Soạn Văn 9: Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều)

  • Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) trang 1
  • Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) trang 2
  • Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) trang 3
  • Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều) trang 4
CHỊ EM THUÝ KIÊU
KIẾN THỨC Cơ BẢN
VỊ trí đoạn trích: đoạn trích nằm ở phần mở dầu của tác phẩm giới thiệu gia cảnh của Thuý Kiều. Khi giới thiệu những người trong gia đình Kiều, tác giả tập trung tả tài sắc của Tliuý Vân và Thuý Kiều.
Đoạn thơ “Chị em Thuý Kiều” sử dụng hút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp con người, khắc họa rõ nét chân dung chị em Thuỷ Kiều.
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Câu 1. Hãy tìm hiểu kết cấu của đoạn thơ và nhận xét kết cấu ấy có liên quan như thế nào với trình tự miêu tả nhăn vật của tác giả?
+ Đoạn thơ gồm có ba phần
Phần một (4 câu đầu): giới thiệu khái quát về vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều.
Phần hai (4 câu tiếp theo): miêu tả vẻ đẹp Thuý Vân.
Phần ba (còn lại): miêu tả vẻ đẹp Thuý Kiều.
+ Dụng ý của kết cấu
Phần đầu giới thiệu khái quát chung, giúp người đọc có cái nhìn tổng thể về vẻ đẹp của hai chị em Thuý Vân và Thuý Kiều.
Hai phần sau đi vào cụ thể miêu tả vẻ đẹp của từng người. Thuý Vân là em nhưng được miêu tả trước làm nền để so sánh với vẻ đẹp của Thuý Kiều.
Câu 2. Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả về đẹp của Thuý Vân?
+ Những hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ
Khuôn trăng-, khuôn mặt đẹp tựa vầng trăng.
Hoa cười-, nụ cười tươi tắn như hoa.
Ngọc thốt-, lời nói nhẹ nhàng trong trẻo quý giá như châu ngọc.
Mây thua nước tóc\ mái tóc dài, dày, bóng mượt như áng mây.
Tuyết nhường màu da: làn da nõn nà, trắng nhử tuyết.
Biện pháp ước lệ này rất đặc trưng của văn học trung đại, coi thiên nhiên là chuẩn mực của cái đẹp, dùng thủ pháp ẩn dụ so sánh.
+ Cảm nhận về vẻ đẹp của Vân
Vẻ đẹp của nàng Vân là những gì viên mãn nhất, đầy đặn nhát của thiên nhiên, đẹp đến nỗi không chỉ con người mà cả thiên nhiên cũng cảm mến.
Qua vẻ đẹp ấy ta có thế hình dung Thuý Vân là người con gái dịu dàng, đoan trang, khuôn phép, nết na thuỳ mị.
Câu 3. Khi gợi tả nhan sắc của Thuý Kiều, tác giả sử dụng nghệ thuật mang tính ước lệ, điểm giống và khác nhau với tả Thuý Văn?
Miêu tả vẻ đẹp Thuý Kiều Nguyễn Du cũng sử dụng nghệ thuật mang tính ước lệ, song trong cách miêu tả ấy có những điểm giông và khác so với cách miêu tả Thuý Vân.
Giống nhau
+ Cả hai cách miêu tả đều lấy vẻ đẹp của con người so sánh với thiên nhiên (thiên nhiên làm chuẩn mực đế miêu tả vẻ đẹp).
+ Cả hai nhân vật đều được miêu tả theo lốì tuyệt đôi hoá nhan sắc, đẹp đến mức không thể đẹp hơn được nữa.
Khác nhau
+ Vẻ đẹp Thuý Vân được miêu tả cụ thể từng đường nét. Người đọc có thể hình dung được Vân từ khuôn mặt đến hình dáng, từ giọng nói đến nụ cười, từ làn da đến mái tóc. Còn với vẻ đẹp của Thuý Kiều tác giả thiên về miêu tả thần thái của vẻ đẹp: Làn thu thuỷ nét xuân sơn
+ Vẻ đẹp của nàng trong suốt không một chút gợn, mềm mại như nước mùa thu và xanh thẳm tươi tắn tràn đầy sức sống như nước mùa xuân, vẻ đẹp ấy là sự kết tinh những tinh hoa của sông núi đất trời.
+ Vẻ đẹp của Kiều không có khuôn mẫu như Vân, bởi vậy tuỳ theo trí tưởng tượng mà mỗi người có một cô Kiều riêng của lòng mình.
Đây là cách miêu tả theo lôi đòn bẩy (dùng cái này để nâng cái kia lên) miêu tả Vân trước đến tột đỉnh để tôn vinh sắc đẹp của Kiều.
Câu 4. Bên cạnh vẻ dẹp hình thức tác giả còn nhấn mạnh những vẻ dẹp nào ở Thuỷ Kiều? Những vẻ đẹp ấy cho thấy Thuý Kiều là người như thế nào?
+ Bên cạnh vẻ đẹp hình thức tác giả còn nhấn mạnh vẻ đẹp tài năng và tăm hồn của nàng Kiều.
