Giải Địa 10 - Bài 11. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt đất

  • Bài 11. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt đất trang 1
  • Bài 11. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt đất trang 2
  • Bài 11. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt đất trang 3
Bài 11
TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI Lực ĐÉN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT ĐÁT
Câu hỏi và bài tập:
Phong hoả là gì? Nêu sự khác nhau cơ bản của phong hoá lí học và phong hoá hoá học.
Trả lời:
Phong hoá là quá trình làm phá hủy và biến đổi các loại đá và khoáng vật dưới tác động của nhiệt độ, nước, sinh vật... Cường độ phong hoá mạnh xẩy ra trên bề mặt đất.
Sự khác nhau cơ bản của phong hoá lí học và phong hoá hoá học.
Phong hoá lí học:
Là sự phá huỹ đá thành những tảng, mảnh vụn có kích thước khác nhau, sự nứt vỡ cơ giới không làm thay đổi tính chất đá.
Đá nứt, vỡ do thay đổi nhiệt độ, sự đóng băng, tác động ma sát, va đập của sóng, gió, nước chảy và hoạt động sản xuất của con người.
Sự phong hoá vật lí xẩy ra mạnh hay yếu còn tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, tính chất và cấu trúc của đá.
Phong hoá hoá học:
Là sự phá huỹ, làm biến đổi đá và các khoáng vật bằng tác động của các chất khí, nước, các chất hoà tan trong nước thông qua các phản ứng hoá học. Nước có tác động hoà tan nhiều loại đá và khoáng vật. Nhiệt độ càng cao thi sự hoà tan của nước càng mạnh. Những nơi có lớp đá dễ bị hoà tan( đá vôi, thạch cao) dưới tác động hoà tan của nước ngầm, nước chảy tạo nên những dạng địa hình hang động độc đáo gọi là địa hình Catxtơ. Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, phong hoá hoá học diễn ra mạnh mẽ.
Phân biệt các quả trình: phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.
Trả lời:
Phân biệt các quá trình:
Phong hoá là quá trình làm phá huỹ và biến đổi các loại đá và khoáng vật dưới tác động của nhiệt độ, nước, sinh vật...
Bóc mòn là quá trình các tác nhân ngoại lực phá huỷ lớp đất đá trên bề mặt đất và vận chuyển các sản phẩm phong hoá làm cho địa hình bị biến dạng.
Hình thức bóc mòn: xâm thực, thổi mòn, mài mòn.
+ Xâm thực do nước chảy gồm: rãnh nông, khe rãnh xói mòn, thung lũng sông.
+ Thổi mòn. do gió gồm: hố trũng thổi mòn, bề mặt đá tổ ong, nấm đá, cột đá.
+ Mài mòn do sóng biển gồm: hàm ếch, vách biển, bậc thềm sóng vỗ.
Quá trình vận chuyển là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này sang nơi khác, vận chuyển có 2 hình thức:
+ Vật liệu nhẹ được động năng của ngoại lực cuốn theo.
+ Vật liệu lớn, nặng còn chịu thêm các tác động của trọng lực làm cho vật liệu lăn trên mặt đất dổc.
Quá trình bồi tụ: là quá trình tích luỹ các vật liệu phá huỷ còn gọi là quá trình lẳng đọng vật chất hoặc quá trình trầm tích. Quá trình bồi tụ thuộc vào động năng của các nhân tố ngoại lực. Kết quả của quá trình bồi tụ tạo nên các dạng địa hình bồi tụ như:
Sa mạc —> cồn cát; Hạ lưu sông đồng bằng châu thổ; Băng hà -ì các đồi thấp; Dòng biển —> bán đảo - mũi tên đất, địa hình đầm phá
Bằng hiểu biết của mình và kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao người ta phải có những biện pháp để hạn chế quá trình xăm thực?
Trả lòi:
Quá trình xâm thực làm cho địa hình bị biến dạng, quá trình này diễn ra không chỉ trên bề mặt đất mà cả ở dưới sâu với tốc độ nhanh, ví dụ xâm thực dòng chảy trên mặt đất làm cho sườn dốc bị rữa trôi, xói mòn; xâm thực dòng chảy ở các con sông làm cho sụt đất, lở các bờ sông; xâm thực sóng biển làm cho địa hình bờ biển bị phá hoại...Các hiện tượng của quá trình xâm thực làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và đời sống của con người, do vậy phải có những biện pháp để giảm thiểu quá trình xâm thực như kè sông, đê chắn sóng, trồng rừng phòng hộ.