Giải Địa 10 - Bài 45. Địa lí các ngành công nghiệp (tiếp theo)

  • Bài 45. Địa lí các ngành công nghiệp (tiếp theo) trang 1
  • Bài 45. Địa lí các ngành công nghiệp (tiếp theo) trang 2
  • Bài 45. Địa lí các ngành công nghiệp (tiếp theo) trang 3
Bài 45
ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP (TIÉP THEO)
Câu hỏi và bài tập:
Cho bảng số liệu:
Sản lượng thép trên thể giới thời kì 1950 - 2002.
Năm
1950
1960
1970
1980
1990
2002
Sản lượng (triệu tấn)
189
346
594
682
770
870
Vẽ biêu đồ hình cột thế hiện tình hình sản xuất thép trên thế giới qua các năm.
Vì sao ngành luyện kim màu lại tập trung ở các nước phát triển?
Trả lòi:
Ngành luyện kim màu lại tập trung ở các nước phát triển vì:
- Nguyên liệu dùng để luyện kim màu là các loại quặng có hàm lượng kim loại thường thấp (1-3 %) và ở dạng đa kim nên quy trình luyện kim màu rất phức tạp. Trong quá trình luyện kim phải qua giai đoạn làm giàu sơ bộ (còn gọi là tuyển quặng) nghĩa là làm cho hàm lượng kim loại cao hơn sau đó đến giai đoạn phân kim nhằm rút tối đa các nguyên tố quý có trong' quặng. Quy trình luyện kim màu đòi hỏi kĩ thuật cao nên thường tập trung ở những nước phát triển.
Hãy nêu vai trò của ngành công nghiệp cơ khỉ và điện tử- tin học?
Trả lời:
Vai trò của ngành công nghiệp cơ khứ.
Ngành công nghiệp cơ khí có vị trí quan trọng trong hệ thống các ngành công nghiệp, là quả tim của công nghiệp nặng.
Cung cấp các công cụ, thiết bị, máy động lực cho tất cả các ngành kinh tế và hàng tiêu dùng cho nhu cầu cùa xã hội.
Giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện cuộc cách mạng kĩ thuật, nâng cao năng xuất lao động, cải thiện điều kiện sống của con người.
Là ngành công nghiệp chủ chốt không chỉ về giá trị tông sản phâm mà cả số lượng công nhân tham gia sản xuất trong toàn bộ ngành công nghiệp.
Đối với các nước đang phát triển, trước yêu cầu phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, công nghiệp cơ khí phải đú sức mạnh đê thực hiện các nội dung cùa cuộc cách mạng công nghiệp nhằm đổi mới nền công nghệ cho các ngành kinh tế. Công nghiệp cơ khí góp phần từng bước biến nền sản xuất với kĩ thuật lạc hậu thành nền sản xuất với kĩ thuật tiên tiến hiện đại, có năng xuất lao động cao góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Vai trò cùa ngành công nghiệp điện tư- tin học
Công nghiệp điện từ- tin học là một ngành công nghiệp trẻ. bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trỏ- lại đây và được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước nhằm đưa nền kinh tế - xã hội lên một trình độ cao mới.
Là thước đo trình độ phát triển kinh tế kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới
Công nghiệp điện tử- tin học ít gây ô nhiễm môi trường, không cần diện tích rộng, không tiêu thụ nhiều năng lượng, nguyên liệu nhưng lại yêu cầu nguồn lao động trẻ có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao