Soạn Văn 9: Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự

  • Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự trang 1
  • Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự trang 2
  • Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự trang 3
  • Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự trang 4
  • Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự trang 5
  • Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự trang 6
  • Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự trang 7
  • Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự trang 8
  • Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự trang 9
  • Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự trang 10
  • Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự trang 11
  • Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự trang 12
  • Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự trang 13
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN số 2 - VĂN Tự Tự
(Một sô' bài tham khảo)
Đề 1. Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày em về thăm lại trường cũ. Em hãy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
Buổi chiều hôm đó, cả nhà chúng tôi rộn ràng tiếng nói cười của bé Trâm. Nói chuyện huyên thuyên cả ngày về kết quả kì thi tốt nghiệp Tiểu học mà nó đạt được. Vậy là sắp tới, nó sẽ học ở ngôi trường cấp hai mà cách đây hơn 20 năm tôi đã học ở đó. Tôi sẽ cùng mẹ nó, chị họ của tôi, đưa nó đến trường vào ngày khai giảng. Đây là dịp để tôi trở lại thăm ngôi trường đã hơn 20 nãm xa cách.
Ngày khai trường rồi cũng đến. Bé Trâm xúng xính trong bộ đồng phục, tóc thắt hai bím cùng mẹ và tôi đến trường. Tôi chợt nhớ đến ngày đầu tiên mẹ tôi dẫn tôi đến trường này. Hồi ấy, trên đường đi, tôi đã cố tưởng tượng ra một ngôi trường thật đẹp, thật rộng. Và giờ đây, cũng trên con đường này tôi một lần nữa cô' hình dung trường mình đã thay đổi như thế nào. Lòng tôi nôn nao một cảm giác vừa quen thuộc, vừa lạ lẫm như một đứa trẻ ngày đầu đi học.
Từ xa, chúng tôi đã nghe tiếng nhạc, tiếng trông rộn rã và cả những chùm bóng bay đủ màu sắc chào đón chúng các em học sinh đến trường. Cánh cổng dần dần mở ra trước mắt tôi. Hai bên là hàng rào sơn đen với giá hoa giấy thật vui mắt. Hàng rào đã thay cho bức tường cao màu vàng cũ kĩ ngày trước. Trường tôi giờ đẹp quá, thay đổi nhiều quá, tôi háo hức bước nhanh vào trong. Nhưng bé Trâm ghì chặt tay tôi, có lẽ ngôi trường quá rộng lớn so với suy nghĩ của nó cũng như sự bỡ ngỡ của tôi ngày trước. Chị tôi đang dỗ dành nó hệt như mẹ đã dỗ dành tôi. Tôi cúi xuống động viên nó và bảo đã từng học rất vui ở ngôi trường này và xem ra nó đã vững tin hơn trước.
Chúng tôi rảo bước vào trong sân, nơi mà cách đây vài phút tôi còn cho là mình đã thuộc mọi ngóc ngách. Sân trường giờ là một thảm cỏ xanh um với các lôi đi rải sỏi trắng toả ra nhiều hướng. Tất cả học sinh và phụ huynh đã tập trung trong hội trường để dự lễ chứ không như hồi ấy chúng tôi xếp hàng trong sân. Lượng học sinh cũng đông hơn hồi trước rất nhiều. Tôi bước ra ngoài để đi dạo quanh trường. Mọi thứ đã thay đổi, thời gian thấm thoát đã hơn hai mươi năm rồi còn gì! Nhưng tôi phát hiện một thứ vẫn không hề thay đổi, đó là vườn hoa bán nguyệt với hàng liễu rủ hai bên. Kỉ niệm ngày xưa chợt ùa về. Ớ chiếc ghế đá dưới cành liễu, tôi, Trang và Thuỷ thường ngồi đây uống nước, ăn kem, rồi tám đủ thứ chuyện. Hay những buổi chiều chờ mẹ đến đón, hay những lần bàn tán kết quả thi, chúng tôi cũng đều ngồi đây. Còn nhiều, còn nhiều lắm những kỉ niệm của ba đứa chúng tôi ở vườn hoa này. Tự dưng tôi muôn gặp hai đứa nó quá! Chúng tôi dã không liên lạc với nhau hơn hai nãm rồi,... Đang miên man suy nghĩ, tôi chợt nhận ra căn phòng sáng choang, bàn ghế chật ních là căng-tin. Tôi thích chiếc tủ chất đầy quà vặt ngày xưa hơn. Tôi thích được chen lấn để mua nước, mua kẹo. Tôi thích tự tay mình chọn món này, món kia. Căng-tin của học trò thì phải bắt mắt, phải nhộn nhịp, vội vã mới thú vị, mới vui chứ!
