Soạn Văn 9: Lặng lẽ Sa Pa (trích)

  • Lặng lẽ Sa Pa (trích) trang 1
  • Lặng lẽ Sa Pa (trích) trang 2
  • Lặng lẽ Sa Pa (trích) trang 3
  • Lặng lẽ Sa Pa (trích) trang 4
  • Lặng lẽ Sa Pa (trích) trang 5
  • Lặng lẽ Sa Pa (trích) trang 6
  • Lặng lẽ Sa Pa (trích) trang 7
  • Lặng lẽ Sa Pa (trích) trang 8
  • Lặng lẽ Sa Pa (trích) trang 9
BẤI 14
Lặng lẽ Sa Pa
Ôn tập phần Tiếng Việt
Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự (một số bài làm tham khảo)
LẶNG LẺ SA PA
Nguyễn Thành Long
I. KIẾN THỨC Cơ BẢN
về tóc giả: Nguyễn Thành Long (1925 - 1991), quê ở tỉnh Quảng Nam, viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp. Ông là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả. Truyện rút ra từ tập Giữa trong xanh in năm 1972.
về tác phẩm: truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa khắc họa thành công hình ảnh những người lao dộng bỉnh thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó,truyện khẳng định vẻ dẹp của con người và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
• Truyện dã xây dựng được tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.
II. HƯỚNG DẪN ĐỌC - HlỂU VĂN BẢN
Câu 1. Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. Tác phẩm này, theo lời của tác giả, là “một bức chăn dung”. Đó là bức chăn dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của nhăn vật nào?
+ Côt truyện và tình huống:
Cốt truyện-. “Lặng lẽ Sa Pa" có cốt truyện đơn giản kế lại một cuộc gặp gỡ của bôn người bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên trong vòng ba mươi phút giữa cảnh núi rừng lặng lẽ, thơ mộng. Qua cuộc gặp ấy chân dung của anh thanh niên hiện ra khiến người đọc phải suy nghĩ.
Tình huống truyện-, không dữ dội, éo le như truyện ngắn Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, hay đầy thử thách như truyện ngắn Làng của Kim Lân, truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long có tình huống truyện rất giản dị, nhẹ nhàng tựa như cánh cửa dẫn người đọc vào thế giới cồ’ tích.
+ Bức chân dung: tác phẩm là bức chân dung về anh thanh niên - nhân vật chính của câu chuyện. Bức chân dung ấy hiện ra qua cái nhìn và sự suy nghĩ của bác lái xe, ông họa sĩ và cô kĩ SƯ trẻ.
Câu 2. Phăn tích nhân vật anh thanh niên trong truyện.
+ Là người say mê công việc, có tinh thần trách nhiệm cao:
Với niềm say mê nghề nghiệp mãnh liệt anh mới có thể sông một mình trên đỉnh núi cao suốt bốn năm trời, trở thành “người cô độc nhát thế gian”.
Công việc của anh hết sức vất vả “đo mưa, đo nắng, đo chấn động mặt đất”, phải lấy ốp vào lúc một giờ, bô'n giờ sáng xung quanh tối mịt nhưng anh vẫn rất nghiêm túc, đúng giờ.
Hiệu quả làm việc rất cao, anh đã góp phần phát hiện ra đám mây khô giúp không quân ta bắn rơi máy bay Mĩ.
+ Là người có nếp sống khoa học, ngăn nắp: căn phòng làm việc của anh sắp đặt rất gọn gàng đâu vào đấy, đặc biệt là một giá sách và một quyển sách đang đọc dở ở trên bàn chứng tỏ tinh thần học hỏi không ngừng.
+ Là người cò tâm hồn cao đẹp: ở một mình song anh vẫn trồng hoa thược dược, lay ơn đủ màu, vườn hoa ấy tươi đẹp như tâm hồn anh vậy.
+ Là người cởi mở, chu đáo với mọi người: anh tặng hoa cho cô kĩ sư trẻ, tặng trứng cho ông họa sĩ, tặng tam thất cho bác lái xe, hết sức cởi mở và chân thành với mọi người.
+ Là người khiêm tôn, giản dị: anh nói rất ít về mình, để dành thời gian nói chuyện với mọi người, từ chối khi ông họa sĩ có ý định vẽ về anh, anh cho rằng có người khác còn xứng đáng hơn anh.
Câu 3. Phăn tích nhăn vật ông họa sĩ.
Nhân vật này cùng với các nhân vật phụ khác đã góp phần tô đậm hình ảnh người thanh niên trong truyện như thế nào?
