Soạn Văn 9: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

  • Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự trang 1
  • Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự trang 2
  • Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự trang 3
  • Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự trang 4
MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN Tự sự
KIẾN THÚC Cơ BẢN
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biên tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễh tả ý. nghĩa, cảm xúc, tình cảm của nhân vật, củng có thể miêu tả nội tâm .gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục,... của nhản vật.
HƯỚNG DẪN TÌM Hiểu CÂU HỎI PHAN bài học
Tìm hiểu yêu tô miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
Câu 1. Đọc lại đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích* và thực hiện các yêu cầu.
Những câu thơ tả cảnh và miêu tả tâm trạng củạ Thuỹ Kiều.
+ Những câu thơ tả cảnh:
Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân,'
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
+ Những câu thơ tả tâm trạng:
Tâm trạng qua cảnh vật:
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
Tâm trạng Kiều nhớ Kim Trọng:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Chân trời góc biển bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Tâm trạng Kiều khi nhớ cha mẹ:
Xót người tựa của hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ.
Sân lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Tâm trạng Kiều khi nghĩ tới hiện tại và tương lai của bản thân (nội tâm và cảnh vật hoà quyện với nhau)
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu.
Buồn trong nội cỏ dầu dầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Ý nghĩa: Những câu thơ tả cảnh góp phần thể hiện nội tâm nhân vật, người buồn cảnh cũng buồn, người cô đơn cảnh cũng cô đơn (Bẽ bàng mây sớm đèn khuya), người lo âu sợ hãi cảnh cũng đầy sóng gió. Thực chất đó là tâm cảnh.
Tác dụng: Miêu tả nội tâm có tác dụng khắc họa đậm nét hình tượng nhân vật, ấn tượng về nhân vật được khắc sâu và có sức sông hơn. Câu 2. Nhận xét cách miêu tả nội tăm nhăn vật trong đoạn trích viết về “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao.
Đoạn văn có ba câu, ba câu đó miêu tả gương mặt của Lão Hạc lúc đang khóc: co rúm lại, vết nhăn xô lại, cái đầu nghẹo về một bên, mêu như con nít,... Qua gương mặt ấy, ta thấy được sự đau khổ tột cùng trong nội tâm lão Hạc. Như vậy, nhà văn Nam Cao đã dùng diện mạo để diễn tả tâm trạng.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Thuật lại đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” bằng văn xuôi, chú ỷ miêu tả nội tâm của nàng Kiều.
Đoạn trích có ì)a- nhân vật: mụ mối, Mã Giám Sinh và Kiều, trong đó hai nhân vật chính là Kiều và Mã Giám Sinh, khi thuật lại bằng văn xuôi chúng ta cần lưu ý điều đó.
Để có tiền cứu cha và em, Thuý Kiều phải nhờ người mai môi để bán mình. Mụ mối đã đưa một người viễn khách tên là Mã Giám Sinh vào để vấn danh. Tuổi ông ta trạc ngoài tứ tuần, quê ở huyện Lâm Thanh, ăn mặc rất chải chuốt, bảnh bao. Mày râu nhẵn nhụi đến khó chịu, theo sau là một lũ đầy tớ lao xao, ồn ào. Vừa bước vào lầu trang, ngay lập tức ông ta ngồi tót lên ghế một cách sỗ sàng.
Mụ mối giục nàng Kiều bước ra cho ông ta xem mặt. Kiều nghĩ đến thân phận của mình mà đau đớn ê chề, nghĩ đến hoàn cảnh gia đình mà xót xa tê tái, hai hàng nước mắt tuôn trào theo mỗi bước chân. Vốn là một cô gái khuê các phải bước ra để cho người ta xem mặt, nàng cảm thấy thật đau xót, tủi hổ, ngượng ngùng. Nhìn vào gương mà cảm thấy thẹn cho chính bản thân mình. Mụ môi thì vén tóc, cầm tay, để giới thiệu cho người khách xem mặt, còn nàng thì buồn thảm vô cùng nét buồn như cúc diệu gầy như mai. Mã Giám Sinh thì ép nàng làm đủ thứ; đánh đàn, làm thơ, và sau khi đắn do cân sắc cân tài, hắn ta càng hài lòng, vừa ý. Thế nhưng khi trả giá thì hắn ta lại cò kè bớt một thêm hai. Trong xã hội phong kiến thôi nát lúc bấy giờ kẻ có tiền tha hồ làm mưa làm gió.
