Soạn Văn 9: Đồng chí

  • Đồng chí trang 1
  • Đồng chí trang 2
  • Đồng chí trang 3
  • Đồng chí trang 4
  • Đồng chí trang 5
  • Đồng chí trang 6
  • Đồng chí trang 7
  • Đồng chí trang 8
BÀI 10
Đồng chí
Bài thơ vể tiểu đội xe không kính - Kiểm tra truyện trung đại
Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)
Nghị luận trong văn bản tự sự
ĐỒNG CHÍ Chính Hữu
I. KIẾN THỨC Cơ BẢN
về tác giả: Chính Hữu sinh năm 1926, quê ở Hà Tĩnh. Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ dô và hoạt động trong quăn đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Chính Hữu làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Tập thơ Dầu súng trăng treo là tác phẩm chính của ông. Thơ ông không nhiều nhưng có những bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. Chính Hữu dã dược Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
về tác phẩm: bài thơ Đồng chí dược sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng dội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu - dông 1947) đánh bại cuộc chiến quy mô lớn của giặc
Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Bài thơ Đồng chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp (1946-1954).
Tỉnh đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nén sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng.
Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ bỉnh dị, chân thực, cô dọng, giàu sức biểu cảm.
HƯỚNG DẪN ĐỌC - Hiểu VĂN BẢN
Câu 1. Dòng thứ bảy của bài thơ có gì đặc biệt? Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai như thê nào trước và sau dòng thơ đó?
+ Sự đặc biệt của dòng thơ thứ bảy: chỉ có hai từ, dòng thơ ngắn nhất trong bài thơ, kết thúc bằng dấu chấm cảm. Ý nghĩa là nhấn mạnh sự thiêng liêng của tình đồng chí, giữa những con người cùng chí hướng, cùng lí tưởng.
+ Ý nghĩa của việc triển khai cảm xúc:
6 câu đầu	13 câu sau
Câu 2. Sáu dòng đầu bài thơ đã nói về cơ sở hình thành tình dồng chí của những người lính cách mạng. Cơ sở ấy là gì?
Những cơ sở hình thành tình đồng chí:
+ Sự tương đồng về cảnh ngộ, về giai cấp:
Quê hương anh nước mặn dồng chua.
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Những người lính đều xuất thân từ nông dân, từ những vùng đất, những cảnh đời thiếu thôn cực nhọc vất vả, đói nghèo lam lũ nước mặn dồng chua, đất cày sỏi đá. Những chữ nghĩa “cựa quậy” như cuộc sông thực ùa vào trang thơ để ta hiểu rõ thêm về những cảnh đời lam lũ.
+ Sự tương đồng về chí hướng:
Anh với tôi đôi người xa lạ Tứ phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu.
Anh và tôi mỗi người ở miền quê khác nhau. Khi chưa là đồng chí chúng ta là những người xa lạ, thế nhưng khi tụ họp về đây tất cả trở nên thân quen. Chính lí tưởng yêu nước súng bên súng đầu sát bên đầu làm cho những phương trời xa lạ xích lại gần nhau để cùng bên nhau chung một nhiệm vụ chiến đấu vì Tổ quốc.
+ Sự sát cánh bên nhau trong gian khó:
Đèm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Từ hoàn cảnh “nước mặn đồng chua”, họ rất dễ gần gũi cảm thông cho nhau, cùng đồng cam cộng khổ, chia sẻ với nhau những thiếu thốn của đời sống quân ngũ. Chính điều đó đã làm cho tình đồng chí trở nên thắm thiết. Câu 3. Hãy tìm trong bài thơ những chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, dồng dội làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng. Phăn tích ỷ nghĩa, giá trị của những chi tiết, hình ảnh dó.
Sau dòng thơ đặc biệt chỉ có hai từ, mười ba dòng thơ tiếp theo ào chảy như một minh chứng cho vẻ đẹp thiêng liêng của tình đồng chí.
+ Đồng chí là sự thấu hiểu hoàn cảnh của nhau:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Giaĩi nhà không mặc kệ gió lung lay.
Những câu thơ nói về gia cảnh người này nhưng lại để diễn đạt sâu sắc tình yêu thương của người kia, tình thương lặng lẽ thấm thìa như có gì xót xa (Trích Bích Ba).