Ong họa sĩ là nhân vật phụ của tác phẩm nhưng có ý nghĩa đặc biệt “ông vừa là nhân vật tham gia câu chuyên đấy các sự kiện tình tiết tiến tới, vừa là người kế chuyện”. Dường như chính tác giả Nguyễn Thành Long đã hoá thân vào người nghệ sĩ cao tuổi này (Vũ Dương Quỹ). Ông đã để lại cho người đọc những ấn tượng tốt đẹp:
+ Là người nghệ sĩ giàu kinh nghiệm và tinh tế:
Nhận ra ngay Sa Pa mặc dù mới lên lần đầu và không ai giới thiệu “những rặng đào và những đàn bò lang cố’ có đeo chuông”. Đây là một họa sĩ lão thành (qua lời giới thiệu của bác lái xe).
Sự quan sát tinh tế (căn phòng, vườn hoa và chân dung anh thanh niên đều được miêu tả qua lăng kính của người họa sĩ).
+ Là người say mê nghề nghiệp:
Xông xáo đi thực tế để tìm cảm hứng cho sáng tạo nghệ thuật mặc dù đã tuổi cao, sức yếu, luôn khát khao được công hiến.
Ước mong sáng tác được những tác phẩm nghệ thuật chân chính, cao đẹp “đặt được chính tâm lòng của người họa sĩ vào bức tranh”.
+ Là người có trực giác nhạy bén :
Tình cờ gặp anh thanh niên, ngay lập tức người họa sĩ bắt tay vào sáng tác. Bởi vì với trực giác nhạy bén của một người nghệ sĩ ông nhận ra rằng: “Gặp một con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác”.
Thay đổi quan niệm và những suy nghĩ của ông khi tiếp xúc với anh thanh niên, ông như được thay quả tim mới, được truyền dòng máu mới. Câu 4. Trong truyện ngắn này có sự kết hợp các yếu tô' trữ tình, bình luận với tự sự. Em hãy chỉ ra các chi tiết tạo nên chất trữ tình của tác phẩm và nêu tác dụng của chất trữ tình dó.
Các chi tiết tạo nên chât trữ tình của tác phẩm: đó là những đoạn tả cảnh Sa Pa và giọng văn của tác giả.
+ Tả cảnh:
- Nắng bây giờ dã bắt dầu lan tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chí cao quá dầu, rung tít trong nắng những ngón tay bang bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thính thoang nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống dường cái, luồn cả vào gầm xe.
... Lúc bấy giờ nắng đã mạ bạc cả con đèo, dốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn.
+ Tác dụng: làm cho câu chuyện mượt mà, đậm chất thơ, những đoạn thơ như những tác phẩm hội hoa lung linh, kì ảo.
+ Giọng văn: toát lên trong toàn bộ câu chuyện là một “giọng văn nhẹ nhàng kín đáo mà sâu sắc thắm đẫm chất thơ”. ‘Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long nhẹ nhàng mà sâu sắc, thắm đẫm chất thơ. Nhẹ nhàng, kín đáo như Sa Pa, thành phô' trong sương. Lặng lẽ mà không buồn tẻ, những con người nơi đây đang từng ngày thầm lặng công hiến sức lực của mình, thầm lặng đem lại hương sắc cho cuộc sông”.
(Nguyễn Trọng Hoàn)
Câu 5. Phát biểu chủ dề của truyện.
Qua tác phẩm, nhà văn ngợi ca những con người vô danh thầm lặng đang ngày đêm hết mình lao động xây dựng đất nước.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai nhân vật: anh thanh niên, ông họa sĩ.
Đọc truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long tôi cứ muôn gọi mãi tên tác giả, gọi mãi hương hồn tác giả để thưa với tác giả rằng: phát minh nghệ thuật của ông trong Lặng lẽ Sa Pa như có thần bút cuốn hút tôi đọc mãi mà không chán, nghe giảng mãi mà không thoả lòng, đã thôi thúc tôi làm một cuộc tìm kiếm, óc liên tưởng đã đưa tôi vào cuộc. Tôi như được chứng kiến hoạt cảnh giữa ba.người (ông họa sĩ già, cỡ kĩ sư trẻ và anh thanh niên làm công tác khí tượng) trong ngôi nhà nhỏ ngăn nắp gọn gàng trên đỉnh Yên Sơn. Tôi như nghe rõ tiếng nói âm thanh của từng nhân vật, khứu giác của tôi đón nhận mùi thơm của hoa Hà Nội trên đỉnh núi cao và hương vị chén trà đặc sản của Sa Pa bằng nước mưa trên đỉnh Yên Sơn. Tôi như được ngắm nhìn hình ảnh anh thanh niên cắt hoa và tặng hoa cô kĩ sư trẻ trên đỉnh núi mà quanh năm chỉ có mây mù, vừa hiện thực, vừa lãng mạn.