Lúc trước, trường tôi chỉ có khoảng mười lăm phòng học và không có lầu. Vì vậy chúng tôi không phải mang cặp nặng lên cầu thang. Ngày đó tôi rất tự hào về điểm này của trường mình. Còn bây giờ dãy lớp học được xây thêm hai tầng nữa, mong rằng bọn trẻ sau này không phải mang cặp nặng như trước. Các phòng học thật rộng, thoáng, được lắp cửa kính, máy lạnh, ti vi, máy chiếu thật hiện đại. Bàn ghế thì mỗi em học sinh một bộ. Tôi nghĩ, như thế thì cũng hơi buồn nhưng có lẽ các học sinh sẽ tập trung hơn trong giờ học. Đi dọc theo hành lang, tôi nhìn thấy nhiều tủ kính trưng bày sản phẩm của học sinh: từ những bức vẽ, tượng đất sét hay những chiếc ôtô, mặt nạ bằng cac-tông... Những chiếc mặt nạ ngộ nghĩnh làm tôi nhớ đến tiết Mĩ thuật hồi trước. Chúng tôi làm mặt nạ bằng những cái rổ tre, khi làm xong thì dùng dây treo lên khung cửa sổ trong rất vui mắt. Rồi tôi bắt gặp bức tranh vẽ cô giáo trong tà áo dài màu hồng làm tôi chợt nhớ đến cô Mai dạy văn tôi năm đó. Ngày ngày, cô bước lên bục giảng với tà áo dài màu hồng nhã nhặn. Cô đưa chúng tôi đến với những ngọn núi hùng vĩ, đến với cánh đồng lúa vàng óng, truyền cho chúng tôi lòng yêu cái đẹp, cái thiện. Tôi chợt nghĩ đên phòng học của tôi. Nói đến phòng học thì người ta chỉ nghĩ đến căn phòng với bảng đen phấn trắng và bàn ghế. Nhưng không ai viết bên trong nó chứa đựng hàng ngàn chuyện dở khóc dở cười của một “đại gia đình” siêu quậy chúng tôi. Nhiều kỉ niệm mà khi nhớ đến tôi lại phì cười, lòng cảm thấy phấn chấn, vui vẻ hẳn lên. Người ta thường nói “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Hồi đó chúng tôi không đứa nào đồng ý với câu đó, ai nói như vậy là tôi cãi lại ngay vậy mà giờ tôi lại ước được mắng như thế. Thật là buồn cười! Tôi lững thững đi xuống sân. Khoảng sân này trông vắng quá vì cây phượng vĩ xum xuê năm xưa không còn nữa. Tôi còn nhớ những ngày cuôi năm lớp chín, đứa thì thơ thẩn nhặt hoa phượng rơi xếp thành bướm ép vào vở, có đứa còn đánh dấu lên thân cây làm “kỉ niệm”.
Dẫu biết rằng thời gian trôi đi là mãi mãi nhưng tôi vẫn mong một ngày mình được trở lại ngày xưa, làm cô học trò bé nhỏ, ngây thơ, vui khi được điểm mười, buồn khi bị điểm kém. Tôi muôn một lần nữa được học tập và vui chơi dưới mái trường yêu dấu. Áp bàn tay lên cửa kính, lên khoảng tường sơn trắng, một chút bâng khuâng nghẹn ngào dâng trào. Một cảm xúc mà ai cũng từng trải qua khi về thăm trường cũ. Tôi nghe rõ tiếng bạn bè của mình cười nói, tiếng thầy cô giảng bài âm vang, tiếng thước gõ, tiếng chuông reng,... Dẫu cho cảnh vật thay đổi nhưng tôi vẫn tìm thấy một chút gì đó thân quen, một bầu không khí dễ chịu, gần gũi. Tôi hít một hơi thật sâu và bước nhanh tới hội trường. “Tùng... tùng... tùng”, tiếng trống khai trường rền vang. Bé Trâm xếp hàng vào lớp, nó vẫy tay chào tôi. Tôi chợt nhận ra mình đã là người lớn và nơi đây chỉ còn là một kỉ niệm mà trong đó tôi là kỉ niệm của chính mình.
Kỉ niệm dù vui dù buồn cũng in dấu trong lòng mỗi chúng ta không phai. Dù không gặp lại thầy cô, bạn bè ngày hôm đó, dù có chút tiếc nuôi nhưng tôi đã có khoảng không gian để ôn lại kỉ niệm tuổi học trò, những khoảng khắc hồn nhiên, vui tươi nhất đời người. Tôi chợt nhận ra rằng tuổi học trò là kho báu quý giá nhất của mỗi người chúng ta. Văng vẳng bên tai tôi câu hát: “Về lại trường xưa với bao kỉ niệm...”
(Nguyễn Khánh Linh)
Đề 2. Kế lại một giấc mơ, trong đó em gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.
Bài 1.
Ngày mười bôn tháng hai, tức hai mươi bảy Tết, mọi người đều nhộn nhịp đón Tết cổ truyền. Tại một ngôi nhà bình thường, gia đình tôi chuẩn bị kế hoạch ra Bắc.
Thanh Hoá! Thanh Hoá! Thanh Hoá! - Mẹ tôi đang nổi “cơn tam bành”. Cha con mây người thì suốt ngày Thanh Hoá! Tết nhất nghỉ có mấy bữa mà hết đòi đi Sa Pa đến đòi đi vịnh Hạ Long, giờ còn đòi đi Thanh Hoá! Tại sao phải đi Thanh Hoá?
Tôi không trả lời ngay. Tôi nhìn mẹ một lúc:
Con tưởng mẹ cũng muôn thăm mộ bà Hai nên con mới nói. Con cứ nghĩ là mẹ còn nhớ...
Tôi quay đi, dắt theo chiếc xe đạp, chạy thẳng ra bờ sông. Trong khoảng khắc ấy, tự nhiên tôi cảm thấy sợ mẹ. Tôi không dám nhìn vào mắt mẹ. Tôi cũng không biết mình sẽ thấy gì trong đôi mắt ấy. Mẹ không gọi tôi lại. Như vậy có lẽ tốt hơn.
Bờ sông hôm nay, như thường lệ, vắng tanh. Tôi nằm ra bãi cỏ rộng, êm ái quá. Vậy là đã mười năm trôi qua. Mười năm, một quãng thời gian đủ dài cho mọi thay đổi, một quãng thời gian đủ dài để xoa dịu nỗi đau mất mát, một quãng thời gian đủ dài để quên đi một con người, một người hàng xóm đã mãi mãi ra đi.
Bà ơi!... Tôi nấc lên.
