Giải Địa 10 - Bài 49. Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, phân bố ngành giao thông vận tải

  • Bài 49. Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, phân bố ngành giao thông vận tải trang 1
  • Bài 49. Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, phân bố ngành giao thông vận tải trang 2
  • Bài 49. Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, phân bố ngành giao thông vận tải trang 3
  • Bài 49. Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển, phân bố ngành giao thông vận tải trang 4
Bài 49
VAI TRÒ, ĐẶC ĐIẺM VÀ CÁC NHÂN TÓ ẢNH HƯỞNG ĐÉN
PHÁT TRIỂN, PHÂN BÓ NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI.
Câu hỏi và bài tập:
Nêu rõ vai trò của ngành giao thông vận tải trong nền kinh tế và trong đời sổng xã hội.
Trả lòi:
Giao thông vận tải là một ngành dịch vụ có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và trong đời sống xã hội:
Cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho quá trình sản xuất của xã hội diễn ra liên tục và bình thường.
Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện.
Là nhân tố quan trọng trong phân bố sản xuất và phân bố dân cư.
Tạo ra các mối liên hệ kinh tế - xã hội giữa các địa phương, thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hoá ở các vùng xa xôi.
Củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng.
Tạo nên mối giao lưu kinh té giữa các nước trên thế giới.
Để phát triển kinh tế văn hoá miền núi, tại sao giao thông vận tải phải đi trước một bước?
Trả lời:
Giao thông vận tải ở miền núi được phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi vốn có nhiều trở ngại do địa hình giữa miền núi với đồng bằng, nhờ thế sẽ giúp phá được thế cô lập, tự cấp tự túc của nền kinh tế.
Có điều kiện khai thác các tài nguyên thiên nhiên là thế mạnh to lớn của miền núi. Hình thành được các nông, lâm trường, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp, đô thị, tăng cường thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi.
Thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế miền núi. Các hoạt động dịch vụ (văn hoá, ytế, giáo dục) cũng có điều kiện phát triển.
Chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng chủ yếu đến công việc xây dựng, khai thác mạng lưới giao thông và các phương tiện vận tải Trả lòi:
Các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng chủ yếu đến công việc xây dựng, khai thác mạng lưới giao thông và các phương tiện vận tải:
Địa hình ảnh hưởng rất lớn đến công việc xây dựng, khai thác mạng lưới giao thông và các phương tiện vận tải. Địa hình núi non hiểm trở, các dãy núi chắn ngang đòi hỏi phải đầu tư rất lớn cho việc xây dựng mạng lưới đường giao thông như xây dựng các công trình chống lở đất gây tắc nghẽn giao thông trong mùa mưa lũ, xây dựng các đường hầm xuyên núi, đường đèo, các cầu đường, cống ngầm vượt qua các sông suối (đường hầm Hải Vân nối Huế với Đà Nằng, đường hầm qua eo biển Măng-sơ nối giữa Anh và Pháp).
Hướng sông cũng ảnh hưởng đến ngành giao thông vận tải: mạng lưới sông ngòi dày đặc, hướng sông cắt ngang địa hình đồng bằng không thuận lợi cho vận tải đường ô tô và đường sắt vì đòi hỏi xây dựng nhiều cầu đường rất tốn kém.
Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ở các hoang mạc nhiệt đới ảnh hưởng đến ngành giao thông vận tải như thế nào?
Trả lòi:
Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ở các hoang mạc nhiệt đới gây ra những trở ngại, khó khăn cho ngành giao thông vận tải:
Ở hoang mạc không có sông ngòi và địa hình chủ yếu là đất cát nên không có điều kiện phát triển ngành vận tải đường sông và đường sắt.
Vận tải bằng ôtô cũng trở ngại do cát bay, bão cát sa mạc, phương tiện vận tải này phải có thiết kế đặc biệt để chống lại cái nóng dữ dội và để tránh ăn mòn do nạn cát bay.
Vận tải bằng trực thăng có ưu việt vì không phụ thuộc địa hình, khí hậu.
Vận tải bằng lạc đà là phổ biến.
Chứng minh rằng các điều kiện kinh tế - xã hội có ý nghĩa quyết định đổi với sự phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải.
Trả lòi:
Các điều kiện kinh tế - xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải:
Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố, hoạt động của ngành giao thông vận tài.
Các ngành kinh tế khác là khách hàng của ngành giao thông vận tải.
Tình hình phân bố các cơ sở công nghiệp, trình độ phát triển kinh tế của các vùng, quan hệ kinh tế giữa nơi sản xuất và tiêu thụ quy định mật độ mạng lưới giao thông vận tải, các loại hình vận tải, hướng và cường độ các luồng hàng vận tải. Ở các vùng kinh tế phát triển lâu đời, vùng tập trung công nghiệp có mạng lưới đường dày đặc hơn, hoạt động mạnh hơn so với vùng mới khai thác.
Sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí vận tải, công nghiệp xây dựng trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật cho ngành giao thông vận tải.
Sự phân bố dân cư, phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng đến vận tải hành khách và đã hình thành một loại hình vận tải đặc biệt là giao thông vận tải thành phố.
Sự phát triển các trung tâm công nghiệp lớn và sự tập trung hoá lãnh thổ sản xuất công nghiệp cỏ ảnh hưởng như thế nào đến sự hoạt động của ngành giao thông vận tải?
Trả lòi:
Sự phát triển các trung tâm công nghiệp lớn và sự tập trung hoá lãnh thổ sản xuất công nghiệp sẽ làm tăng nhu câu vận chuyên nguyên, nhiên, vật liệu và sản phẩm, làm mở rộng vùng cung cấp nguyên nhiên liệu và vùng tiêu thụ sản phẩm. Như vậy sự phát triển các trung tâm công nghiệp lớn và sự tập trung hoá lãnh thổ công nghiệp sẽ làm tăng khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển, làm tăng cự ly vận chuyển.
5. Cho bảng sổ liệu:
Khối lượng vận chuyến và khối lượng luân chuyển của các phương tiện vận tải ở nước ta năm 2003.
Phương tiện vận tải
Khối lượng vận chuyển (nghìn tần)
Khổi lượng luân chuyển (triệu tấn / km)
Đường sát
8.385,0
2725,4
Đường bộ
175.856,2
9502,8
Đường sông
55.258,6
5140,5
Đường biển
21.811,6
43512,6
Đường hàng không
89,7
210,7
Tổng số
261 401,1
60 992,0
Hãy tỉnh cự ly vận chuyển trung bình về hàng hoả của các phương tiện vận tải ở nưởc ta năm 2003.
Trả lòi:
Cự ly vận chuyển trung bình về hàng hoá của các phương tiện vận tải ở nước ta năm 2003.
, A	,	Ẵ .	, , , _ Khôi lượng luân chuyển
Cự ly vận chuyên trung bình = 5, í —.