Soạn Văn 9: Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều)

  • Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều) trang 1
  • Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều) trang 2
  • Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều) trang 3
  • Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều) trang 4
  • Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều) trang 5
  • Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều) trang 6
BÀI 8
Thuý Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiểu)
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Lục Vân Tiên)
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
THUÝ KIỀU BÁO ÂN BÁO OÁN
KIẾN THỨC Cơ BẢN
Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở cuối phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc). Sau khi chịu bao đau khổ, tủi nhục, đọa đày, Thuý Kiều được Từ Hải cứu thoát khỏi lầu xanh và giúp nàng đền ơn trả oán. Đây là trích đoạn tả cảnh Thuỷ Kiều báo án báo oán.
Nội dung: Qua ngôn ngữ đối thoại Nguyễn Du đã làm nổi bật tính cách nhân vật Thuý Kiều và nhân vật Hoạn Thư. Đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán là sự thể hiện ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân: con Ìigườì bị áp bức đau khổ vùng lên cầm cán cân cóng lí; “ở hiền gặp lành”.
HƯỚNG DẪN ĐỌC Hiểu VĂN BẢN
Câu 1. Mười hai câu đầu tả cảnh Thuý Kiều báo ân
Qua lời Kiều nói với Thúc Sinh em thấy Kiều là người như thê nào?
+ Nhận xét về nhân vật Thuý Kiều:
Qua lời nói của Thuý Kiều với Thúc Sinh, ta thấy Thuý Kiều là một người rất nặng tình, nặng nghĩa. Thúc Sinh đã có ơn cứu nàng ra khỏi lầu xanh, nhưng lại để mặc nàng cho Hoạn Thư hành hạ mà không giúp được gì cho nàng. Sau đó nàng bơ vơ, cô độc một mình chạy trôn ra khỏi Quan Âm Các, Thúc Sinh vẫn không hay biết. Thế nhưng nàng vẫn tạ ơn cho Thúc Sinh rất hậu hĩnh.
Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân,
Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là.
Và còn dành cho Thúc Sinh những lời rất đẹp: “Nghĩa nặng tình non, cố nhân,...”
+ Lí do khi trả ơn Thúc Sinh Kiều lại nói về Hoạn Thư:
Trong cuộc đời Kiều đã từng bị nhiều kẻ hãm hại, nhưng Hoạn Thư là kẻ cao mưu thâm hiểm nhất trong giới đàn bà. Hoạn Thư đã làm cho nàng đau đớn ê chề về mặt tâm hồn, một nỗi đau không thể nào quên.
Nàng nói trước với Thúc Sinh về điều đó chứng tỏ rằng cuộc báo oán sẽ diễn ra khóc liệt.
- Những lời lẽ nàng nói với Hoạn Thư rất nôm na, bình dị, sử dụng lôi nói trong dân gian: quỷ quái tinh ma, kẻ cắp bà già, kiến bò miệng chén,... thể hiện sự hạ thấp xem thường.
Câu 2. Những câu thơ còn lại tả cảnh Thuý Kiều báo oán.
Những lời đầu tiên Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu như thế nào? Thái độ của Kiều thể hiện qua giọng điệu ấy?
+ Giọng điệu của Kiều khi nói với Hoạn Thư-. những lời đầu tiên Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu mỉa mai, châm biếm. Nàng chào thưa Hoạn Thư và gọi Hoạn Thư là tiểu thư mặc dù vị thế của nàng và Hoạn Thư đã hoàn toàn đảo ngược. Trước đây khi bị bắt về nhà Hoạn Thư từ vị trí là vợ của Thúc Sinh nàng bị ép xuôhg làm thân phận hoa nô (người phục vụ ở trong nhà), phải một da hai dạ cô chủ tiểu thư họ Hoạn. Nay, đường đường nàng là một phu nhân trọng vọng đang ngồi vào ghế quan toà xử án, còn Hoạn Thư là một tội nhân. Đó là sự nói mát chế diễu cho Hoạn Thư thâm nỗi đau đớn, nhớ lại khi xưa Hoạn Thư đã hành hạ Kiều như thế nào.