Từ khoé mắt, hai hàng nước mắt nóng hổi thi nhau trào ra. Gió thổi từng cơn miên man, hoà quyện với cái lạnh, cái lạnh từ một nơi nào đó trong lòng tôi...
Bé Thanh của bà sao lại nằm đây?
Một giọng nói ấm áp, thân quen từ phía sau vọng lại làm tôi giật mình. Tôi quay phắt người lại. Bà Hai!
Bà mặc một chiếc áo len màu nâu đã cũ. Bà đang dang đôi tay ra, chuẩn bị đón tôi vào lòng.
Bà ơi! - Tôi nức nở sà vào lòng bà.
Ngoan nào, ngoan nào! Bà ôm chặt lấy tôi, cánh tay gầy guộc của bà vòng quanh người tôi, làm tôi nhỏ lại, nhỏ lại như một đứa trẻ nam tuổi. Bé Thanh của bà đã lớn thế này rồi à! Bà không bế cháu được nữa rồi. Giọng bà ấm áp, mềm mại quấn lấy tôi, ấm áp.
Bà ơi, cháu nhớ bà quá, sao đến bây giờ bà mới đến thăm cháu? Cháu nhớ bà lắm.
Bà không nói gì, chỉ nhẹ nhàng vuốt ve tôi. Đôi bàn tay ram ráp của bà lau những giọt nước mắt còn đọng trong mắt tôi. Bà vẫn không thay đổi, vẫn cái dáng gầy gầy, làn da ngăm ngăm, đôi bàn tay to ram ráp của cuộc đời lam lũ.
Trước đây, khi gia đình tôi còn ở trong ngôi nhà quân đội cấp cho ba tôi, bà Hai vẫn luôn chăm sóc tôi cũng như lũ trẻ trong xóm tôi khi ba mẹ đi vắng. Bà thường kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện thần kì của những yêu tinh tinh nghịch, những thiên thần vui tính... ở thế giới thần tiên. Bà luôn dặn chúng tôi phải ngoan ngoãn. Đứa nào cũng yêu thương bà như thể bà là bà ruột của chúng tôi vậy. Nhưng mười năm trước, trong một lần cùng về quê ăn Tết với con cái, bà đã không trở về nữa. Vậy mà bây giờ bà đang ở đây, đang ôm ghì lấy tôi, đang bao bọc tôi bằng hơi ấm của bà. Thật hạnh phúc biết bao!
Nắng vàng trải dài trên thảm cỏ xanh mơn mởn. Nắng vui đùa nhảy múa trên mặt sông lấp lánh, gợn những con sóng dịu dàng uốn lượn mền mại. Tôi buông bà ra, gốì đầu vào lòng bà. Bà vuốt tóc tôi, âu yếm hỏi:
Bé Thanh của bà chuẩn bị ăn Tết tới đâu rồi? Bà ngoại cháu năm nay tám mươi tuổi rồi đúng không? Vậy là Tết này gia đình cháu chắc về mừng thọ bà đúng không? Vậy là sướng rồi nhé.
Tôi ngập ngừng một lúc:
Bây giờ thì cháu có bà ở đây rồi. Bà sẽ ở đây với cháu luôn chứ? Bà sẽ không bỏ cháu lại nữa chứ?
Tôi ngước lên nhìn bà, ánh mắt tinh anh, hiền hậu của bà bỗng thoáng buồn. Bà không nhìn vào mắt tôi, bà hỏi:
Cháu có nhớ hồi còn bé, bà thường kể cho cháu nghe những câu chuyện về các thiên thần đi hàn gắn vết thương của người khác không?
Dạ nhớ. - Tôi lại dúi đầu vào lòng bà, đón chờ những câu chuyện kì diệu của bà.
Thật ra, những thiên thần ấy còn giúp mang những tâm hồn xích lại gần nhau hơn. Nếu cháu yêu thương một ai đó, cháu luôn giữ được người đó trong trái tim và suy nghĩ, những thiên thần ấy sẽ giúp cho cháu gặp người ấy, dù người ấy ở rất xa cháu.
Tôi không nói gì. Những lời nói của bà, bất giác làm tôi nhận ra rằng đây chỉ là một giấc mơ. Tôi đang mơ, mơ về bà. Bà đến trong giấc mơ của tôi, một giấc mơ mong manh. Và khi tôi tỉnh dậy, tất cả sẽ biến mất. Bà sẽ lại ra đi, lại bỏ tôi lại. Tôi sẽ không còn được ôm bà, được bà vuốt ve, được nghe bà kế’ chuyện. Sợ! Tôi sợ phải tỉnh dậy. Tại sao đây chỉ là một giấc mơ? Tôi dụi đầu vào lòng bà, tôi ôm chặt lấy bàn tay bà, nắm chặt cái vạt áo của bà. Dù biết sẽ chẳng có tác dụng gì nhưng tôi vẫn muôn níu chặt bà lại, tôi không muôn bị bỏ lại một lần nữa.
Có lẽ bà hiểu tôi đang nghĩ gì. Bà cũng níu lấy tôi, thật chặt.
Bà kể chuyện cho cháu nghe đi!
Cháu muôn nghe chuyện gì?
Chuyện về các thiên thần mà hồi trước bà vẫn hay kể đó bà. Bà kể cháu nghe tại sao các thiên thần lại có thể luôn mỉm cười đi bà.
Ừ! Cháu biết không...
Và bà bắt đầu đưa tôi đến thế giới kì diệu ấy, thế giới mà chỉ có sự hồn nhiên và hạnh phúc. Tôi nhắm mắt lại, nghĩ về cái thế giới ấy, tay tôi vẫn nắm chặt lấy bà. Ước gì... ước gì tôi được cùng bà sống trong cái thế giới ấy.
