Giải Địa 10 - Bài 37. Cơ cấu nền kinh tế

  • Bài 37. Cơ cấu nền kinh tế trang 1
  • Bài 37. Cơ cấu nền kinh tế trang 2
  • Bài 37. Cơ cấu nền kinh tế trang 3
Bài 37
CO CÁU NỀN KINH TÉ
Câu hỏi và bài tập:
Eni hãy phân biệt các bộ phận của CO' cấu nền kinh tế?
Trả lòi:
Cơ cấu nền kinh tế bao gồm ba bộ phận cơ bản hợp thành: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ.
Cơ cấu ngành kinh tế chia làm ba nhóm chính:
+ Nhóm ngành nông nghiệp: gồm nông. lâm. ngư nghiệp
+ Nhóm ngành công nghiệp: gồm công nghiệp và xây dựng.
+ Nhóm ngành dịch vụ: gồm thương mại. bưu chính viễn thông, du lịch...
Cơ cấu thành phần kinh tế chia làm hai nhóm chính:
+ Khu vực kinh tế trong nước: gồm kinh tế nhà nước, tập thể, tư nhân, cá thể, hỗn họp.
+ Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Cơ càu lãnh thô chia làm ba nhóm chính:
+ Toàn cầu và khu vực.
+ Quốc gia.
+ Vùng.
7/Ậị’ nêu các tiêu chí đánh giả nền kinh tế của một quốc gia.
Trả lòi:
Các tiêu chí đánh giá nền kinh tế cúa một quốc gia:
Tông san phãm trong nước:
Tổng sàn phẩm trong nước (viết tắt là GDP) là tổng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia trong thời kì nhất định, thường là một năm. GDP dùng để phân tích cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, trình độ phát triển và mức sống cúa con người.
Tông thu nhập quốc gia:
Tổng thu nhập quốc gia (viết tắt là GNI) bàng GDP cộng chênh lệch giữa thu nhập nhân tố sản xuất từ nước ngoài với thu nhập nhân tố sản xuất cho nước ngoài, trong một năm.
GNI lớn hơn hay nhỏ hơn GDP tuỳ thuộc mối quan hệ kinh tế (đầu tư vốn, lao động...) giữa một nước với nhiều nước khác. Nước có vốn đầu tư ra nước ngoài cao thì GNI lớn hơn GDP, ngược lại nước đang tiếp nhận đầu tư nhiều hơn là đầu tư ra nước ngoài thì có GDP lớn hơn GNI.
GNI và GDP bình quân đau người:
GNI và GDP bình quân đầu người được tính bằng GNI và GDP chia cho tổng số dân ở một thời diểm nhất định.
Chỉ số này dùng để so sánh mức sống của dân cư ở các nước khác nhau. Nó phàn ánh trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia và được coi là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng cuộc sống.
Cơ cấu ngành trong GDP:
Căn cứ vào cơ cấu ngành trong GDP để đánh giá nền kinh tế một nước. Các nước kinh tế phát triền thường có tỳ trọng dịch vụ rất lớn. Ngược lại. các nước đang phát triển có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp thi phần đóng góp dịch vụ trong cơ cấu GDP thường từ 20 - 30%.
Vì sao các nước đang phát triển, trong đó có nước ta, phải chuyển dịch cơ cẩu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ?
Trả lòi:
Các nước đang phát triển, trong đó có nước ta, phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ vì:
Sự phát triển nền kinh tế thế giới trải qua ba giai đoạn:
+ Trong giai đoạn 1 chủ yếu là các hoạt động kinh tế về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản dạng thô.
+ Chuyển sang giai đoạn 2, công nghiệp chế tạo phát triển và đóng vai trò chủ đạo. Đây là sự chuyển hoá từ nông nghiệp sang công nghiệp và sự giải phóng nguồn lao động, chuyển dịch các nguồn lực vật chất từ nông nghiệp sang. Quá trình này được gọi là quá trình công nghiệp hoá, nó sẽ làm gia tăng không ngừng tỷ trọng của công nghiệp trong tổng sàn phẩm xã hội và cơ cấu kinh tế.
+ Đến giai đoạn 3. khu vực hoạt động công nghiệp bắt đầu nhường bước cho ngành dịch vụ với sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động sản xuất gián tiếp như thương mại, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, ngân hàng tài chính, du lịch... đây gọi là thời kì hậu công nghiệp.
Trong thời đại hiện nay, sự thay đổi và điều chỉnh hợp lí cơ cấu kinh tế được tất cả các nước quan tâm. Đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ là xu hướng phù hợp với quy luật chung của thế giới. Đó là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, nghĩa là tỷ trọng và vai trò của ngành công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng nhanh và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp để nhằm đưa nền kinh tể phát triển nhanh chóng, sớm hoà nhập với nền kinh tế thế giới