+ Thái độ của Kiều-, trong những lời lẽ Kiều nói với Hoạn Thư, đều là những từ ngữ nôm na thể hiện thái độ quyết liệt trong trả thù, đặc biệt là những từ: mấy tay, mấy mặt, mấy gan và cặp từ chỉ mức độ tăng tiến: càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều. Nó có ý nghĩa báo trước rằng những gì sắp sửa xảy ra với Hoạn Thư sẽ rất là dữ dội tương ứng với những gì mà Hoạn Thư đã gây ra.
Câu 3. Em hãy tìm hiểu:
Trình tự lí lẽ của Hoạn Thư.
Các lí lẽ của Hoạn Thư đã tác động tới Kiều như thê nào?
Qua lời đối đáp của Hoạn Thư, em có cảm nhận gì về tính cách của nhân vật này?
+ Trình tự lí lẽ của Hoạn Thư: rất đáng khâm phục, chặt chẽ, logic.
Thứ nhất, Hoạn Thư xoá nhoà ranh giới kẻ thù giữa hai người lúc này, trở thành một phe phái: phận đàn bà, mà hơn ai hết Kiều cảm nhận một cách sâu sắc điều này.
Thứ hai, từ trọng tội (tội bắt bớ, đánh đập người lương thiện), Hoạn Thư đã biến nó thành tội nhẹ tội nhỏ như con kiến (.Ghen tuông thỉ cũng người ta thường tình).
Thứ ba, Hoạn Thư ngầm kể công riêng với Kiều, nhắc đến chuyện khi nàng ra khỏi Quan Âm Gác có mang theo một ít chuông vàng khánh bạc nhưng Hoạn Thư đã không cho người đuổi theo.
Thứ tư, Hoạn Thư bày tỏ thái độ khâm phục ngưỡng mộ của mình đối với nàng Kiều: Lòng riêng riêng những kính yêu.
• Thứ năm, cao tay hơn Hoạn Thư đã nhận tất cả những lỗi lầm đó thuộc về mình trót đã gây việc chông gai và mong được Kiều tha thứ còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng.
+ Sự tác động lí lẽ của Hoạn Thư đối với nàng Kiều-. trước những lời bào chữa của Hoạn Thư, Kiều đã phải thốt lên rằng: Khen cho thật dã nên rằng - Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời. Sự phải lời của Hoạn Thư đã làm cho cơn giận của Kiều nguôi ngoai, và đặt nàng vào tình thế làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen đành phải tha bổng cho Hoạn Thư.
+ Nhận xét về tính cách nhân vật Hoạn Thư: qua những lời bào chữa của Hoạn Thư, ta thấy rằng đây là một con người khôn ngoan, lọc lõi đầy bản lĩnh đúng là dàn bà dễ có mấy tay. Trong hoàn cảnh phách lạc hồn xiêu mà Hoạn Thư vẫn đưa ra được những lí lẽ đầy sức thuyết phục đủ các lang lớp tội mình - lượng người, đón sau, rào trước, tình riêng - lí chung. Khiến một người thông minh vốn sẵn tính trời như Thuý Kiều đành phải chấp nhận. Đây là một đoạn trích giàu kịch tính và hấp dẫn.
Câu 4. Vì sao Thuý Kiều tha bổng Hoạn Thư? Việc làm ấy của Kiều hợp lí hay không hợp lí, là đúng hay đáng trách? Lí giải cách lựa chọn của em. Những lời cuối cùng Kiều nói với Hoạn Thư cho thấy Kiều là người như thế nào?
+ Lí do Kiều tha bổng Hoạn Thư:
Những lập luận lí lẽ mà Hoạn Thư đưa ra chặt chẽ, có lí khó mà bắt bẻ được.
Bản tính của Kiều vòn rất nặng tình nặng nghĩa, giàu lòng cảm thương, nàng không chỉ yêu thương mọi người mà còn rất rộng lượng với kẻ thù.
+ Tính hợp lí của hành dộng-, tha bổng cho Hoạn Thư hoàn toàn phù hợp với tính cách của Kiều, dù bất cứ nơi đâu, trong hoàn cảnh nào nàng vẫn thể hiện bản tính nhân hậu của mình. Bởi vậy không có gì đáng trách trong hành động của nàng.