Gió se se lạnh băng qua thảm cỏ, nhảy múa trên những ngọn cây xào xạc, du dương. Gió mang cái hương ngai ngái, nồng nồng của cỏ rải khắp không gian.
Dậy rồi à? Con gái con đứa ngủ hay quá ha!
Vậy là bà đã đi rồi, tôi không giữ được bà. Vô vọng!
Valentin không đi chơi với “nường” ra đây chi? Tôi quay sang, thằng bạn đã ngồi đó từ lúc nào
Đi chơi những dịp này ai đi buổi sáng bao giờ. Giờ là lúc coi một con gâ'u mười lăm tuổi bảy tháng có lẽ ngủ giữa bờ sông không biết sợ là gì.
Có bảo vệ mà. Hai nghìn tiền vé của tui chứ ít gì. về chứ? Hay ngồi đây ngắm “nàng” tới? - Tôi đứng dậy, đi về phía bãi giữ xe.
Nếu tình cảm dành cho ai đó đủ mạnh mẽ thì dù đó là người đã khuất, hai tâm hồn vẫn sẽ gặp nhau dù bất cứ chuyện gì xảy ra. Hắn nói.
Nói gì thế?
Không có gì, ngủ gật nói mơ thôi, về nào, tôi còn đi chơi! A, mẹ cậu nói nếu đi sớm một chút sẽ ghé Thanh Hoá rồi mới đi tiếp.
Tôi không trả lời, cùng hắn đi về.
Gió lại tràn ngập không gian. Gió luồn qua từng nhánh cỏ. Gió tìm thấy một sợi len màu nâư cũ mắc trong ấy. Sợi len mềm mại, hiền từ vẫy cười trong gió.
(Nguyễn Thị Quỳnh Mai)
Bài 2
Nó lững thững trên đường về,... Hôm nay là ngày học sau cùng trước khi nghỉ Tết. Lẽ ra phải vui mới đúng, nhưng mà nó thấy trống vắng lắm. Nó nhớ năm ngoái, vào lúc này, nó đang cùng anh Nguyên dạo phô", mua sắm,...
Còn năm nay, chỉ có nó một mình trên phô". Người ta vẫn tấp nập qua lại, tất bật chuẩn bị Tết. Ba mẹ nó cũng thê", bận rộn lắm, chẳng ai để ý nó đâu!
Nó mải miết nghĩ, chẳng biết đang bước đến đâu. Chợt nó nghe tiếng la hét, vỗ tay,... Nó ngước lên... À, ra là nó đi tới nhà thi đấu thể thao Nguyễn Du. Không ngờ nó lại đi tới đây. Từ ngày anh Nguyên đi Mĩ tới giờ nó không còn dám bước vào chỗ này.
Chuyện là, cách đây gần một năm, sau khi ăn Tết, anh Nguyên thi đấu võ thuật tại đây, và trước mắt nó, anh đã ngã xuống vì cái chân đau sau khi chiến thắng. Rồi người ta đưa anh đi, hai ngày sau đó nó mới được gặp anh. Mà chỉ gặp có tí xíu thôi, sau đó ba bảo anh Nguyên phải sang Mĩ để chữa trị. Vậy là một tháng sau, nó tiễn anh ra sân bay, mặc dù anh vẫn cười nhìn nó, mà nó lại im lặng, ngó lơ...
Một năm qua đi, nó nén chặt nỗi nhớ thương anh trong lòng, nó làm quen với cuộc sông không có anh bên cạnh. Cứ ngỡ đã quên... Nhưng hôm nay, nó đến đây, đến cái nơi đã khiến anh phải xa đứa em gái. Nỗi nhớ trong nó dâng trào, nó không thể quay đầu bỏ đi, nhưng nó không dám bước vào hàng ghê" ngồi xem. Bởi vì bên trong kia, người ta đang thi đâ'u cái môn đã từng đưa anh nó đến bục vinh quang, cũng đã đưa anh nó đến với giường bệnh suốt gần một năm nay.
Rồi bỗng nhiên, tai nó như ù đi, nó không tin vào tai mắt mình nữa. Trên ban tổ chức gọi loa rất rõ: “Mời vận động viên Nguyễn Hoàng Minh Nguyên, đơn vị quận Bình Thạnh”. Rõ ràng là gọi anh Nguyên của nó mà. Nó nhìn vào... Từ ngoài, anh Nguyên trong bộ bảo hộ màu xanh tiến vào sân. Không thể nhầm được! Cái dáng đi nhanh nhẹn ấy... cái ánh mắt quyết tâm xoáy vào đốì thủ... và cả cái cách chào của anh... Không sai đâu, đó là anh Nguyên! Nó đứng lặng đi nhìn anh... Rồi trận đấu bắt đầu. Cái máu hăng say trong nó nổi lên bởi nó cũng là một tay đấu khá của môn này mà! Nó bị cuốn theo từng bước tiến, từng đòn đánh của anh. Anh Nguyên dĩ nhiên là chiếm ưu thế rồi. Mới ba mươi giây, anh Nguyên đã tiến lên tung ra những đòn kĩ thuật khó như cầu vồng cao, chẻ, tạt... ghi điểm rất nhiều. Hết hiệp một, cách biệt đôì thủ năm điểm. Vậy là chỉ còn hai điểm thôi anh sẽ thắng. Giờ thì nó tin chân anh Nguyên đã khỏi hẳn. Hiệp hai bắt đầu,... vừa lao vào, anh Nguyên đã bật người tung một cú đá lái rất đẹp. Nhìn từ ngoài vào, ai cũng phải tin rằng đô"i thủ hẳn phải “nô"c - ao” sau đòn đánh này. Nhưng mới quay nửa vòng anh Nguyên chợt đáp xuống đất và đứng lại. Mọi người xôn xao... đôì thủ của anh cũng không hiểu vì sao. Nó nhìn anh và nó cảm thấy lo lắng,... hình như chân anh vẫn còn đau! “Anh Nguyên ơi, dừng lại đi'”, nó thì thầm. Nhưng trước mắt nó là ai chứ? Là anh Nguyên không bao giờ chịu thua! Anh đứng thẳng lên, trở lại thế thủ và tiếp tục xông vào. Ôi không! Anh bị đối thủ đánh kìa... một điểm, hai điểm... rồi năm điểm, sáu điểm... Càng bị đánh anh càng tỏ ra rất lì đòn. Thật may, còi trọng tài vang lên kết thúc hiệp hai. Nó chạy ngay vào chỗ anh ngồi nghĩ. Chỉ có một phút cho nó. Chăm sóc viên đang xịt thuốc, bẻ khớp cho anh. Nó vừa vào, anh đã thấy và đưa tay nắm lây tay nó. Nó biết anh mệt lắm, đau lắm, vậy mà anh vẫn nhìn nó, mỉm cười. Nó thì thầm:
Anh Nguyên đau lắm hả?