(Hoàng Trung Hiếu - Văn học và tuổi trẻ')
Tư LIỆU THAM KHẢO
1. Truyện có bôn nhân vật: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư, anh thanh niên. Họ thuộc hai thế hệ - già và trẻ, nghề nghiệp khác nhau nhưng ở họ lại có nhiều điếm rất gần gũi mà trước hết là những nét đẹp trong suy nghĩ, trong thái độ với cuộc sông, với công việc và với những người khác. Những nhân vật ấy (và cả những nhân vật chỉ được nói đến trong lời kể của người thanh niên) đều không được tác giả đặt tên. Điều này hẳn không phải là không có dụng ý của tác giả: Nhà văn muôn thể hiện họ là những con người bình thường, bình dị trong một cuộc gặp bất ngờ trên hành trình của một chuyến xe khách, như là chúng ta có thể gặp những con người như thế ở nhiều nơi trên đất nước. Những nhân vật trong truyện ít nhiều đều có màu sắc lí tưởng, nhưng họ cũng là hình ảnh những con người mang vẻ đẹp của một thời kì lịch sử.
Nhân vật chính của truyện - anh thanh niên - chỉ xuất hiện trong chóc lát nhưng vần là điểm sáng nổi bật nhất của bức tranh mà tác giả tập trung thể hiện. Để chuẩn bị cho sự xuất hiện của anh, tác giả đã qua lời bác lái xe đế giới thiệu về anh: hai mươi bảy tuổi, người cô độc nhất thế gian, một mình trên trạm khí tượng ở đỉnh cao hai ngàn sáu trăm mét, rất “thèm người”... Cách giới thiệu ấy đã gây hứng thú và chuẩn bị tâm thế cho nhân vật ông họa sĩ và cô kĩ sư trước cuộc gặp gỡ. Khi xe dừng, người thanh niên xuất hiện với dáng vẻ nhanh nhẹn, tự nhiên và vóc dáng hơi nhỏ bé dường như không có gì đặc biệt. Sức hút của anh chính là ở thái độ và những suy nghĩ về cuộc sông và công việc của một người bình thường một mình lặng lẽ của thiên nhiên. Cái mà tác giả muôìĩ làm nổi bật ở nhân vật này không phải là những công việc khó khăn đòi hỏi phải có tinh thần trách nhiệm cao, mà là một hoàn cảnh sông và làm việc thật đặc biệt: một mình trên đỉnh núi cao Yên Sơn quanh năm suốt tháng giữa cái lặng lẽ mênh mông của cỏ cây, mây núi. Cái khó khăn, thách thức lớn nhất với anh chính là sự cô độc. Cái gì đã giúp anh vượt qua được hoàn cảnh ấy?
Trước hết, đó là ý thức trách nhiệm và tình yêu đôi với công việc. Công việc của anh là “đo mưa, đo gió, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Anh hiểu rõ công việc thầm lặng của mình là cần thiết và có ích lợi cho mọi người, nó gắn liền anh với mọi người và cuộc sông chung của đất nước. Anh yêu công việc của mình: “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”.
Nét đẹp ở nhân vật này không chỉ là ở cách sống có lí tưởng mà còn ở những suy nghĩ sâu sắc về công việc và cuộc sông. Chẳng hạn, về sự cô độc, anh đã nghĩ: “Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huôhg chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia”. Còn đây là về nỗi “thèm người” - như cách nói của bác lái xe - anh nghĩ: “Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?”. Những nỗi “nhớ người”, với anh, quyết không thế là nỗi nhớ “phồn hoa đô thị”.
Trong cuộc sống lẻ loi của mình, anh còn tìm thấy một nguồn vui, đó là sách, mà anh thấy lúc nào đọc cũng như có người bạn đế trò chuyện.