Câu 2. Hãy đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ăn báo oán, trong dó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư.
Sau khi chịu bao đau đớn, tủi nhục đọa đầy ở chôn lầu xanh, tôi được Từ Hải cứu thoát. Chàng không chỉ giúp tôi thoát' khỏi lầu xanh mà con cho tôi hưởng cuộc sống hạnh phúc, đặc biệt chàng còn giúp tôi đền ơn, trả oán. Tôi còn nhớ mãi cảnh báo oán hôm đó.
Người đầu tiên tôi mời ra để báo ân là chàng Thúc Sinh thủa nào. Thật tội nghiệp cho chàng tưởng mình bị đưa ra để xử tội nên chàng run rẩy, mặt tái ngắt như chàm. Tôi nhắc lại với chàng những kỉ niệm hồi còn ở Lâm Tri. Vì sự ngăn cách mà chúng tôi đã không vẹn chữ tòng, song nghĩa nặng tình non của chàng thì không bao giờ tôi quên được. Tôi sai người lấy gấm trăm cuốn bạc nghìn cân làm chút lễ mọn để báo đáp cho chàng. Tôi cũng nói trước với chàng dự định báo oán người vợ cay nghiệt ác độc của chàng.
Khi Hoạn Thư vừa được đưa ra, tôi đã chào cô ta bằng giọng điệu như trước đây khi tôi bị ép làm hoa nô phục dịch trong nhà của cô ta: Tiểu thư củng có hây giờ đến đây. Ngày xưa bà ăn ở ác độc như thế, thì nay phải gánh chịu tất cả, gieo gió thì gặp bão, càng cay nghiệt lắm thì càng oan trái nhiều. Đàn bà hạng như bà ở thế gian thật hiếm. Nghe tôi nói như vậy Hoạn Thư rụng rời phách lạc hồn xiêu. Thế nhưng vón bản tính mưu mô và thuộc lại đàn bà lắm mồm lắm miệng ngay lập tức mụ đã lên tiếng kêu ca: “Tôi cũng chỉ là phận đàn bà thôi, mà đàn bà thì vốn dĩ hay ghen tuông, chẳng ai chịu nhường chồng mình cho người khác cả. Với lại tôi cũng rất yêu quý nàng, kính yêu nàng khi nàng trốn khỏi Quan Âm Các tôi đã không cho người đuổi theo. Nhưng dẫu sao tôi cũng là người có tội chỉ mong nàng rộng lượng bao dung mà tha thứ cho tôi”. Trước những lời lẽ khôn ngoan, chặt chẽ như vậy, tôi nghĩ rằng “thôi tha cho mụ ta cũng là điều làm phúc”, cho nên truyền quân lệnh tha bổng Hoạn Thư.
Câu 3. Ghi lại tăm trạng của em sau khi dể xảy ra một chuyện có lỗi dôi với bạn.
Em và Quân cùng ngồi chung một bàn, Quân học rất giỏi được các bạn trong lớp yêu mến. Không hiểu sao em lại rất bực bội về điều đó, bởi cảm giác cái gì mình cũng thua cậu ta. Trong một lần ra chơi, trời vừa mưa xong, sân trường còn mấy vũng nước. Một ý nghĩ loé lên trong đầu em, cho Quân ngã một bữa. Em rủ Quân chơi đuổi bắt, hai đứa chạy vòng vèo quanh sân trường. Em chạy nhanh hơn Quân rồi đột ngột dừng lại. Em nghĩ rằng Quân sẽ té xuống đất, ai dè cả người Quân đâm sầm vào em và đầu Quân va vào một cọc tường bên cạnh, máu chảy lênh láng. Em hốt hoảng la toáng lên, mọi người đến giúp và cùng đưa Quân vào phòng y tế của trường. Nhìn Quân đau đớn mà lòng em xót xa quá chừng. Em tự mắng mình thật là đồ tồi tệ, “Tại sao mình lại có ý nghĩ độc ác như thế? Bạn ấy học giỏi hơn mình thì mình phải cô' gắng hơn mới đúng chứ. Kẻ đáng bị đau là mình chứ không phải là Quân”. Lúc ấy em chỉ có một mong ước duy nhất, mong sao mọi việc chưa xảy ra. Cô y tá băng lại vết thương cho Quân. Em đến bên Quân, cầm tay Quân nghẹn ngào thú nhận với Quân tất cả: “Hãy tha lỗi cho mình Quân nhé!”. Từ đấy trở đi không bao giờ em có ý định chơi xấu với bạn bè nữa.