Soạn Văn 9: Nghị luận trong văn bản tự sự

  • Nghị luận trong văn bản tự sự trang 1
  • Nghị luận trong văn bản tự sự trang 2
NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN Tự sự
KIẾN THỨC Cơ BẢN
• Trong văn bản tự sự, để người dọc (người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết (người kể) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét, cùng những lí lẽ và dẫn chứng. Nội dung dó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Lời văn trong đoạn trích “Lão Hạc” ở mục 1.1 là lời của ai? Người ấy đang thuyết phục ai? Thuyết phục điều gì?
Đoạn a:
Đối với những người quanh ta, nếu ta không cố tìm hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... Toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến cái gì khác dâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai dược nữa.
Lời văn trong đoạn trích là lời của ông giáo đang tự nói với mình và cũng là để nói với mọi người (lời của nhà văn Nam Cao nói với độc giả). Ông giáo đang thuyết phục với những người xung quanh, hãy biết quan tâm và để ý đến mọi người xung quanh, hãy cố tìm hiểu để thấy được bản chất tốt đẹp của họ.
Đoạn b:
- Rằng tôi chút phận đàn bà,
Ghen tuông thỉ cũng người ta thường tình.
— Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.
— Lòng riêng riêng những kính yêu,
Chồng chung chưá dễ ai chiều cho ai.
- Trót dà gây việc chông gai,
Còn nhờ lượng hể thương hài nào chăng.
Câu 2. ơ đoạn trích (b) mục 1.1, Hoạn Thư dã lập luận như thế nào mà nàng Kiều phái khen rằng: “Khôĩi ngoan đến mực, nói năng phải lời”? Hãy tóm tắt các nội dung lí lẽ trong lời lập luận của Hoạn Thư dế làm sáng tỏ lời khen của nàng Kiều.
+ Lập luận của Hoạn Thư rất chặt chẽ, vừa có lí, vừa có tình, vừa nhận tội vừa bào chữa, vừa đề cao người, lại vừa minh oan cho mình.
+ Trình tự lập luận như sau:
Chuyển hoá tội phạm: từ lớn trở thành bé, tội hại người thành tội ghen tuông.
Kế lể công lao: những lần mà Hoạn Thư đã làm ơn cho Kiều.
Bày tỏ quan điểm: Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai.
Nhận tội về mình: Trót đà gây việc chông gai.
- Xin được rộng lượng khoan hồng: Còn nhờ lượng hể thương bài nào chăng
+ Tác dụng:
Làm cho nội dung tự sự trở nên mạch lạc, khúc chiết.
Tăng tính triết lí của câu chuyện.
Tô đậm tính cách nhân vật.