Chính vì tất cả những điều trên mà cuộc sống của người thanh niên ấy giữa núi cao mây mù không buồn tẻ. Anh tổ chức cuộc sông một mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp và chủ động: trồng hoa, trồng rau, nuôi gà, đọc sách ngoài những giờ làm việc và có mốì giao lưu thân thiết với bác lái xe, những cuộc gặp gỡ với mọi người. Ớ người thanh niên ấy còn có một nét rất đáng mến nữa là sự cỡi mở, chân thành với mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với những người khác. Tình thân của anh với bác lái xe, thái độ ân cần, nhiệt tình, sự săn sóc chu đáo của anh với ông họa sĩ và cô gái mới lần đầu gặp gỡ đã nói lên nét đáng mến ấy ở anh.
Trong truyện, ngoài nhân vật người thanh niên, các nhân vật phụ (bác lái xe, ông họa sĩ già, cô kĩ sư mới ra trường) không chỉ tham gia vào câu chuyện, làm rõ nét hơn cho nhân vật chính mà còn làm phong phú và sâu hơn cho chủ đề của truyện. Trong sô đó, đáng chú ý nhất là nhân vật ông họa sĩ già. Tác giả đã hầu như “nhập” vào cái nhìn và tâm trạng của nhân vật này đế trần thuật, bao gồm cả quan sát, miêu tả và suy ngẫm, bình luận. Qua cái nhìn của ông họa sĩ, chân dung của nhân vật chính như được hiện ra rõ nét hơn, đẹp hơn và khơi gợi những suy ngẫm về cuộc đời, con người và nghệ thuật.
Ngay những phút đầu gặp gỡ với người thanh niên, bàng sự từng trải của một nghệ sĩ, ông xúc động đến bốĩ rối vì đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác. Và với ông, “người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá” với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh và về những điều anh suy nghĩ. Và đúng như người họa sĩ đã nghĩ: “Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác”. Ví như, từ câu chuyện với người thanh niên, ông. họa SI đã suy nghi về nghệ thuật với cả sức mạnh và sự bất lực của nó với cuộc đời, về con người và cả mảnh đất Sa Pa.
Còn với cô kĩ sư trẻ mới ra trường thì cuộc gặp gỡ với anh thanh niên cùng với những điều anh kể đã khiến cô bàng hoàng, “cô hiểu thêm cuộc sông một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh”. Quan trọng hơn nữa, cô hiểu và tin hơn vào con đường mà cô đã lựa chọn.
Như vậy, qua cảm xúc và suy ngẫm của các nhân vật khác, hình ảnh người thanh niên như được soi rọi dưới một ánh sáng trong trẻo và rực rỡ khiến nó như đẹp hơn, ánh lên nhiều sắc màu hơn. Đó là cái thủ pháp mà người xưa gọi là “vẽ mây để nẩy trăng”.
(Nguyễn Văn Long, Phân tích
bình giảng tác phẩm Văn học 9)
Làm một công việc âm thầm, lặng lẽ trên đỉnh núi cao 2600 mét, giữa mênh mông đất trời, sương tuyết, anh thanh niên vẫn yêu đời, đầy trách nhiệm, cần cù, dũng cảm. Không để xảy ra sơ suất nào trong nhiệm vụ đã đành, anh còn biết tự tạo một nền nếp, phong phú, thơ mộng: nuôi gà, trồng hoa, đọc sách. Thỉnh thoảng xuống núi, anh tìm gặp bác lái xe, cùng khách qua đường để thăm hỏi, giúp đỡ, để vơi bớt nỗi cô đơn, nỗi “nhớ người”... Con người ấy đã biết sống một cuộc sông thật đẹp, thật phong phú, một cuộc sông làm chủ mình, giúp ích cho đời. Kể về một lần, nhờ anh góp phần phát hiện một đám mây khô nên không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực, anh đã sung sướng nói với ông họa sĩ: “Từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc”. Ý thức sâu sắc mục đích việc mình làm, say mê làm việc để đạt hiệu quả, thấm thìa niềm vui, tìm được hạnh phúc trong cuộc sông, phong cách sông ây của anh thanh niên khí tượng khiến ông họa sĩ nhủ thầm “người con trai ây đáng yêu thật”. Phải chăng đó chính là những vang âm từ một cách sông? Đôi với ông họa sĩ anh thanh niên không chỉ đáng yêu vì cách sóng mà còn vì những điều anh suy nghĩ. Đó cũng là những âm vang vừa có chiều sâu vừa có sức khơi gợi. Thứ nhất, về quan niệm “người cô độc”, anh nói với ông họa sĩ: “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi... huống chi việc của cháu gắn liền với của bao anh em đồng chí dưới kia”. Rồi tâm sự với cô kĩ SƯ: “Lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà”. Thứ hai, về “nỗi nhớ người”, anh cho rằng: “người thì ai mà chả “thèm”... Mình sinh ra làm gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?”