng được mở rộng.
Em hãy chứng minh rằng sự tiến bộ của khoa học công nghệ có thế giúp con người giải quyết tình trạng bị đe doạ khan hiếm tài nguyên khoáng sản.
Trả lòi:
Sự tiến bộ của khoa học công nghệ có thể giúp con người giải quyết tình trạng bị đe doạ khan hiếm tài nguyên khoáng sản:
Giúp cho việc khai thác, sử dụng khoáng sản một cách hợp lí và tiết kiệm, tránh lãng phí.
Thăm dò, phát hiện và khai thác nguồn khoáng sản phong phú dưới đáy đại dương.
Tìm ra các năng lượng mới, nguyên vật liệu mới, thay thế cho các loại khoáng sản Sắp cạn kiệt như chất dẻo, nhựa tổng hợp thay thế cho các vật liệu bằng kim loại; năng lượng mặt trời thay thế cho nguồn khoáng sản than, dầu, khí đốt.
Em hãy chỉ ra dấu hiệu của sự suy thoái tài nguyên đất và tài nguyên sinh vật nếu bị khai thác không họp lí?
Trả lời:
Dấu hiệu của Sự suy thoái tài nguyên đất và tài nguyên sinh vật nếu bị khai thác không hợp lí:
Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp.
Đất trồng bị rữa trôi, xói mòn dẫn đến đất xấu, bạc màu, hoang hoá và dần dần biến thành hoang mạc.
Diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng dễ gây lũ lụt ờ đồng bằng và xói mòn đất.
Một số các loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng.