Giải Địa 10 - Bài 47. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu dử dụng năng lượng của Thế giới

  • Bài 47. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu dử dụng năng lượng của Thế giới trang 1
  • Bài 47. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu dử dụng năng lượng của Thế giới trang 2
  • Bài 47. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu dử dụng năng lượng của Thế giới trang 3
Bài 47
THỰC HÀNH
VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIẺU ĐỒ cơ CÁU
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CỦA THẾ GIỚI
Nội dung thực hành:
Dựa vào bảng sổ liệu:
Cơ cẩu sử dụng năng lượng toàn thể giới, thời kì 1860- 2020
(đơn vị: %)
X, Năm
1860
1880
1900
1920
1940
1960
1980
2000
2020
Nguồnx năng lượng\
Củi, gỗ
80
53
38
25
14
11
8
5
2
Than đá
18
44
58
68
57
37
22
20
16
Dầu - khí đốt
2
3
4
7
26
44
58
54
44
Nguyên từ, thuỷ điện
-
-
-
3
8
9
14
22
Năng lượng mới (Mtrời, địa nhiệt, sức gió)
3
7
16
7. Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cẩu và sự thay đổi cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới?
Hướng dẫn:
- Vẽ biểu đồ miền:
2. Nhận xét về sự thay đổi cơ cẩu sử dụng năng lượng trên thế giới theo thời gian, giải thích.
Trả lòi:
Củi, gỗ: Là nguồn năng lượng được sử dụng đầu tiên, có xu hướng ngày càng giảm nhanh chóng, từ 80% (năm 1860) xuống còn 25% (năm 1920) và sau một thế kỉ thì vai trò không đáng kể, chỉ còn 2% (năm 2020).
Đây là xu hướng đúng đắn vì củi, gỗ là loại tài nguyên có thể phục hồi nhưng rất chậm, nếu con người tiếp tục đốt gỗ, củi thì rừng sẽ bị tàn phá nặng nề làm đất đai bị xói mòn, khí hậu nóng lên và ảnh hưởng đến môi trường sống.
Than đá: là nguồn năng lượng hoá thạch, than đá được sử dụng rất sớm và đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất.
+ Trong cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới, vai trò của than đá tăng nhanh vào cuối thế kỉ XIX (năm 1880: 44% đến năm 1990: 58%). Đạt cực đại vào đầu thế kỉ XX (năm 1920: 68%) là do sự thay đổi của quy trình công nghiệp luyện kim (thay thế than củi bàng than cốc) và sự ra đời của máy hơi nước, cùng với việc sử dụng than làm nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất.
+ Từ nửa sau thế kỉ XX, tỷ trọng sử dụng than đá giảm nhanh do việc khai thác và sử dụng than gây suy thoái và ô nhiễm môi trường, nhưng nguyên nhân chủ yếu là đã có nguồn năng lượng khác hiệu quả hơn thay thế.
Dầu mỏ, khí đốt: là nguồn năng lượng mới, có tính năng ưu việt hơn các nguồn năng lượng trên.
+ Nừa sau thế kỉ XX mới thực sự phát triển: (1860: 2%; 1900: 4%; 1940: 26%; 1960: 44%).
+ Đạt cực đại vào thập kỉ 80 (1980: 58%) do sự phát triển của ngành giao thông (nhiên liệu cho động cơ đốt trong) và công nghiệp hoá chất đặc biệt là hoá dầu.
+ Sang thế kỉ XXI vai trò dầu mỏ bắt đầu giảm do nhiều nguyên nhân như: xung đột và khủng hoảng về dầu lửa giữa các nước khai thác, sản xuất dầu và các nước tiêu thụ dầu, do ô nhiễm môi trường, do sự cạn kiệt nguồn tài nguyên này nhưng quan trọng hơn là do tìm được nguồn năng lượng mới thay thế.
Năng lượng nguyên tử, thuỷ điện: được-sử dụng từ năm 1940 (thế kỉ
, mức tăng chậm, chiếm từ 10 - 14% và đạt 22% vào năm 2020 (thế kỉ
.
+ Nguồn thuỷ năng đóng góp rất lớn vào sản xuất điện, tuy nhiên việc xây dựng các đập thuỷ điện và hồ chứa nước đòi hỏi vốn đầu tư lớn và có thể xảy ra những thay đổi bất ngờ về môi trường sinh thái.
+ Năng lượng nguyên tử (hạt nhân) tuy có nhiều lợi thế nhưng rất dễ xảy ra các sự cố kĩ thuật ảnh hưởng đến sự sổng, môi trường nên con người vẫn tiếp tục tìm ra các nguồn năng lượng mới.
Năng lượng mới: là nguồn năng lượng sạch, có thể tái tạo như mặt trời, sức gió, địa nhiệt, khí sinh học. Đây là nguồn năng lượng tiếp nối của nhân loại.
+ Bắt đầu sử dụng vào cuối thế kỉ XX và sẽ tăng nhanh vào những năm 20 của thế kỉ XXI (2020: 16%).
+ Giữa thế kỉ XXI nguồn năng lượng mới này sẽ chiếm khoảng 50% cơ cấu năng lượng của thế giới.