+ Đồng chí là sự dứt khoát hiến thân cho lí tưởng: Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay - một sự ngang tàng ngạo nghễ dẫu hoàn cảnh có neo đơn, có khó khăn nhưng người lính cách mạng vẫn biết mình xả thân cho lí tưởng, chính vì vậy họ ra đi để lại biết bao tình thương nỗi nhớ cho quê hương, giếng nước gốc da nhớ người ra lính.
+ Đồng chí là cùng nhau chia sẻ thiếu thôn:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày.
Đoạn thơ không chỉ gợi lên sự khó khăn thiếu thôn về một thời khi quân đội không có quân trang, quân dụng, với chiếc áo rách vai và đội chân không giày nhưng người lính đã xông lên đánh tan quần thù và chông lại căn bệnh sốt rét quái ác, mà còn thể hiện sự gắn bó yêu thương giữa những người đồng chí. Họ đã nương tựa vào nhau, cùng nhau vượt qua gian nan thiếu thôn, tình thương ấy thật thắm thìa, xúc động.
+ Đồng chí là sự lạc quan tin tưởng vào ngày mai tươi sáng: Miệng cười buốt giá Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đáng quý biết bao trong hoàn cảnh nghiệt ngã “buốt giá” như thế trên môi những người lính vẫn nở nụ cười của niềm tin, của niềm lạc quan, gian khổ không làm cho họ thối chí nản lòng. Cái nắm tay kia là sự động viên chia sẻ thầm lặng, sự nhắc nhở nhau hãy trụ vững trong gian khó để cùng chiến đâu cho ngày mai tươi sáng.
Câu 4.
Đêm nay rừng hoang sương muối Dứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.
Những câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu? Hãy phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ ấy.
+ Sự sát cánh cùng nhau chiến đấu-, giữa rừng già hoang vu lạnh lẽo, những người lính vẫn cảm thấy ấm lòng, cảm thấy yên tâm vì có đồng đội sát cánh bên mình, dứng cạnh bên nhau chờ giặc tới.
+ Đầu súng trăng treo-, câu thơ đẹp nhất trong bài thơ gợi lên hình ảnh vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa gần vừa xa, súng tượng trưng cho người chiến sĩ chiến đấu, trăng tượng trưng cho người thi sĩ làm thơ.
Câu 5. Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là “Dồng chí”?
Tác giả đặt tên cho bài thơ vì những lí do sau:
+ Theo phần chú thích của sách giáo khoa: đồng chí người có cùng chí hướng, lí tưởng. Người cùng ở trong một đoàn thể chính trị hay một tổ chức cách mạng thường gọi nhau là đồng chí. Đây là một từ hoàn toàn mới, một mốì quan hệ mới mà trong xã hội thực dân — phong kiến chưa hề có, nó chỉ trở nên thông dụng trong thời kì kháng chiến chông Pháp.
+ Toàn bộ nội dung bài thơ tập trung nổi bật về những vẻ đẹp của tình đồng chí. Có thể nói nhan đề của bài thơ đã thâu tóm linh hồn bài thơ.
Câu 6. Qua bài thơ này, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp?
Qua bài thơ hình ảnh về anh bộ đội kháng chiên chông Pháp hiện lên thật đẹp: đẹp ở sự giản dị đời thường, đẹp ở tinh thần chịu đựng gian khó, đẹp ở thái độ dứt khoát ra đi chiến đấu vì Tổ quốc mà không vướng bận tình riêng, đẹp ở lí tưởng chiêh đâu cao đẹp vì một ngày mai hoà bình cho dân tộc.
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Học thuộc lòng bài thơ
Câu 2. (Xem lại câu 4)
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu đã trở thành quen thuộc với bạn đọc gần nửa thế kỉ và “cũng gần một nửa thế kỉ, từ “đồng chí” trong ngôn ngữ chúng ta là tiếng xưng hô của những người chung lí tưởng cộng sản”. Nói đến bài thơ là nói đến tình đồng chí keo sơn gắn bó của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến gian khổ chống thực dân Pháp. Bài thơ phản ánh vẻ đẹp của tâm hồn con người Việt Nam, những người nông dân hiền lành, bình dị nhất, duới ánh sáng của cách mạng đã “rũ bùn đứng dậy” để lấp lánh một vẻ đẹp mới, vẻ đẹp của anh bộ đội cụ Hồ.
Cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 đã đem lại cho người dân Việt Nam, những người dân Việt Nam, những người nông dân, những người nghèo - biết bao điều lớn lao mới mẻ mà một trong những điều đó là những tình cảm mới, những môi quan hệ mới giữa người và người. Nó không còn bó hẹp trong những quan hệ huyết thông - gia đình, họ tộc... - vốn là những ràng buộc cơ bản, lâu đời trong xã hội Việt Nam. Từ “đồng chí” được khai sinh trong ngôn ngữ chính vào lúc đó. Cùng với bao từ ngữ mới của cuộc Cách mạng, nó đem đến cho người nông dân một ánh sáng mới, dù có thể ngay cả ý nghĩa của nó người ta cũng chưa hiểu hết (như nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân, anh thanh niên trong Đói mắt của Nam Cao). Nhưng bài thơ Đồng chí không bắt dầu từ những mới mẻ lớn lao ấy. Nó mở đầu bằng lời tâm tình của hai người bạn, hai người nông dân cùng vào bộ đội:
Quê anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Từ phương trời chẳng hẹn quen nhau
Những câu thơ mộc mạc tự nhiên, mặn mà như một lời thăm hỏi. Quê quán, nhà cửa... vẫn là những điều “đầu câu chuyện” của người bình dân Việt Nam. Thật dễ cởi mở và thân thiết khi cùng một cảnh ngộ: mỗi người một vùng quê, khác nhau về địa giới nhưng giông nhau cái nghèo. Họ hiểu nhau, thương nhau, tri kỉ với nhau bằng tình tương thân tương ái vôn có từ lâu giữa những người nghèo, người lao động. Nhưng “tự phương trời” họ về đây không phải do cái nghèo xô đẩy, mà để cùng đứng trong một đội ngũ chiến đấu vì đất nước. Trong cái quen thuộc như mình gặp chính mình còn có thêm niềm tự hào chung, niềm gắn bó mới: “Súng bên súng đầu sát bên đầu”. Họ sông bên nhau trong cuộc sông - chiến đấu mới, chia sẻ với nhau những gian khổ vui buồn của cuộc sông - chiến đấu ấy: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ...”. Và từ trong những sẻ chia, gắn bó ấy, hai tiếng “đồng chí” mới vang lên...
Không còn là một từ mới, dù thiêng liêng, đẹp đẽ nhưng vẫn là một khái niệm, một tên gọi từ bên ngoài đem đến: “đồng chí” ở đây bật lên từ đáy lòng, từ tình cảm của những con người gắn bó với nhau trong một tình thương yêu mà đến bây giờ họ mới cùng hiểu hết, tình thương yêu đã được hình thành và thử thách trong gian khó. Hai tiếng “đồng chí”, đến đây, tự nó đủ sức để đứng riêng làm một câu thơ. Có người thắc mắc: nó liền mạch với câu thơ trên để trở thành:
... Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí!
hay là thuộc về những câu thơ dưới để trở thành:
Đồng chí!
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay...
Sự thắc mắc vậy là có cơ sở, bởi “đồng chí ở đây vừa là cao trào của mọi cảm xúc trong sáu câu thơ trước, vừa mở ra những gì chứa đựng ở những câu thơ sau, ở trong cả bài thơ. Vì thế khi đọc nó, phải có một khoảng lặng như nhau ở cả trước và sau nó.
Có người đã phân tích sự gắn bó của tình bạn, tình đồng chí trong bài thơ này một cách khá sâu sắc: “Sức cảm thông, tri kỉ ở đôi bạn này được bắt nguồn từ mọi chi tiết đời sông. Chính Hữu hay sử dụng những cặp câu thơ đối nhau đế’ nói cảnh ngộ chung của cả hai, anh và tôi... Hai vế nhưng là một cảnh ngộ cho nên khi tác gị.ả chi nói một cảnh ngộ, người đọc vẫn có ấn tượng chung cho cả hai. Mấy câu thơ nói về gia cảnh người này hoá ra lại diễn đạt sâu sắc tình thương yêu của người kia, tình thương lặng lẽ ‘.hấm thìa như có gì xót xa:
Ruộng nương anh gửi hạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay...