Câu 5. Qua đoạn trích, phân tích tính cách Thuý Kiều và Hoạn Thư.
Qua đoạn trích ta thấy tính cách của Kiều và Hoạn Thư có những nét khác nhau:
+ Hoạn Thư khôn ngoan, lọc lõi, tâm địa đầy mưu mô, thủ đoạn.
+ Kiều giàu lòng vị tha, tình nghĩa, đối với Thúc Sinh có trước có sau, ân cần thân mật; đối với Hoạn Thư dù có chì chiết giận dữ lúc ban đầu nhưng nàng vẫn rộng lượng bao dung tha bổng.
Tư LIỆU THAM KHẢO
Tính cách nhân vật Hoạn Thư
Hoạn Thư bước vào màn kịch và tình thế xoay chuyển hẳn. Nhân vật như trở thành người sáng tác, người đóng vai trở thành đạo diễn. Chỉ thoáng qua một giây phút sợ hãi hồn lạc phách xiêu ban đầu (Nguyễn Du không miêu tả kĩ càng và cụ thể nỗi sợ hãi của Hoạn Thư như miêu tả Thúc Sinh), Hoạn Thư đã có thể chủ động tình thế. Trong khi đang khấu đầu dưới trướng, Hoạn Thư đã liệu điều kêu ca, nhanh chóng tìm ra một con đường giải thoát.
Dễ dàng là thói hồng nhan - điều đó rất đúng. Nhưng còn một quy luật nữa của nữ giới mà phu nhân đã quên:
Rằng: “Tôi chút phận đàn bà,
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.
[...] Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai.
Đây cũng là thường tình của thói hồng nhan (chút phận đàn bà). Nó là một chân lí của lòng người, giông như quy luật của sự vật tự nhiên: Ớt nào mà ớt chẳng cay - Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng mà dân gian đã nói và “lẽ thường” ấy đâu phải chỉ tồn tại ở Hoạn Thư, mọi người - kể cả Thuý Kiều - cũng bị lôi vào quỹ đạo ấy mà thôi.
Chỉ với một lẽ đó, Hoạn Thư đã đưa thế trận đến nước hoà 1-1. Điểm này, chắc chắn một con người thông minh, lại có sự thể nghiệm chồng chung như Thuý Kiều, không thế’ không thừa nhận.
Đấy là lẽ chung, còn về phần tình riêng:
Nghĩ cho khi gác viết kinh,
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.
Lòng riêng riêng những kính yêu...
Lí lẽ này của Hoạn Thư cũng có cơ sở thực tiễn khá vững vàng. Đã có đến ba lần, Hoạn Thư tỏ ra là người “tri ngộ” Thuý Kiều.
Già tay hơn, Hoạn Thư gạt tất cả lẽ chung, tình riêng ra và nhận lỗi về mình: dù có cơ sở chính đáng đi chăng nữa, tôi cũng đã có “quá tay” trong xử trí (Trót lòng gây việc chông gai). Đến đây, Hoạn Thư đã dồn Thuý Kiều vào chỗ “đánh người chạy đi, không đánh người chạy lại”, đúng như Thuý Kiều nói:
Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.
Cuối cùng, Hoạn Thư đánh vào tình cảm và sĩ diện của đối phương, dù nói gì chăng nữa, con đường thoát duy nhất của tôi cũng là ở tấm lòng trung hậu của phu nhân!
Chỉ với tám câu thơ, Nguyễn Du đã để cho Hoạn Thư rào trước đón sau, tình riêng lí chung, tội mình lượng người... đưa ra đầy đủ, thứ lớp phân minh. Quả đúng là nói diều ràng buộc thì tay củng già\ Một con người đã đạo diễn nên màn kịch trớ trêu làm ra con ở chúa nhà đôi nơi giữa Thúc Sinh và Thuý Kiều, một con người cười cười nói nói ngọt ngào khi bắt gặp chồng với thiếp tình tự..., con người như thế sẽ đủ sức tự cứu mình trong tình huôhg căng thẳng, chứ không cần đến anh chồng - lúc này chắc chắn cũng chưa hoàn hồn - giúp đỡ. Với màn báo ân báo oán, Hoạn Thư xuất hiện lần cuối cùng trong truyện và tính cách được hoàn chỉnh một cách tuyệt diệu dưới ngòi bút tài tình của thi hào họ Nguyễn.
