Giải Địa 10 - Bài 12. Thực hành: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ

  • Bài 12. Thực hành: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ trang 1
  • Bài 12. Thực hành: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ trang 2
Bài 12
THựC HÀNH
NHẬN XÉT VỀ Sự PHÂN BÔ CÁC VÀNH ĐAI ĐỘNG ĐÁT, NÚI
LỬA VÀ CÁC VÙNG NÚI TRẺ TRÊN BAN ĐỒ
Nội dung thực hành:
Dựa vào hình 12 (tr.47 SGK) và bản đồ Tự nhiên thế giới hoặc Atlat, xác định các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ.
Trả lời:
a. Phân bổ các vành đai động đất, núi lửa:
Vành đai lửa Thái Bình Dương tập trung 80% năng lượng động đất của Trái đất, bắt đầu từ ven bờ biển phía tây châu Mỹ vòng sang bờ biển phía đông và các dãy đảo châu Á.
Vành đai Âu, Á.
Đường động đất Đại Tây Dương chạy theo sống của mạch núi ngầm mọc lên giữa Đại Tây Dương.
Đường động đất Ấn Độ Dương dọc theo mạch núi ngầm mọc ở đại dương.
Vành đai lửa Địa Trung Hải từ Nam Âu qua bán đảo Bancan - Tiểu Á - Iran - Bắc Ấn Độ đến quần đảo Iđônêxia và gặp vành đai lừa Thái Bình Dương.
Đường động đất Đông Phi từ Địa Trung Hải qua Tây Á, Hồng Hải đến đứt gãy ở Đông Phi tạo thành chuỗi địa hào hình thành dãy hồ kiến tạo hẹp và sâu.
b. Phân bổ các vùng núi trẻ:
Coordie - Andet: Tây Bắc - Tây nam châu Mỹ.
Anpơ, Capca, Pirênê: Nam Âu.
Hymalaya: Nam Á.
Nhận xét chung về sự phân bổ các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ:
Trả lời:
Phân bố các vành đai động đất, núi lửa theo khu vực; núi lửa thường tập trung thành một số vùng lớn, trùng với những miền động đất và tạo núi hoặc trùng với những đường kiến tạo lớn của Trái đất. Hoạt động động đất, núi lừa cũng là kết quả của các thời kì kiến tạo, có liên quan với các vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo.
Dựa vào hình 9.1 (tr.37SGK), hình 12 (tr.47SGK) và kiến thức đã học, hãy trình bày mối liên quan giữa sự phân bổ các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ với sự chuyển dịch các mảng kiến tạo của thạch quyển và giải thích.
Trả lòi:
Khi các mảng dịch chuyển, nơi tiếp xúc của các mảng là nơi không ổn định của vỏ trái đất và là nơi phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ. Các mảng khi dịch chuyển có thể xô vào nhau hoặc tách dãn xa nhau.
Các mảng xô vào nhau sẽ tạo thành các dãy núi cao nằm ven bờ các mảng và kèm theo các hiện tượng động đất và núi lửa như:
+ Mảng Ấn Độ, Autralia xô vào mảng Á - Âu, nơi dồn lên cao hình thành nên dãy núi trẻ Hymalaya.
+ Mảng Thái Bình Dương xô vào mảng Á - Âu, nơi dồn lên cao hình thành nên dãy đảo vòng cung ven bờ Thái Binh Dương.
+ Mảng Thái Bình Dương xô vào mảng Bắc Mỹ, nơi dồn lên cao hình thành nên dãy núi trẻ Coordier.
+ Mảng Nam Cực xô vào mảng Nam Mỹ, nơi dồn lên cao hình thành nên dãy núi trẻ Anđet.
Các mảng tách dãn nhau tạo ra các dãy núi ngầm dưới đại đương và kèm theo các hiện tượng động đất và núi lửa như:
+ Mảng Bắc Mỹ và mảng Á - Âu; mảng Nam Mỹ và mảng Phi tách dãn tạo ra sống núi ngầm giữa Đại Tây Dương.
+ Mảng Ấn Độ và mảng Phi tách dãn tạo ra núi ngầm ở Án Độ Dương.