Soạn Văn 9: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

  • Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) trang 1
  • Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) trang 2
CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Tiếng Việt)
Câu 1. Hãy tìm trong phương ngữ em đang sử dụng hoặc trong một phương ngữ mà em hiết những từ ngữ:
Chỉ các sự vật, hiện tượng,... không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.
+ Nhút', món ăn vùng Nghệ Tĩnh làm bằng xơ mít trộn với vài thứ khác.
+ Đước-, loại cây có thể mọc ở vùng nước dùng để đóng cọc làm móng
nhà chỉ có ở Nam Bộ.
+ Vả: một loại cây cùng họ với sung nhưng quả to hơn và cây mọc thấp dùng để chế biến thức ăn (Trung Bộ).
+ Móm: lá cọ non phơi tái dùng để gói cơm nắm thức ăn (Phú Thọ).
Dồng nghĩa nhưng khác về âm với từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.
Phương ngữ Bắc Bộ
Phương ngữ Trung Bộ
Phương ngữ Nam Bộ
sân
cươi (Nghệ Tĩnh)
sân
hổ
khái, cọp
hổ
bố
ba, cha
tía
sao thế?
răng rứa?
vậy sao?
bao giờ đi?
khi mô đi?
chừng nào đi?
b. Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.
Phương ngữ Bắc Bộ
Phương ngữ Trung Bộ
Phương ngữ Nam Bộ
Hòm (vật đựng đồ dùng)
Hòm (quan tài)
Hòm (quan tài)
Câu 2. Cho biết vì sao những từ ngữ địa phương như ở bài tập l.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân. Sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện tính đa dạng về điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội trên các vùng miền của đất nước ta như thê nào?
+ Những từ ngữ địa phương như ở bài tập la không có từ ngữ tương đương trong phương thứ ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân vì những từ ngữ ấy chỉ có tính chất địa phương, nó được sử dụng trong một vùng nhất định.
+ Sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện:
Tính đa dạng về điều kiện tự nhiên và đời sông xã hội của các vùng miền là rất phong phú, đa dạng.
Số’ lượng những từ ngữ khác biệt ấy không nhiều, điều đó chứng tỏ sự khác biệt giữa các vùng là không lớn lắm, về cơ bản là thông nhất. Câu 3. Quan sát hai bảng mẫu ở bài tập 1 và cho biết những từ ngữ nào (ở trường hợp b) và cách hiểu nào (ở trường hợp c) được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân.
Quan sát hai bảng mẫu ở bài tập 1 ta thấy những từ ngữ thuộc về phương ngữ Bắc Bộ và hiểu theo nghĩa của phương ngữ Bắc Bộ thường chuẩn hơn và được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân.
Câu 4. Đọc doạn trích sau (trong bài thơ “Mẹ Suốt” của TỐ Hữu) và chỉ ra những từ ngữ địa phương có trong đoạn trích. Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ nào? Việc sử dụng những từ ngữ địa phương trong doạn thơ có tác dụng gì?
+ Những từ ngữ địa phương-, rứa, nờ, tui, cớ, răng, mụ, nói cứng, kín mình.
+ Nguồn gốc-, những từ ngữ đó thuộc phương ngữ Trung Bộ.
+ Tác dụng-, những từ ngữ đó có tác dụng làm cho hình ảnh mẹ Suốt trở nên chân thực sinh động, và thể hiện được màu sắc địa phương của nhân vật trữ tình qua giọng điệu ngôn ngữ.