Giải Địa 10 - Bài 35. Thực hành: Phân tích bản đồ phân bố dân cư thế giới

  • Bài 35. Thực hành: Phân tích bản đồ phân bố dân cư thế giới trang 1
  • Bài 35. Thực hành: Phân tích bản đồ phân bố dân cư thế giới trang 2
Bài 35
THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH BẢN ĐÒ PHÂN BÓ DÂN CƯTHÉ GIỚI
Nội dung thực hành:
Dựa vào hình 35.1 (tr. 122 SGK) và bảng 30 (tr. 103 SGK) Hãy xác định các khu vực thưa dân và các khu vực tập trung dân cư đông đúc trên thế giới. Nêu vỉ dụ cụ thể?
Trả lòi:
Nhận xét khái quát về sự phân bố dân cư:
Đại bộ phận dân cư trú ở bắc bán cầu, khu trù mật nhất là chung quanh chí tuyến bắc (trừ vùng sa mạc Tây Á và Bắc Phi) xung quanh vĩ tuyến 50° vĩ bắc ở Tây Âu.
Đại bộ phận dân cư thế giới (86%) tập trung ở cựu lục địa (Á- Âu- Phi), chỉ có 14% dân cư sinh sống ở tân lục địa (Mỹ- úc).
Khu vực thưa dân trên thế giới: vùng có mật độ dân cư < 10 người/km2
+ Vùng băng giá ven Bắc Băng Dương (vòng cực Bắc, đảo Grơn len, các đảo và quần đảo phía bắc Canada, phần bắc Xibêri, vùng biển Đông của LB Nga).
+ Những vùng hoang mạc ở châu Phi (Sahara, Calahari, Namip), châu Á (hoang mạc Gô-bi, Nê-phút và Rư-pen-kha-li trên bán đảo Arap...) và ở châu đại dương.
+ Vùng rừng rậm xích đạo ở Nam Mỹ (Amadôn), ở châu Phi và những vùng núi cao.
Khu vực đông dân trên thế giới: vùng có mật độ dân cư 101 đến 200 người/km2.
+ Đồng bằng châu Á gió mùa: Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên); Đông Nam Á, Trung Nam Á (Án Độ, Băng la đét, Pa kit tăng)
+ Châu Âu: các nước Tây Âu, Nam Ầu, Đông Âu (trừ LB Nga)
+ Trung Mỹ và vùng Caribê.
Tại sao lại có bức tranh phân bổ dân cư không đều như vậy?
Trả lòi:
Sự phân bố dân cư trên toàn thế giới, trong từng quốc gia phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
Cl. Nhãn tố tự nhiên:
Dân cư tập trung đông ở những vùng khí hậu ôn hoà ấm áp (vùng ôn đới, nhiệt đới), nơi nào có khí hậu khắc nghiệt (quá nóng như sa mạc, quá lạnh như vòng cực hoặc mưa quá nhiều như vùng rừng rậm xích đạo) ít thu hút dân cư.
Nguồn nước dồi dào cũng là nơi thu hút dân cư như các châu thổ sông Hồng, sông Mê Công, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang...
Vùng đồng bằng, địa hình bàng phẳng, đất đai màu mỡ thì dân cư đông đúc, ngược lại các vùng núi cao, điều kiện phát triển sản xuất và giao thông khó khăn, dân cư thưa thớt.
Ngoài ra tài nguyên khoáng sàn cũng có ý nghĩa nhất định trong phân bố dân cư.
b. Nhãn tổ kinh tế- xã hội:
Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Sự phân bố dân cư của thế giới thay đổi cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất ví dụ như ngày nay có nhiều điểm dân cư lớn đã mọc lên ở những khu vực, mặc dù khu vực đó có những điều kiện tự nhiên không thuận lợi như những vùng quanh năm băng giá, vùng núi cao hay hoang mạc nóng bỏng.
Tính chất của nền kinh tế
Phân bố dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất của nền kinh tế. Những khu dân cư đông đúc thường gan với hoạt động công nghiệp hơn so với nông nghiệp. Trong các khu vực công nghiệp, mật độ dân cư cao thấp khác nhau cũng tuỳ theo tính chất của từng ngành sản xuất. Cùng là hoạt động nông nghiệp nhưng tuỳ thuộc vào tính chất của ngành mà có nơi đông dân, nơi thưa dân ví dụ như ngành trồng trọt đòi hỏi nhiều lao động nên tập trung dân đông hơn so với ngành chăn nuôi, việc canh tác lúa nước tập trung dân đông hơn vì cần nhiều nhân lực.
Lịch sử khai thác lãnh thổ
Những khu vực khai thác lâu đời như các đồng bằng châu thổ ở Đông Nam Á, Tây Âu, Châu Phi có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác như Bac Mỹ, Ôtxtralia. Đồng bằng sông Hồng có dần cư đông đúc hơn đồng bằng sông Cửu Long.
Các dòng chuyển cư cũng có tác động đến bức tranh phân bố dân cư thế giới. Số dân và mật độ dân cư của Bắc Mỹ, Mỹ La Tinh và Ôtxtralia tăng lên nhiều nhờ những cuộc chuyển cư khổng lồ từ châu Âu và châu Phi tới.