Không đau tí nào cả, nhóc à! Anh nhẹ nhàng nói.
Hay là anh Nguyên dừng lại đi! Em sợ giống năm ngoái...
Bậy nè! Anh nhóc vô địch cho nhóc xem nghen! Đưa khẽ ngón tay lên môi nó, anh nói bằng giọng rất quyết tâm. - Có nhóc cổ vũ như thế này, anh nhất định thắng mà! Thắng rồi anh về với nhóc, với ba mẹ, anh không sang Mĩ nữa! ơ đấy không bằng một góc nhà mình.
Nói rồi anh buông tay nó ra và đi vào sân. Nó nhìn theo anh, vừa mừng vì anh sắp về với nó, lại vừa lo lắng cho anh trong hiệp đấu cuối. Nó cứ tin, nó tin anh nó sẽ chiến thắng. Dù thế nào, nó cũng cổ vũ cho anh Nguyên hết mình mà! Nhưng nó sợ, sợ lắm! Một năm trước đây, nó cũng cổ vũ cho anh, anh cũng chiến thắng, nhưng sau đó anh đã đi xa nó rất lâu!
Nó hồi hộp theo dõi hiệp đấu. Anh Nguyên xem ra rất cẩn trọng do đối thủ đã biết rõ điểm yếu của anh. Anh nhanh nhẹn né đòn ở vòng ngoài đối thủ và tìm cơ hội phản công. Đôi với nó lúc này, nó không cần anh chiến thắng nữa, nó chỉ cần anh khoẻ mạnh trở về với nó. Chỉ còn ba mươi giây, anh Nguyên vẫn chưa gỡ được điểm số. Tưởng như anh đã thua, không ngờ bất thình lình, một tiếng hét của anh vang lên rất to, rồi nhanh như chớp, một đòn đá lái đưa gót chân vào ngang đầu đối thủ và đối thủ của anh ngã xuống trong tiếng reo hò của mọi người. Nó vui lắm, anh Nguyên thắng rồi! Nó chạy đến bên anh. Từ xa, anh Nguyên nhìn nó cười, cười thật tươi. Anh vẫn không sao cả, như vậy anh sẽ về với nó, đây mới là điều vui nhát! Nó không còn nghĩ gì nữa, anh đang dang tay đón nó! Xung quanh nó lúc này im lặng lắm. Không khán giả, không trọng tài, không tiếng reo hò, không tiếng loa gọi tên,... chỉ có tiếng thở của anh Nguyên và tiếng chân của nó. Nhưng lạ thật, nó càng chạy đến, anh Nguyên hình như lại càng xa, xa nó lắm,... anh vẫn đấy mà nó chạy mãi không tới. Rồi bỗng nó vấp phải một cái gì đó rồi ngã xuống. Chỉ kịp nghe tiếng anh la “Có sao không nhóc” thì nó bỗng thấy mọi thứ biến mât, anh Nguyên cũng biến mất. Trước mắt nó là chiếc ti vi, nó đang nằm trên ghế. Thì ra là một giấc mơ hạnh phúc. Nó ước gì nó có thể mơ mãi cả ngày,... và nó ước gì giấc mơ ấy sớm thành hiện thực.
Câu chuyện giác mơ kia là một giác mơ thật, người anh ấy chính là anh Nguyên của tôi. Dù bạn có hiểu lòng tôi hay không, dù bạn có tin câu chuyện của tôi hay không, tôi chỉ muôn nói rằng trong cuộc sông có những điều mình ngỡ rằng đã quên nhưng thực sự vẫn nhớ mãi. Có khi chỉ một câu nói hay, một giâ'c mơ cũng đủ đánh thức con tim ta. Cũng như quả chuông vậy, khi để yên thì trầm tư, sâu lắng, khi đánh vào lại vang lên những thanh âm ngân vang.
(Nguyễn Thái Đoan Nghi)
Dề 3. Đã có lần em cùng bố, mẹ (hoặc anh, chị) thăm mộ người thân trong ngày lễ, tết. Hãy viết bài văn kể về buổi đi thăm đáng nhớ đó.
Bài 1.
