Soạn Văn 9: Ánh trăng

  • Ánh trăng trang 1
  • Ánh trăng trang 2
  • Ánh trăng trang 3
ÁNH TRĂNG
Nguyễn Duy
KIẾN THỨC Cơ BẢN
về tác giả: Nguyễn Duy sinh năm 1948, quê ở Thanh Hoá. Năm 1966, Nguyễn Duy gia nhập quân đội, vào binh chủng Thông tin, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường. Sau đó ông chuyển về làm báo Văn nghệ giải phóng. Từ năm 1977, Nguyễn Duy làm đại diện thường trú báo văn nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Duy đã được Nhà nước trao giải Nhất cuộc thì thơ của báo Văn nghệ. Ồng trở thành một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Tập thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy đã được tặng giải A của Hội Nhà văn Việt Nam.
về tác phẩm: Với giọng điệu tâm tình, tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm, Ánh trăng của Nguyễn Duy như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao dã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, dất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, Cling cô ở người dọc thái độ “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung với quá khứ.
HƯỚNG DẪN ĐỌC - HIEU VĂN BẢN
Câu 1. Em có nhận xét gì về bô cục của bài thơ?
Ánh trăng có sự kết hợp tự sự với trữ tình. Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc, dâu là bước ngoặc dế tác giả từ đó bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề tác phẩm?
+ Nhận xét bô cục: bô' cục bài thơ theo trình tự quá khứ đến hiện tại giông như một câu chuyện gồm có ba phần.
Phần một (2 khổ đầu): thời quá khứ trăng người cùng gắn bó.
Phần hai (2 khổ giữa): thời hiện tại con người bội bạc vầng trăng.
Phần ba (2 khổ cuối): sự ăn năn của con người khi gặp lại vầng trăng tình nghĩa
+ Bước ngoặt bộc lộ cảm xúc: quá khứ trăng - người gắn bó trong mốì “kết giao tri kỉ, thuỷ chung từ những năm tháng tuổi thơ bươn chải nhọc nhằn gắn bó với đồng, với sông rồi với bể, cho đến những năm tháng chiến tranh gian khổ ở rùng bao giờ trăng cũng gần gũi, thân thiết, trăng là người bạn đồng hành trên mỗi bước đường gian lao”. (Nguyễn Trọng Hoàn).
Thế nhưng tất cả điều đó đã thay đổi khi con người chuyển về thành phố’. “Ánh điện, cửa gương” ở chôn thị thành đã làm cho con người quên đi “vầng trăng tình nghĩa thủa nào”. Người tri kỉ năm xưa đã bị trở thành “người qua đường” đến xót xa. Con người thật đáng trách và nếu cứ như thế con người sẽ tự đánh mất mình.
+ Sự việc đế đánh dâu bước ngoặt bộc lộ cảm xúc, để thể hiện chủ đề của tác phẩm:
Thình lình đèn diện tắt Phòng buyn - dinh tối om Vội bật tung cửa sổ Đột ngột vầng trăng tròn.
Con người không thể lảng tránh được nữa, cuộc đôi mặt để con người bừng ngộ, thức tỉnh. Chính vì vậy mà chủ đề tư tưởng của tác phẩm trở nên sâu sắc.
Câu 2. Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ỷ nghĩa. Hãy phân tích điều ấy. Khổ thơ nào trong bài thể hiện tập trung nhiều tầng ỷ nghĩa biểu tượng hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm?
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang những tầng nghĩa sau:
+ Là thiên nhiên tươi đẹp: trăng vừa là trăng nhưng đồng thời trăng cũng chính là đồng, là sông, là bể, là thiên nhiên gần gũi mà bao dung, gắn bó thân quen với cuộc sông của con người như một phần đời không thể thiếu.
+ Là tuổi tho' ngọt ngào: trăng còn là biểu tượng cho thời quá khứ, cái thời con người được ngụp lặn trong dòng sông tuổi thơ của cuộc đời mình, “được trần trụi với thiên nhiên, hồn nhiên như cây cỏ”.
+ Là quá khứ của thời chiến đấu: đó là “hồi chiến tranh ở rừng” trăng và người gắn bó bên nhau, quan hệ thân tình khăng khít, cái thời gian khó mấy ai quên.
+ Là tình nghĩa thuỷ chung: đây là điều được thể hiện tập trung ở khô thơ cuối, nó làm cho bài thơ mang chiều sâu tư tưởng và triết lí:
Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tỉnh
Anh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình.
“Phải chăng đó là biếu tượng của nghĩa tình trọn vẹn trong sáng của nhân dân mà trong những năm chiến đấu người lính đã cảm nhận” (Lương Kim Phương)
Câu 3. Nhận xét về kết cấu, về giọng điệu của bài thơ. Những yếu tô ấy có tác dụng gì dôi với việc thể hiện chủ dề và tạo nên sức truyền cảm của tác phẩm?
“Bài thơ giống như một câu chuyện giàu chất thơ, đầy hiện thực đời sông. Tuy thế, bài thơ không chút đao to búa lớn, cũng làm gì có roi vọt mà sao khi đọc ta như có ai đang quất vào người mình đau đớn. Ánh trăng giản đơn, nhẹ nhàng về câu chữ, tự nhiên, thuần thục về cấu trúc, bình dị, dễ hiểu về ý thơ mà vẫn đọng lại trong lòng người đọc bao suy ngẫm, xót xa. Tôi nghĩ, điều nhà thơ muôn nói còn nằm ngoài ngôn ngữ trong thơ, tức là sức ngợi của nó bao la vô kể”. (Lương Kim Phương)
Câu 4. Xác định thời điểm ra đời của bài thơ “Ảnh trăng”, liên hệ với cuộc đời Nguyễn Duy dể phát biểu chủ đề bài thơ. Theo cảm nhận của em, chủ đề ấy có liên quan gì đến đạo lí, lẽ sống của dân tộc Việt Nam ta?
+ Thời điểm ra đời của bài thơ: căn cứ vào nội dung của bài thơ ta có thể xác định được thời điểm bài thơ ra đời là những năm tháng gần sau đại thắng mùa xuân 1975 (Thời kì người lính từ chiến khu trở về thành phố).
+ Chủ đề bài thơ: bài thơ là lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính.
Chủ đề bài thơ liên quan đến đạo lí thuỷ chung, ân tình của con người Việt Nam “uống nước nhớ nguồn”.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Đọc diễn cảm bài thơ
Chú ý giọng điệu hồi tưởng, sự bùi ngùi xót xa khi con người ăn năn trước vầng trăng.