-Tài năng:	Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Câu thơ có nhiều cách hiểu, Kiều đẹp là thế nhưng so với tài năng thì tài năng của nàng còn vượt trội hơn rất nhiều lần. Có thể hiểu theo cách khác, đẹp như nàng chỉ có một người duy nhất, còn tài năng may ra có người thứ hai. Như vậy cả hai cách hiểu đều thể hiện rằng tài năng của nàng Kiều vào loại hiếm hoi trong thiên hạ. Tài năng ấy được biểu hiện trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật: cầm, kì, thi, họa.
- Tăm hồn:
Mai cốt cách, tuyết tinh thần.
Tâm hồn nàng cao khiết như mai, trong trắng như tuyết. Nàng và Thuý Vân sông êm đềm, đoan trang, hiền thục như những cô gái con nhà nề nếp:
Êm đềm tướng rủ màn che Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
+ Ý nghĩa:
Qua những vẻ đẹp ấy, ta thấy nàng Kiều là người con gái tài sắc vẹn toàn, vẻ đẹp ấy tài năng ấy thật hiếm có trong thiên hạ. Nàng xứng đáng được sông cuộc đời hạnh phúc.
Câu 5. Người ta thường nói sắc đẹp của Thuý Văn và Thuý Kiều là sự dự báo số phận của hai người. Điều đó có đúng không?
Điều đó là hoàn toàn đúng bởi những lí do sau:
+ Vẻ đẹp của Vân Nguyễn Du miêu tả: Mây thua nước tóc, tuyết
nhường màu da. Sự thua và nhường ấy là dấu hiệu của hiền hoà, êm ả nó như đã dự báo được cuộc đời của Vân sẽ yên ổn, hạnh phúc. Còn vẻ đẹp của Thuý Kiều khiến cho hoa phải ghen, liễu phải hờn. Sự hờn ghen ấy là dấu hiệu của sô' phận đầy sóng gió của người con gái tài hoa bạc mệnh.
+ Đây là những chi tiết nghệ thuật đầy dụng ý của Nguyễn Du. Người ta gọi là lối phục bút (trong vẻ đẹp của mỗi người đã thể hiện sô' phận).
Câu 6. Trong hai bức chân dung Thuý Văn và Thuý Kiều, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn? Vì sao?
Trong hai bức chân dung thì bức chân dung về Thuý Kiều được tác giả khắc họa nổi bật hơn. Nguyên nhân:
+ Sô' câu thơ miêu tả về Thuý Vân chỉ có 4 câu, trong khi đó có đến 16 câu miêu tả về Thuý Kiều.
+ Ớ Thuý Vân, tác giả chỉ miêu tả về nhan sắc, còn ở nhân vật Thuý Kiều tác giả miêu tả ở cả ba phương diện nhan sắc, tài năng và tâm hồn.
+ Miêu tả Thuý Vân trước để làm đòn bẩy để miêu tả Thuý Kiều.
+ Thuý Kiều là nhân vật chính của câu chuyện, lẽ dĩ nhiên chân dung về nhân vật chính bao giờ cũng được khắc họa nổi bật hơn.
Tư LIỆU THAM KHẢO
Không chỉ nhan sắc, tài năng của Kiều còn hàm chứa một sự thách thức: Một hai nghiêng nước, nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài dành hoạ hai.
Những từ ngữ đầy tính ước lệ {làn thu thuỷ, nét xuân sơn, nghiêng nước, nghiêng thành) xuất hiện với mật độ cao càng chứng tỏ tài năng của Nguyễn Du trong việc sử dụng ngôn ngữ. Một lần nữa, vẻ đẹp của nàng Kiều lại được khẳng định dù sự khẳng định ấy càng tô đậm thêm sự “bất an” của nhan sắc. Vậy mà sự thách thức của nhan sắc vẫn chưa phải là yếu tố duy nhất, tài năng của Kiều còn là một sự thách thức khác nữa:
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn dứt hồ cầm một trương.
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du không chỉ cho rằng nhan sắc là một cái hoạ tiềm ẩn đốì với người phụ nữ (“hồng nhan bạc mệnh”) mà còn nhiều lần nhấn mạnh: tài năng cũng là một cái hoạ khác:
Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
-Tài tình chi lắm cho trời đất ghen...
Thuý Kiều vừa có tài lại vừa có sắc. Hơn nữa, cả hai yếu tô" đó đều nỗi bật đến mức cây cỏ còn phải ghen tức, oán giận... Có thể nói, qua cách miêu tả, Nguyễn Du đã ngầm báo trước những điều không may sẽ xảy đến với người con gái này. Ilãy nghe tiếng đàn của Kiều, đó không phải là những âm thanh nhàn tản, thảnh thơi:
Khúc nhà tay lựa nền chương
Một thiên “bạc mệnh” lại càng não thân.
Có thể cho là Kiều chỉ vô tình, nhưng bài nhạc mà nàng đã lựa chọn, đã thể hiện nó trong tiếng đàn sầu não kia cho thấy rằng, đó là một người con gái râ't đa sầu, đa cảm. Theo quan niệm từ xa xưa, đây cũng là một yếu tô" tạo nên sô" phận đau khổ của con người. Những sự biến sau này của cuộc đời Kiều (gặp Đạm Tiên, phải bán mình chuộc cha, gặp Thúc Sinh, gặp Từ Hải...) đều chứng tỏ sự miêu tả của Nguyễn Du về Thuý Kiều là hoàn toàn có ngụ ý.
(Đọc hiểu vần bản Ngữ văn 9 - Nguyễn Trọng Hoàn,)