Xuân đã về. Tiết xuân bao trùm cả đất trời. Nắng xuân nhẹ dịu trải trên đất, vương lên cành cây kẻ lá, rồi lắc rắc trên tay và mặt người. Có lẽ vì thế mà vào buổi chiều ba mươi Tết thế này, tại nghĩa trang, có thể là nơi cuối cùng còn lưu tiết lạnh của mùa đông, con người tự nhiên thấy' ấm áp hẳn lên. Cũng có thể thứ mang lại cho người ta cái hơi ấm nóng kì diệu ấy không phải là thứ gì khác mà chính là hai chữ sum họp. Và tôi cũng như vậy.
Nhắc tới chữ “sum họp”, chắc hẳn có hàng trăm, hàng vạn người nghĩ đến cảnh gặp gỡ đầy xúc động giữa mọi ngừơi sau thời gian dài xa cách. “Sum họp” của tôi cũng vậy. Nó chỉ đặc biệt ở mỗi chuyện là giữa người đang sôhg và người đã mất. Sẽ có những người cho là tôi bất thường khi dùng từ “sum họp” giữa hai người mà ta thường nói là ở hai thế giới khác nhau. Nhưng thực sự chỉ có những người ở đây, ngay lúc này mới có thể hiểu hết cảm giác hạnh phúc, xen lẫn trong đó là một chút xót xa, ngậm ngùi, mà nếu không nén lại, người ta có thế’ bật khóc bất kì lúc nào. Đó chính là cảm giác được gặp lại người thân đã quá cố, cảm giác tưởng như gần ngay trước mắt nhưng thực chất lại rất xa, không thể nào kéo về được. Tất cả đều là những cảm giác lâng lâng trong người của những kẻ “tha hương” - như tôi đây. Khi mình gặp những người mà mãi sau chúng ta sẽ chẳng bao giờ gặp lại nữa. Chẳng bao giờ! Bây giờ là chiều ba mươi Tết và tôi đang thăm mộ ông ngoại.
Tôi - kẻ “tha hương cầu thực”, có thể lắm chứ - đang đi vào nghĩa trang, mà nói thật tôi chưa bao giờ đặt chân tới và cũng không bao giờ
nghĩ đến việc mình sẽ tới đây. Dù điều đó chỉ là chuyện sớm muộn. Nói là xuân, chứ cái tiết trời lúc ấy cũng “lạnh, rét buốt”. Không nhầm rồi, trời chỉ hơi lạnh thôi, chỉ có tim tôi mới rét buốt. Nhưng thực ra, trong nghĩa trang chẳng lạnh chút nào cả, theo đúng nghĩa. Có lẽ nhờ những làn khói bốc ra từ mấy bó nhang đang nghi ngút cháy hay vì những bãi đốt giấy tiền, vàng bạc, hay tại tự tấp nập, nhộn nhịp của con người. Người thì ra, người thì vào, kẻ đốt nhang, kẻ đốt giấy tiền, vàng bạc. Không khí tại nghĩa trang lúc này cũng thật ấm cúng. Tôi rảo bước nhẹ nhàng qua từng ngôi mộ, từng dòng hiện ra trước mắt, nào là người chết trẻ, kẻ sông thọ. Những ngôi mộ thì cũng chả cái nào giông cái nào. Cái thì khang trang, cái thì cũ kĩ, cái thì sạch sẽ nhưng cũng có những cái như đã bị bỏ hoang từ lâu. Lướt qua dãy mộ mà tưởng như có cả thước phim dài về những cảnh đời của những con người tôi chưa một lần quên biết chạy qua, cho tôi những suy nghĩ, cảm xúc lẫn lộn, khó tả. Bước qua một ngôi mộ còn mới, chắc là mới chôn cất. Xung quanh nắm đất nổi lên đó, phủ đầy những vòng hoa tưởng niệm “chia buồn cùng gia quyến”, cắm lên đó là đầy nhang mới dot, toả khói hương nghi ngút. Bên cạnh, một người phụ nữ đầu đội khăn tang, ngồi lặng thinh, cúi gầm mặt xuống, nấc lên từng tiếng nghe nghẹn ngào. Tự nhiên mắt tôi cay xè. Có lẽ là do khói. Nhưng có thể một lí do xa xôi nào đó, mà bản thân tôi cũng không hiểu được. Lòng tôi có một chút gì đó nặng trĩu, khó tả. Tôi bước nhanh qua, thật nhanh.
Theo sự chỉ dẫn, tôi đã tìm được đến mộ ông ngoại. Một ngôi mộ mới xây khá đẹp, xung quanh là những viên gạch men màu hồng đen, sáng loáng. Bên trong là chiếc lư bằng đá và tấm bia làm bằng đá mài in tên ông ngoại. Nhìn đến đó cổ’ tôi nghẹn đắng lại. Cả thân mình như cố’ dùng một sức mạnh vô hình, ghì lại một cái gì đó đang tuôn ra. Phía trên dòng chữ là một bức ảnh ông ngoại mà nếu tôi nhớ không nhầm chính là hình của ngoại chụp trong đám cưới của cậu tôi. Giờ nó đang được gắn trên mộ. Trong hình, ngoại đang cười. Đổì với tôi, đó là một nụ cười dịu hiền và quý giá biết nhường nào bởi một điều sẽ chẳng bao giờ tôi được thấy nụ cười ấy, nghe được tiếng cười ấy một lần nữa. Không bao giờ! Đời là thế, con người luôn không biết quý những gì mình đang có, chỉ khi mất đi họ mới thấy hết giá trị của những điều đó. Câu đó thật quen. Có lẽ là tôi đã nghe, đã nghiền ngầm, đã nếm trải không biết bao nhiêu lần rồi. Vậy mà giờ đây sự tiếc nuôi đang ngập tràn trong tôi. Nếu như khi ấy tôi không quyết định đi học xa, có lẽ tôi đã được ở bên ngoại lâu hơn, ít ra thì cũng được ở bên ngoại khi ngoại trút hơi thở cuổì cùng. Để rồi giờ đây không
mang trong lòng cảm giác một đứa cháu bất hiếu vì cái lợi danh mà ngay cả lần cuôì cùng ở bên ông cũng sẵn sàng đánh đổi.
