Giải Địa 10 - Bài 50. Địa lí các ngành giao thông vận tải

  • Bài 50. Địa lí các ngành giao thông vận tải trang 1
  • Bài 50. Địa lí các ngành giao thông vận tải trang 2
  • Bài 50. Địa lí các ngành giao thông vận tải trang 3
Bài 50
ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH GIAO THÔNG VẶN TẢI
Câu hỏi và bài tập:
Hãy so sánh những ưu điểm và nhược điểm của giao thông đường sắt và đường ôtô?
Trả lời:
a. Đường sắt:
- Ưu điểm:
+ Vận chuyển hàng hóa nặng trên những tuyến đường xa.
+ Tốc độ nhanh, ổn định.
+ Giá thành rẻ.
+ Phân bố mạng lưới đường sắt gắn liền với sự phần bố công nghiệp.
Nhược điểm:
+ Chỉ hoạt động trên những tuyến đường ray cố định.
+ Chi phí đầu tư xây dựng lớn
+ Cần nhiều công nhân quản lí và điều hành.
b. Đường Ôtô
Ưu điểm:
+ Tiện lợi, cơ động, thích nghi cao với điều kiện địa hình.
+ Có hiệu quả kinh tế cao trên các cự ly vận chuyển ngắn, trung bình.
+ Đáp ứng các yêu cầu vận chuyển đa dạng của khách hàng.
+ Phương tiện phối hợp giữa các phương tiện vận tải khác.
Nhược điểm:
+ Dễ gây ô nhiễm môi trường.
+ Bùng nổ phương tiện ôtô gây ách tắc, tai nạn giao xhông.
Tại sao sự phân bố mạng lưới đường sắt phản ảnh khá rõ sự phân bố công nghiệp ở các nước, các châu lục? Nêu đặc điểm phân bố mạng lưới đường sắt trên thế giới?
Trả lòi:
Sự ra đời của ngành vận tải đường sắt đã đáp ứng yêu cầu vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm của nền công nghiệp TBCN phát triển lúc bấy giờ, nên cho đến giữa thế kỉ XX các quốc gia phát triển công nghiệp đều chú trọng phát triển mạng lưới đường sắt. Trên thế giới, đặc điểm phân bố mạng lưới đường sắt theo 3 kiểu sau:
Những tuyến đường sắt ngắn, nối từ ven biển vào nội địa làm nhiệm vụ chuyên chở tài nguyên, nguyên liệu từ nơi khai thác đến các cảng, thường gặp ở các nước thuộc địa cũ Châu Phi, Nam Mỹ.
Những tuyến đường sắt xuyên lục địa, đó là những tuyến đường sắt quốc tế quan trọng, từ đó có các nhánh toả ra theo các hướng khác nhau.
Những tuyến đường sắt toả ra từ thủ đô đến các trung tâm công nghiệp, các vùng nông nghiệp chuyên môn hóa, các hải cảng, tạo thành mạng lưới dày đặc, thường gặp ở các nước có nền kinh tế phát triển như Hoa Kì, Nhật Bản, Tây Âu.
Hãy phân tích đặc điểm phân bố ngành vận tải đường ống trên thế giới? Trả lòi:
Đường Ống là loại hình trẻ, ra đời vào thế kỉ XX.
Sự phát triển của ngành vận tải đường ống gắn liền với nhu cầu vận chuyển dầu mỏ, các sản phẩm dầu mỏ và khí đốt. Vì vậy hệ thống các đường ống được xây dựng để nối khu khai thác dầu khí đến các hải cảng và các khu vực tiêu thụ lớn.
Cùng với sự phát triển của công nghiệp dầu khí, chiều dài đường ống tăng nhanh, phân bố chủ yếu ở Trung Đông, Hoa Kì, Nga, Trung Quốc.
Hoa Kì là nước có hệ thống đường ống dẫn dài nhất thế giới (320.000 km ống dẫn dầu và 2 triệu km ông dẫn khí). Các ống dẫn dầu và khí từ vùng khai thác dầu khí ở phía Nam toà ra đến vùng công nghiệp hoá dầu ở phía Bắc (ven hồ lớn và ven Đại Tây Dương). Gần đây có đường ống hiện đại dài 1270 km được xây dựng ở Alaxca.
Các nước xuất khẩu dầu mỏ ở Trung Đông đặt các ống dẫn dầu từ nơi khai thác đến các hải cảng.
Các nước phát triển nhập khẩu dầu mỏ (Nhật, Tây Âu) thì đặt ống dẫn dầu từ cảng đến khu chế biến.