(TheoĐặng Thanh Lê, Giảng văn Truyện Kiều)
Tính cách nhân vật Thuý Kiều
Đền ơn, trả oán là một mô tip rất quen thuộc trong văn học dân gian, đặc biệt là trong các câu chuyện cổ tích. Người có công lao khó nhọc, ăn ở hiền lành, hay là điều tốt thì sẽ đuợc đền bù, kẻ ác sẽ bị trừng trị đích đáng. Đó là mơ uớc của nhân dân ta.
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng dựng lên một cảnh báo ân báo oán. Thế nhưng, khác rất nhiều so với các câu chuyện cổ tích, cảnh báo ân báo oán trong truyện không đơn giản là sự thể hiện khát vọng công lí của nhân dân. Sức hấp dẫn của đoạn trích thế hiện chủ yếu ở khả năng khắc hoạ tâm lí nhân vật của nhà thơ. Cả đoạn trích gồm 34 câu với ba nhân vật, rất ít lời miêu tả, hầu như chỉ có lời Thuý Kiều nói với Thúc Sinh, lời qua tiếng lại giữa Thuý Kiều và Hoạn Thư, vậy mà không chỉ chân dung, từ giọng điệu, tính tình của từng nhân vật đều đuực bộc lộ hết sức sinh động.
Có thể dễ dàng nhận thấy trong đoạn trích có hai cảnh: báo ân và báo oán.
Cảnh bảo ăn
Chàng Thúc Sinh khi được “gươm^mời đến” thì Mặt như chàm đổ, mình dường giẽ run. Thúc Sinh run vì nhiều lẽ: trước cảnh ba quân gươm giáo sáng loà; được chứng kiến Thuý Kiều đã trừng trị những kẻ gây bao đau khố’ cho đời nàng như thế nào lại càng dễ run hơn nữa. Thúc Sinh không thế ngờ rằng mình lại được trả ơn bằng “gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân” bởi trong thực tế, chàng ta chẳng có công lao gì nhiều với Thuý Kiều. Ngay cả khi chứng kiến vợ mình hành hạ Thuý Kiều, Thuý Sinh cũng chỉ biết ngậm đắng nuốt cay, không biết bênh vực thế nào.
Vậy tại sao Thúc Sinh lại được Thuý Kiều “báo ân” hậu hĩnh như thế? Lí giải được điều này, chúng ta sẽ hiểu thêm về Thuý Kiều, từ đó càng hiểu thêm nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du. Nhân vật Thuý Kều đã được xây dựng rất nhất quán từ đầu đến cuối tác phẩm. Dù khi phải dằn lòng “trao duyên” cho Thuý Vân, khi một mình đôi cảnh ở lầu Ngưng Bích hay khi có đủ vị thế để báo ân oán sòng phẳng thì Thuý Kều vần luôn là người nặng tình nặng nghĩa:
Nàng rằng : “Nghĩa nặng tình non,
Lăm Tri người cũ chàng còn nhớ không?
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?
Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân,,
Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là.
Lí lẽ của Thuý Kiều rất rõ ràng: đây không phải là sự báo ân mà là sự trả nghĩa, đúng hơn là trả cái tình mà Thúc Sinh đã dành cho nàng. Điều này có vẻ như không hợp với cách nghĩ thông thường, không thoả mãn được một sô' bạn đọc khó tính nhưng chính ở đây lại làm bật lên giá'trị nghệ thuật của tác phẩm: Nguyễn Du đã không xây dựng nhân vật Thuý Kiều theo một công thức định sẵn. Ngược lại, ông đã tạo nên một nhân vật rất sinh động, rất đời thường. Kiều đã suy nghĩ, nói năng và hành động hoàn toàn hợp với phẩm chất và tính cách của nàng.
(Nguyễn Trọng Hoàn - Sđd)