Thuở nhỏ, người thương tôi nhát nhà có lẽ là ông ngoại. Ông cho tôi ăn, chở tôi đi học, chơi với tôi những lúc ba mẹ đi vắng, mua cho tôi những hộp bút chì màu,... Ông là người chia sẽ, tâm sự với tôi khi tôi gặp những vướng mắc, khó khăn. Ông luôn là người giúp đỡ tôi mỗi khi tôi gục ngã, cho tôi sức mạnh để vươn lên, đề sống tốt đẹp hơn. Vậy mà, kể từ khi ông mất, đây là lần đầu tiên tôi đến thăm mộ ông. Mọi người thì cho đó là do hoàn cảnh đưa đẩy. Nhưng tự sâu trong đáy lòng của tôi, tôi chẳng muôn đỗ lỗi cho hoàn cảnh của bản thân. Tại sao lại phải đổ lỗi cho hoàn cảnh chứ, trong khi mọi việc đều do mình lựa chọn và quyết định. Tại sao tôi lại lựa chọn đi học xa trong khi tôi hoàn toàn có thể ở lại một năm để ở bên ông những ngày cuối đời. Tất cả đều do bản thân tôi, một đứa cháu bất hiếu. Nào có khó khăn gì đâu để từ bỏ một năm học bên xứ người để đổi lấy những ngày quý giá bên ông. Vậy mà tôi đã không làm như vậy, để rồi giờ đây đứng trước ngôi mộ của người ông đã quá cố bao nhiêu hốì hận, cảm giác tội lỗi vây kín trong tim tôi rồi bung ra quấn toàn thân tôi. Tôi đứng đó lặng đi thật lâu, thật lâu.
Nắng chiều đã tắt, người cũng dần thưa thớt. Bó nhang trên mộ ông đã cháy được phân nửa, toả làn khói nóng bay vút lên trời. Xa xa, những làn khói trắng tan lơ mơ vào không khí. Tự nhiên tôi nghiệm ra một điều “nhang là sự chuộc lỗi vô vọng của những người còn sông đổì với người đã mất”. Chẳng biết nó đúng không, nhưng đốì với tôi nó đang thực sự là như vậy. “Vô vọng”, đúng vậy, thật vô vọng! Sẽ chẳng bao giờ làm được những điều đã qua. Tự nhiên tôi ước có được cỗ máy thời gian như trong những bộ phim viễn tưởng. Máy thời gian là tưởng tượng những ước mơ thời gian trở lại thì chẳng bao giờ là ảo ảnh cả. Đó là ước mơ không chỉ của riêng tôi mà là của rất nhiều người trên thế gian, những người đã từng lầm lỡ một điều gì đó trong quá khứ. Ngồi bên mộ ông, bất giác tôi cúi tháp người xuống ôm lấy ngôi mộ như ôm lấy người ông đã quá cố của mình. Hơi ấm phả ra từ đất hệt như hơi ấm trong lòng ông. Tôi ngồi như vậy rất lâu.
Đâu đó chợt cất lên tiếng hát:
Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi,
Để rồi đây tôi trở về là cát bụi.
Bài hát tôi đã nghe rất nhiều lần nhưng có lẽ lần này là lần hay nhất. Một giọng nói trong tôi cất lên: “Bây giờ thì con không muôn đi nữa đâu, ngoại ơi!”
(Trương Châu Thi)
Bài 2.
Vậy là một năm nữa lại trôi qua. Trong những ngày cuối năm với tiết trời se lạnh này ai ai cũng tự mình nhìn lại những gì trong suốt một năm qua mình đã và chưa làm được. Tôi cũng không ngoại lệ, trước mặt tôi lúc này là sổ liên lạc với dòng chữ to tướng “Xếp loại học lực: KHÁ”. Đây là / lần đầu tiên tôi bị học lực khá, lần đầu tiên người ta không thấy tôi tung tăng cầm sổ liên lạc khoe khắp xóm hay nói cách khác lần đầu tiên một năm của tôi là thát bại. Nói như vậy không quá bởi tôi đã thất hứa với
vong linh của ông, một người mà tôi rất đỗi tự hào.
Mùa hè vừa rồi là mùa hè thành công của tôi khi tôi đậu vào một trường chuyên có tiếng của thành phố’. Ba tôi quyết định thưởng cho tôi một chuyến đi thăm mộ ông nội tại Côn Đảo. Từ nhỏ, tôi lớn lên cùng với những câu chuyện lịch sử của ba. Trong đó hiện ra ông nội, một chiến sĩ quả cảm, luôn tiến lên phía trước và đã không khuất phục trước đòn tra tấn nào kẻ thù xâm lược nên trong tôi ông nội là một bức tượng đài về tất cả mọi thứ tốt đẹp. Và hiển nhiên, thăm thần tượng của mình là điều mà ai cũng ước mơ, đặc biệt khi người ấy đã nằm xuống.