. Thứ ba, về vị trí cuộc sông, về ấn tượng mà nỗi con người tạo ra trong đời, anh luôn luôn cảm thấy mình nhỏ bé, bình thường so với nhiều người khác. So độ cao nơi ở, anh không bằng người bạn “trên đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bôn mươi hai mét”. Tìm một chân dung cho tác phẩm hội họa, anh giới thiệu ông kĩ sư vườn rau, ngày này sang ngày khác rình xem cách ong thụ phấn cho su hào để nâng cao năng suất trồng rau, rồi một người làm công tác nghiên cứu khoa học, mười năm không một ngày xa cơ quan, luôn trong tư thế sẵn sàng đợi sét để lập bản đồ sét, tìm cho ra của chìm dưới lòng đất của Tổ quốc. Thứ tư, về vùng đất anh đang sông và làm việc mà anh thấu hiểu hơn ai hết: “Trong cái lặng im của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. Thế đấy, mỗi suy nghĩ của con người trẻ tuổi ấy đều thấm đẫm tình yêu con người, yêu mến và tự hào về mảnh đất mình đang sóng. Chính những suy nghĩ và tình cảm ấy đã trở thành sức mạnh, thành điếm tựa để anh làm việc, học tập, vươn lên những đỉnh cao trong cuộc sống. Anh biết sông cho một sự nghiệp lớn lao là công cuộc xây dựng đất nước, cũng biết sông cho riêng mình và chia sẻ với mọi người. Vì thế, gặp gỡ, trò chuyện với anh, ông họa sĩ cảm thấy “nhọc quá”, cô kĩ sư nông nghiệp dấy lên trong lòng “một ấn tượng hàm ơn”...
Thực ra, những vang âm của tác phẩm không đợi đến cuộc gặp gỡ giữa ba nhân vật ở phần hai. Nó ngân nga, nhẹ nhàng, ấm áp ngay trong những dòng đầu, khi bác lái xe giới thiệu đã vào đất Sa Pa, khi những nhân vật bắt đầu gặp gỡ, chuyện trò. Họ nói về phong cảnh Sa Pa, về những họa sĩ đã quá cố, rồi về cuộc sống con người ngày nay. Cảnh Sa Pa cứ hiện dần, mỗi lúc một đẹp đẽ mơ màng. Những nhân vật khác cũng được khắc họa rõ nét dần. Cảnh thơ mộng, người mộng mơ. Tất cả, từ bác lái xe, đến bác hành khách, ông họa sĩ, cô kĩ sư dường như trên chuyến xe ấy, mọi người đang tìm một điều gì đó thật giản dị nhưng cũng thật thiêng liêng, những khát vọng, những háo hức... Đọc vàn, có cảm giác lần lần được ngắm những tác phẩm hội họa lung linh kì ảo: “Nắng bắt đầu lên tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bàng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương rơi”. Oi, phong cảnh đẹp biết nhường nào! Còn con người thì như ta đã thấy, mỗi chân dung, mỗi lời nói, ý nghĩa, hành động đều như ngân lên những vang âm ngọt ngào, êm ái. Mỗi chữ, mỗi câu trong tác phẩm có hình khôi, đường nét, màu sắc... đậm đà chất hội họa. Văn xuôi truyện ngắn mà giàu nhịp điệu, âm thanh, êm ái, mang âm hưởng của một bài thơ...
Lặng lẽ Sa Pa - mới đọc lên ngỡ nhà văn nói về một điều gì... im ắng, hắt hiu, lạnh giá. Vậy mà, thật kì diệu, trong cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn vang ngân lên những âm thanh trong sáng, vẫn ánh lên những sắc màu lung linh, lan toả hơi ấm tình người và sự sông. Sự sông những rừng cây, những đoá hoa, những tấm lòng nhân hậu. Chính những vang âm, sắc màu và hơi âm của một vùng lặng lẽ ấy đã khơi gợi trong biết bao lớp người đọc tác phẩm này tình yêu Tố’ quốc, tình yêu con người, những con người đã một thời biết sông đẹp, suy nghĩ đẹp, đế từ đó mà hướng tới, tìm cho mình một vẻ đẹp riêng trong sự sóng, cách sông mỗi người.
(Vũ Dương Quỹ - Bình giảng Văn học lớp 9)