Giải Địa 10 - Bài 57. Môi trường và sự phát triển bền vững

  • Bài 57. Môi trường và sự phát triển bền vững trang 1
  • Bài 57. Môi trường và sự phát triển bền vững trang 2
Bài 57
MÔI TRƯỜNG VÀ Sự PHÁT TRIÉN BỀN VỮNG
Câu hỏi và bài tập:
Thế nào là sự phát triển bền vững?
Trả lòi:
Mọi vấn đề của môi trường đều bắt đầu từ sự phát triển. Muốn tồn tại, con người phải khai thác, sừ dụng tài nguyên để tiến hành sản xuất và sinh hoạt. Tất cả những hoạt động ấy đều ít nhiều liên quan đến môi trường và sẽ luôn tồn tại mâu thuẩn giữa phát triển và môi trường, vấn đề là phải làm sao cho phát triển sẽ không hoặc ít tác động tiêu cực nhất đến môi trường, phát triển như vậy được gọi là phát triển bền vững.
Ưỷ ban môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc đã đưa ra khái niệm:
“Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mản các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu cùa thế hệ tương lai
Tại sao việc giải quyết vấn đề môi trường đòi hỏi sự nỗ lực chung của các quốc gia và toàn thể loài người?
Trả lòi:
Việc giải quyết vấn đề môi trường đòi hỏi sự nỗ lực chung của các quốc gia và toàn thể loài người vì:
Vấn đề môi trường luôn có tính toàn cầu, điều này có liên quan đến tính không thể chia cắt được và khả năng gây ra các phản ứng dây chuyền trong môi trường và quy luật về sự tuần hoàn vật chất và năng lượng trong lớp vỏ địa lí. Nó cũng liên quan đến tính toàn cầu trong đời sống kinh tế, chính trị thế giới.
Xu hướng toàn cầu hoá hiện nay trên thế giới làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về môi trường. Ý tưởng về một ngôi nhà chung đang dần dần ưở nên rõ nét nên ý thức về một thế giới chung, ý nghĩa cọng đồng trách nhiệm frong việc giải quyết vấn đề môi trường đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung của các quốc gia và toàn thể loài người. Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất ở Riô dơ Gianêrô(1992) đã thể hiện sự nỗ lực chung của các quốc gia và toàn thế giới.
Các nước đang phát triển gặp những khó khăn gì về mặt kinh tế- xã hội khi giải quyết vẩn đề môi trường?
Trả lòi:
Khi giải quyết vấn đề môi trường các nước đang phát triển gặp những khó khăn về mặt kinh tế- xã hội:
Các nước đang phát triển chiếm hơn ‘/2 diện tích lục địa, là khu vực rất giàu về tài nguyên thiên nhiên, tuy nhiên tình trạng chậm phát triển, thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu cán bộ khoa học kĩ thuật, gánh nặng nợ nước ngoài, hậu quả của chiến tranh và xung đột triền miên cùng với sức ép dân số và sự bùng nổ dân số trong nhiều năm đã làm cho môi trường bị huỹ hoại nghiêm trọng. Do vậy việc giải quyết vấn đề môi trường gắn liền với giải quyết những vấn đề xã hội.
Việc khai thác và chế biến khoáng sản có vị trí đặc biệt quan trọng, đây là nguồn xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ của các nước đang phát triển. Trong thời gian từ giữa thập kỉ 70 của thế kỉ XX đến nay, nhờ các thành quả của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật mà loài người tiết kiệm được trong sử dụng các nguyên, nhiên liệu. Điều này đã làm cho giá các nguyên liệu và dầu mỏ giảm, các nước đang phát triển lại gặp nhiều khó khăn và thiệt thòi trong xuất khẩu khoáng sản.
Việc khai thác tài nguyên lâm nghiệp quá mức và bừa bãi để lẩy gồ xuất khẩu, củi đốt và mở rộng diện tích canh tác, chăn nuôi đã làm diện tích rừng bị thu hẹp, rừng bị suy giảm mạnh về tài nguyên động thực vật.
Nền nông nghiệp quảng canh, năng xuất thấp và còn phổ biến phương thức đốt rừng làm rẩy, phá rừng để lấy đất canh tác, chăn nuôi. Việc theo đuổi mục tiêu tự túc lương thực bằng mọi giá đã làm cho hàng triệu ha rừng bị mất đi thay vào đó là những đồi núi trọc, đất đai bị xói mòn, hoang mạc hoá.