Cuộc hành trình của chúng tôi gồm hai giai đoạn: đường bộ và đường thuỷ nên tôi có dịp thưởng thức phong cảnh non nước hữu tình mà tôi chỉ được biết qua một màn hình 21 inch, những hàng dừa xanh đua nhau khoe trái bên dòng sông mênh mông hay hòn cù lao một mình giữa dòng, đến cảnh biển bao la, xanh ngắt một màu. Gió biển thổi vào người lồng lộng xua tan đi cái nóng trên đất liền. Côn Đảo hiện ra trước mắt tôi kì vĩ lắm (hay trước đó tôi đã nghe về nó nên tưởng tượng vậy cũng nên). Nó khác xa với những gì tôi nghĩ, ở bãi biển có rất nhiều thuyền bè tấp nập ra vào, cuộc sông không một chút ảm đạm như cái quá khứ một thời của nó. Có lẽ đau thương đã qua và mọi người đang bắt đầu cuộc sông mới tốt đẹp hơn.
Đi bộ lên một đoạn dốc gồ ghề với rất nhiều đá, chúng tôi mới đến được mộ của ông nội. Mộ của ông không đắp bằng xi măng mà là những hòn đá rất to chồng lên trên, chắc là có một ý nghĩa nào đó, đó là sự ngưỡng mộ dành cho ông và các đồng đội? Tôi thấy vai ba tôi khẽ rung lên, hình như ông đang nén tiếng khóc trước mặt con người mà ông chỉ có mười năm được gọi một tiếng “cha”. Ba tôi đến đây hai ba năm một lần nên khóc là điều dễ hiểu, nhưng tại sao tôi lại sụt sịt ở mũi thế này. Dù là thần tượng của tôi, nhưng người nằm dưới những lớp đất đá kia chưa từng ôm tôi một lần, tôi cũng chưa biết khuôn mặt ông nói gì đến chuyện đòi quà. Chắc tại bởi trong người tôi đang chảy dòng máu của ông và trong lòng tôi là sự tự hào về ông và trong tim tôi là nỗi đau khi thấy ngôi mộ trơ trọi của ông. Ba và tôi đứng lặng giờ lâu, không ai nói một
tiếng nào cả, chúng tôi cùng tiến lại mộ, ngồi xuống nhổ từng ngọn cỏ không biết tự khi nào đã mọc trên những khe hở của các tảng đá. Gió biển cứ ùa vào buốt cả người.
Sau khi thăm mộ ông, chúng tôi đi thăm lại nhà tù Côn Đảo. Từ xa là một trường bắn gần bờ biển, ở đây có những cột gỗ vững chắc dựng lên giữa bãi cát trắng, đúng là hai trường phái nghệ thuật đôi lập. Thiên nhiên hữu tình và con người vô tình. Bao nhiêu chiến sĩ đã hi sinh, gục đầu trên những cột gỗ ấy nhưng giây phút cuối cùng vẫn hô vang hai tiếng Việt Nam. Cái chết không làm cho họ sợ. Trước hình ảnh đầu súng kẻ thù-chĩa vào người lúc không thể kháng cự, trước âm thanh rợn người, của tiếng đạn bay và cả tiếng máu phun ra từ chính mình. Tất cả những thứ đó đã không bằng tiếng gọi của nhân dân, của lòng người.
Nhà tù Côn Đảo hiện ra với một sự ảm đạm khác xa cuộc sông chung quanh nó, và cũng khác xa ngôi mộ tuy trơ trọi nhưng ấm cúng của ông tôi. Từng cánh cửa được mở ra, với thứ âm thanh xé tan sự yên tĩnh, ánh sáng mới được truyền vào căn phòng chật hẹp, u tối, lạnh lẽo, phía trên là những ô sắt. Các chiến sĩ ta đã trải qua một nhà tù có lẽ là dã man nhất. Mùa nóng bọn Mĩ nhót cả mười mấy người vào căn phòng vài mét vuông để cho “tự sinh, tự diệt”. Tôi cảm thấy thật nóng khi các hướng dẫn viên kể về điều đó, mà các anh lúc đó còn nóng nực hơn cả tôi. Thế còn may, vào mùa lạnh mỗi phòng chỉ có lẻ loi một người đối mặt với cái lạnh thấu tận xương tuỷ. ơ đây bọn chúng đã thực hiện không biết bao là trò tra tân dã man, những hình phạt ghê gớm đốì với những người tù ở đây. Bởi vậy mà đến giờ, những người trở về từ nhà tù Côn Đảo đều mang trong mình một căn bệnh do hậu quả của sự đàn áp đó.
Thế nhưng cũng chính tại đây, tinh thần đoàn kết đã được thể hiện, lòng yêu nước, căm thù giặc nhân lên gâp bội và hơn cả những gian nan- giúp ta thêm nghị lực vượt qua thử thách.
Trước khi ra về tôi lại ghé thăm ông, sau một cuộc hành trình sao tôi thấy mình bé nhỏ quá. Những gì tôi làm được còn kém xa những gì ông và đồng đội của ông đã trải qua. Tôi đã hiểu thêm về mảnh đất này, về dân tộc mình và hơn hết là dòng máu của mình, một dòng máu anh hùng.
Tôi đã hứa rằng sẽ cố gắng nhiều, nhiều hơn nữa để xứng đáng với ông, với cả một lớp cha anh. Tôi quay lưng ra về mà lòng nhẹ lại, dường như gió mát hơn và sóng biển êm hơn...
Thế mà giờ đây, tôi đã thất hứa, có lẽ ông đang thất vọng về tôi lắm, về đứa cháu đã không như ông, giữ trọn lời thề với Tổ quốc. Nhưng ông ơi, cháu sẽ lại cô' gắng, cháu sẽ làm được. Lòng miên man tôi nhìn ra cửa sổ, một nụ mai bắt đầu điểm vàng, lạ thật ba định đốn nó vì năm rồi nó không nở hoa.
(Phan Huy Sang)