Nhưng có lẽ đến những dòng thơ này, câu thơ không đơn thuần nói về “gia cảnh, cảnh ngộ” nữa. Nếu chỉ thế, sẽ có một cái gì quẩn quanh, lặp ìại, dù những hình ảnh thật chân thực, cảm động. Chính tác giả của tài liệu vừa dẫn cũng viết tiếp: “Cảnh ngộ ấy còn cho ta thấy vẻ đẹp tinh thần của người lính: sự hi sinh âm thầm cho kháng chiến”. Một cái gì đã nâng lên, đã thay đổi về chất trong tình yêu thương giữa họ. Trong mạch cảm xúc từ đầu bài thơ, giữa hai người bạn, từ sự cảm thông, chia sẻ, thấu hiểu đến lúc bật lên thành hai tiếng “đồng chí”, người chiến sĩ đến đây như đã có một nhận thức mới, một cái nhìn với ánh sáng mới về người bạn của mình, cũng là về chính mình: Họ cùng từ giã quê hương, cùng để lại hậu phương nghèo những gì thân yêu nhát để cùng đến đây, cùng “ra lính”. Cái đã gắn bó họ ở đây thật lớn lao, thật thiêng liêng và vì thế họ thấy càng gắn bó, càng thân thiết yêu thương người bạn cùng lí tưởng của mình. Tình thương ấy thấm thìa xúc động và giúp họ gắn kết, nương tựa vào nhau, cùng nhau vượt mọi gian lao thiếu thôn trong những tháng năm gian khổ nhát của cuộc kháng chiến chống Pháp mà tác phẩm văn học và tư liệu lịch sử còn ghi. Những cơn “ớn lạnh” của sốt rét rừng, những “áo anh rách vai - quần tôi vài mảnh vá - miệng cười buốt giá - chân không giày...”, mỗi chi tiết đều có sức gợi, sức lay động, để rồi: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay...”. Đấy là hình ảnh cao nhất của sự sẻ chia thầm lặng, đấy là sức mạnh giữa những người lính, người đồng đội, là sự thông cảm yêu thương đến tột cùng, là sự xiết chặt lại để cùng đứng vững, cùng trụ lại trong gian khó.
Và họ đã cùng trụ vững. Khi đã hiểu, đã yêu thương, đã kết lại làm một trong mối tình đồng chí mà họ đã cảỉn và hiểu đầy đủ và sâu sắc, những người nông dân “gặp nhau hồi chưa biết chữ - quen nhau từ thuở một hai...” ây đã thực sự hoàn thiện ccẻ đẹp của người chiến sĩ, của anh bộ đội cụ Hồ. Hình ảnh những con người giữa “rừng hoang sương muối” đứng cững tư thế “chờ giặc tới” mà vẫn thấy rất nên thơ, rất thanh thản “treo” trên đầu súng một vành trăng, hình ảnh ấy từ lâu đã trở thành một biểu tượng chiến đấu, một biểu tượng thơ.
Như vậy, nếu chỉ phân tích, diễn giải những chi tiết hình ảnh nói lên tình đồng chí của người chiến sĩ trong bài thơ là chưa đủ. Phải bắt được vào mạch cảm xúc xuyên suốt trong toàn bộ bài thơ: đó là sự lớn lên của tâm hồn người chiến sĩ trong một tình cảm lớn, tình đồng chí. Đó cũng chính là sự lớn lên, sự hoàn thiện vẻ đẹp của con người Việt Nam trong Cách mạng. Đứng về góc độ tác giả, đó cũng chính là sự lớn lên, sự trưởng thành của chính tâm hồn nhà thơ. Người ta còn nhớ những ngày đầu kháng chiến, là một học sinh thành phô' tham gia chiến đâu. Chính Hữu đã viết bài Ngày về với những câu thơ:
... Nhớ buổi ra đi đất trời khói lửa Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng Những chàng trai chưa trắng nợ anh hừng Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm Rách tả tơi rồi đôi hài vạn dặm Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa Tấm lòng son thề mãi đến khi già Phơi gió núi với mưa ngàn cỏ nội...
Trong những hình ảnh cầu kì, xưa cũ của những câu thơ ấy, cũng có một vẻ đẹp của những tâm hồn trẻ trung lãng mạn sẵn sàng hi sinh vì đất nước. Nhưng phải đến khi những con người ấy đã hoà nhập vào nhân dân, trong vẻ đẹp và sức mạnh của người đồng đội, trong cuộc chiến thực sự của dân tộc, một bài thơ như Đồng chí mới có thể ra đời. Và nó trở thành một trong sô' các bài thơ hay nhất về một thời sông và chiến đấu không bao giờ quên được của con người Việt Nam.
(Trịnh Bích Ba - Bình giảng Văn học 9)